Quyền và lợi ích về tiền lương

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 46 - 48)

2.1. Thực trạng quy định về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao

2.1.2. Quyền và lợi ích về tiền lương

Tiền lương là một chế định của luật lao động. Pháp luật lao động hiện hành nước ta thừa nhận quyền tự do thỏa thuận về tiền lương (không trái luật) của NLĐ và NSDLĐ. Khoản 1 Điều 90 BLLĐ năm 2019 quy định: “Tiền lương là số tiền mà

NSDLĐ trả cho NLĐ theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác”. Định

nghĩa tiền lương của BLLĐ bao quát tiền lương với các bộ phận cấu thành cơ bản, bao gồm: Lương cơ bản (lương chính), phụ cấp lương và tiền thưởng. Nhà nước cũng quy định mức lương tối thiểu làm căn cứ để xác định mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức này đồng thời đảm bảo khơng có sự phân biệt khi trả tiền lương mà cùng một khối lượng công việc như nhau phải được trả lương như nhau. Quyền và lợi ích về tiền lương của NLĐ trong mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đảm bảo hai yêu cầu:

Cùng với việc BLLĐ năm 2019 có hiệu lực, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 26/3/2021 về việc thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia theo quy định tại khoản 2 Điều 92 của BLLĐ và thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định tại Điều 49, Điều 50 và Điều 53 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Theo đó, Hội đồng tiền lương quốc gia có nhiệm vụ tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với NLĐ, điều chỉnh tiền lương tối thiểu cho bốn vùng khác nhau trên cả nước. Việc thiết kế tiền lương tối thiểu chặt chẽ đem lại sự bảo vệ hiệu quả cho NLĐ khỏi việc bị trả lương quá thấp mà không tạo ra tác động tiêu cực đối với việc làm.

Với những NLĐ được tiếp nhận từ doanh nghiệp bị mua lại, sáp nhập, điều kiện để họ được nhận thu nhập tương đương như trước khi thực hiện mua lại, sáp nhập cần được đảm bảo. Là một trong những yếu tố cốt lõi của quan hệ lao động, tiền lương được Nhà nước quan tâm điều chỉnh chi tiết bởi BLLĐ và các văn bản hướng dẫn thi hành. BLLĐ để quy định các vấn đề liên quan tới tiền lương như mức lương tối thiểu; xây dựng thang lương; xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động; nguyên tắc trả lương;... làm căn cứ xây dựng HĐLĐ, thỏa ước lao động tập thể từ đó khuyến khích doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tạo các điều kiện tốt hơn về tiền lương cho NLĐ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Thứ hai, đảm bảo quyền được trả lương tương xứng với giá trị sức lao động của NLĐ.

NSDLĐ có trách nhiệm thanh tốn lương đúng hạn và đầy đủ cho NLĐ. Đây là nguyên tắc cơ bản trong trả lương cho NLĐ, NLĐ có quyền tự quyết định đối với tiền lương của mình, khơng ai có quyền ép buộc NLĐ sử dụng tiền lương của mình cho mục đích riêng như mua sản phẩm của cơng ty, đóng góp các quỹ bắt buộc,… Tính đầy đủ trong thanh tốn tiền lương cịn thể hiện ở việc NLĐ được thanh tốn cho thời gian làm ngồi giờ, làm thêm theo hệ số riêng. Một vai trò quan trọng khác của tiền lương chính là căn cứ để tính mức đóng BHXH, chi trả trợ cấp thơi việc, mất việc. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc đối với NLĐ bị cho thơi việc và tính trợ cấp thôi việc đối với NLĐ tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp sau giai đoạn mua bán, sáp nhập là giống nhau, đó là tiền lương bình qn của 06 tháng liền kề theo HĐLĐ

trước khi NLĐ thôi việc, mất việc làm. Nếu NLĐ làm việc cho NSDLĐ theo nhiều hợp đồng kế tiếp nhau thì căn cứ tính là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo HĐLĐ trước HĐLĐ cuối cùng.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)