Quyền và lợi ích về tự do liên kết và thương lượng tập thể

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 51 - 54)

2.1. Thực trạng quy định về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao

2.1.4. Quyền và lợi ích về tự do liên kết và thương lượng tập thể

Quyền tự do liên kết và thương lượng tập thể là nhóm quyền về kinh tế, xã hội, văn hóa được quy định từ lâu tại các văn bản pháp lý quốc tế. Tại Việt Nam, nhóm quyền này đã được ghi nhận tại văn bản pháp luật trong nước tuy nhiên chưa thật đầy đủ theo tinh thần của Công ước quốc tế, cho đến khi BLLĐ năm 2019 ra đời, tạo căn cứ pháp lý để NLĐ được hưởng các quyền trên thực tế, bao gồm: Quyền tự do liên kết và quyền thương lượng tập thể.

a. Quyền và lợi ích về tự do liên kết

Việc ghi nhận sự tự do lựa chọn tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở nhằm bảo vệ tốt hơn nữa quyền và lợi ích của NLĐ tại đơn vị sử dụng lao động, góp phần thúc đẩy quan hệ lao động phát triển lành mạnh. Bên cạnh đó, quy định này cịn phù hợp các Công ước quốc tế và các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã phê chuẩn như: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1988, Cơng ước số 98 của ILO, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (chương 19), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) (chương 13),… Điểm c khoản 1 Điều 5 BLLĐ năm 2019 quy định về các quyền và nghĩa vụ của NLĐ nêu rõ NLĐ có quyền: “Thành lập, gia nhập, hoạt động

trong tổ chức đại diện NLĐ, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật…”. So với BLLĐ trước đó, BLLĐ năm 2019 đã đưa định nghĩa “Tổ chức

đại diện NLĐ tại cơ sở” vào tại điều luật cụ thể (khoản 3, Điều 3), tạo căn cứ xác định quyền và lợi ích của NLĐ trong tự do liên kết hay tự do hiệp hội. Theo đó, tại các doanh nghiệp, NLĐ khơng chỉ có cơng đồn là tổ chức đại diện duy nhất mà có thể thành lập và gia nhập một tổ chức khác. Hiện nay, tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở bao gồm cơng đồn cơ sở và tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp.

Cơng đồn là tổ chức đại diện NLĐ lâu đời và lớn mạnh nhất tại Việt Nam, là một tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp cơng nhân và của NLĐ có chức năng nhiệm vụ được ghi nhận tại Hiến pháp (Điều 10). Trước khi BLLĐ năm 2019 ra đời, đây vẫn là tổ chức đại diện NLĐ duy nhất được cơng nhận. Cơng đồn cơ sở thuộc hệ thống tổ chức Cơng đồn Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo quy định tại Luật Cơng đồn năm 2012. Theo đó, Cơng đồn được tổ chức theo các cấp thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hoạt động theo Điều lệ Cơng đồn. Các cán bộ Cơng đoàn chuyên trách được bổ nhiệm và có tiêu chuẩn riêng.

Thứ hai, tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp

Ngồi Cơng đồn cơ sở, tại doanh nghiệp, NLĐ có thể thành lập và gia nhập tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp, điều này phù hợp với các cam kết của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTA) mà Việt Nam đã ký kết. Tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ gần như tương tự với tổ chức cơng đồn như tham gia xây dựng quan hệ lao động (Điều 7), tham gia vào quy chế đánh giá mức độ hành thành công việc của NLĐ (Điều 36), đóng góp ý kiến vào phương án sử dụng lao động (Điều 44), đối thoại tại nơi làm việc (Điều 63), tham gia TLTT (Điều 65), tham gia ý kiến vào việc xây dựng thang lương, bảng lương (Điều 93), tham gia vào việc xử lý kỷ luật lao động (Điều 122),… Hiện chưa có văn bản riêng quy định đối với tổ chức của NLĐ tại doanh nghiệp mà các quy định liên quan đến tổ chức này được ghi nhận tại BLLĐ.

