Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu niêm yết trên thị trườ ng ch ứng khoán Vi ệt Nam

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình ohlson trong nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng đến cổ phiếu niêm yết tại thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 43)

2.2.PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

2.2.1. Giai đoạn tăng trưởng

Bảng 2.1: Các yếu tố vĩ mô và chỉ số VN-Index, HaSTC giai đoạn tăng trưởng

Tăng trưởng

kinh tế CPI USD/VND FII Lãi suất TTCK VN 2006 VN-Index: tăng 165,5% HaSTC-Index: tăng 172% Tăng 8,17% Tăng 6,6% Tăng 1% 2 tỷ USD

Lãi suất cơ bản 8,25% TTCK VN 2007 VN-Index: tăng 14,5% HaSTC-Index: tăng 112%

Tăng 8,48% 12,6%Tăng 0,05%Giảm 6,3 tỷUSD Lãi suất cơ bản 8,25%

- Về tăng trưởng kinh tế: Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đánh giá tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn này của nước ta đứng vào hàng các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực (Xem Phụ lục 4). Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2006 và 2007 luôn cao hơn kế hoạch đề ra (8-8,5%). Tốc độ tăng trưởng cao hơn mức kế hoạch đã tạo ra lực đẩy tâm lý giúp TTCK tăng mạnh.

- Về lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng: Năm 2006, cùng với tác động tốt từ tăng

trưởng GDP, lạm phát được kiềm hãm dưới 2 con số là một tính hiệu tích cực cho thị trường. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao trong 2 năm cùng với chính sách tiền tệ nới lỏng, chính sách tài khóa mở rộng q mức khiến cung tiền trong lưu thơng tăng vọt. Dịng tiền chảy vào thị trường chứng khoán trở nên quá nóng khi số VN-Index liên tục tăng, vượt qua mức 1.100 điểm vào 17/3/2007 và trở thành đỉnh cao nhất trong lịch sử. Nửa sau 2007, chính sách của các cơ quan quản lý là hạn chế lạm phát thông qua việc điều hành và kiểm soát tổng phương tiện thanh toán; hạn chế cho vay lĩnh vực phi sản xuất, trong đó có đầu tư chứng khoán (Chỉ thị 03/2007-NHNN vào 1/7/2007). Cuối 2007, ảnh hưởng của lạm phát và các chính sách điều tiết thay đổi liên tục đã đã chấm dứt thời kỳ cứ đầu tư chứng khoán là thắng.

- Về tỷ giá hối đoái: Năm 2006, giá USD cuối năm tăng 1% so với đầu năm. Năm 2007, theo ADB, trung bình tháng 1 tỷ giá USD/VND dao động quanh 16.126 và giảm còn 16.117 vào tháng 12. USD năm 2007 có xu thế giảm giá do các nguyên nhân sau: sau hội nhập WTO, một lượng lớn ngoại tệ chảy vào nước ta từ nhiều nguồn (FDI, ODA, kiều hối, FII…) tạo ra lượng cung ngoại tệ lớn khiến tỷ giá giảm; USD giảm giá so với các đồng tiền mạnh khác và cả VND do nền kinh tế Mỹ gặp phải khó khăn. mức biến động nhỏ của tỷ giá tạo mơi trường kinh doanh ít rủi ro về tỷ giá cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. - Về hoạt động đầu tư trên TTCK: Việt nam trở thành thành viên WTO đã thúc

đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài và số lượng nhà đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong đó có một số nhà đầu tư chứng khoán quốc tế như JP Morgan; Merryll Lynch; Citigroup Global Group, HSBC… Nhiều nhà phân tích đánh giá sự tham

gia mạnh mẽ của nhà đầu tư là động lực chính làm tăng cầu thị trường, góp phần làm vốn hóa và thị giá cổ phiếu niêm yết của thị trường tăng mạnh mẽ.

- Lãi suất: giai đoạn 2006-2007, hầu hết khối ngân hàng cổ phần đều tham gia vào cuộc đua lãi suất huy động, mức cao nhất là 10,08%/năm. Lý giải cho hiện tượng lãi suất huy động tăng là vì lạm phát 2007 thuộc mức cao và mong muốn giảm được sức hút tiền từ kênh chứng khốn từ phía các NHTM. Đồng thời, lãi suất cho vay, lãi suất liên ngân hàng liên tục tăng. Dù thị trường lãi suất sôi động, NHNN vẫn giữ nguyên lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu và tái cấp vốn (8,25%/năm).

- Khung pháp lý và chính sách có ảnh hưởng:

 Luật chứng khốn 2006 và Nghị định 14/CP 2007: Luật CK ra đời với nhiều sửa đổi như nâng vốn điều lệ tối thiểu của CTCK lên 170 tỷ đồng, của công ty quản lý quỹ lên 25 tỷ đồng. Những thay đổi này đã gián tiếp tạo ra cuộc đua thành lập CTCK và công ty quản lý quỹ trước 1/1/2007 (hơn 70 công ty đã được cấp phép mới). Ngồi ra, Luật CK cịn qui định về các hành vi bán khống, qui định về các công cụ phái sinh, nâng vốn điều lệ lên 80 tỷ đối với các công ty niêm yết tại HoSTC, 10 tỷ tại HaSTC… Nhìn chung, Luật chứng khốn và Nghị định hướng dẫn đã tạo khung pháp lý cho sự phát triển của thị trường.

 Áp dụng thuế thu nhập cho hoạt động đầu tư chứng khốn: Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán được lựa chọn và đăng ký với cơ quan thuế việc áp dụng một trong hai cách tính thuế: theo mỗi lần chuyển nhượng (0,1%/lần) hoặc vào 1 lần vào cuối năm (20%). Lần đầu tiên, thu nhập từ đầu tư chứng khoán được đưa vào diện chịu thuế, vì thế gặp phải phản ứng tiêu cực của các nhà đầu tư.

 Chỉ thị 03/NHNN: NHNN đã đưa ra chính sách có tác động đáng kể đến TTCK. Chỉ thị này đã hạn chế luồng vốn tín dụng từ kênh dẫn vốn ngân hàng sang thị trường chứng khoán ở mức 3%, khiến nhiều ngân hàng trong suốt nửa cuối của năm 2007 phải lo tìm cách hạ mức cho vay đầu tư chứng khoán xuống