Đối với NLĐ chịu ảnh hưởng của hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp của họ chấm dứt sự tồn tại thì họ có quyền gia nhập tổ chức đại diện NLĐ tại doanh nghiệp mới, trường hợp doanh nghiệp bị sáp nhập, các tổ chức đại diện NLĐ cũng có thể được sáp nhập, liên kết thành một tổ chức hoặc những NLĐ tại doanh nghiệp bị sáp nhập cũng có thể tổ chức thành lập một tổ chức đại diện NLĐ riêng nếu đủ điều kiện theo quy định pháp luật.

b. Quyền và lợi ích về thương lượng tập thể

TLTT là nội dung quan trọng, quyết định việc một thỏa ước lao động tập thể có được ra đời hay khơng và có liên quan mật thiết tới đến vấn đề tranh chấp lao động

và đình cơng. Nội dung về TLTT được BLLĐ năm 2019 quy định khá cụ thể, với những điểm mới:

Thứ nhất, quy định về TLTT ở phạm vi nhiều doanh nghiệp. Pháp luật ghi

nhận khái niệm; nguyên tắc, nội dung; chủ thể TLTT ở phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành;… Đặc biệt quy định về đại diện TLTT ở phạm vi nhiều doanh nghiệp, quy trình TLTT ngành và nhiều doanh nghiệp tham gia, TLTT có nhiều doanh nghiệp tham gia thông qua Hội đồng TLTT do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập khi có yêu cầu, các trường hợp TLTT không thành.

Thứ hai, quy định về mục đích của TLTT. Mục đích của TLTT được xác định

trên tinh thần đổi mới, cụ thể là quan tâm tới hoạt động xác lập điều kiện lao động, về mối quan hệ giữa các bên nhằm mục tiêu xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định. Mục tiêu này đã có sự thay đổi so với BLLĐ năm 2012 là nhấn mạnh vào xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định pháp luật từ đó các bên sẽ tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể dựa trên những thỏa thuận, nhất trí từ TLTT (Điều 65, BLLĐ 2019).

Thứ ba, quy định về nội dung TLTT. Nội dung của TLTT được quy định tại

Điều 67 BLLĐ năm 2019 có sự mở rộng so với BLLĐ năm 2012 ở các nội dung khó thực thi thống nhất, dễ gây bất đồng, tranh cãi, tranh chấp, cần có sự đồng thuận các bên về: Điều kiện, phương tiện hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ; mối quan hệ giữa NSDLĐ và tổ chức đại diện NLĐ; Cơ chế, phương thức phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động; Bảo đảm bình đẳng giới, bảo vệ thai sản, nghỉ hằng năm; phòng, chống bạo lực và quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Với quy định về tổ chức của NLĐ trong doanh nghiệp, BLLĐ năm 2019 cũng quy định về quyền thương lượng của tổ chức này. Quy định này khơng chỉ thể chế hóa quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết số 06-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 4 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013, mà cịn thể hiện sự tương thích của pháp luật lao động Việt Nam với các tiêu chuẩn lao động của ILO.

Có thể thấy bảo vệ quyền tự do trong liên kết và TLTT của NLĐ sẽ tác động tích cực tới NLĐ trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp khi họ hoàn tồn

có quyền gia nhập vào tổ chức đại diện mà mình mong muốn hoặc thành lập tổ chức đại diện của mình trên cơ sở pháp luật. Từ đó tham gia vào quy trình đối thoại tại nơi làm việc, TLTT, thúc đẩy quan hệ lao động hài hòa, gỡ bỏ khúc mắc giữa NLĐ và NSDLĐ, bình ổn tâm lý NLĐ, giữ chân NLĐ có trình độ, loại bỏ nguy cơ đối với NLĐ hậu thương vụ M&A.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)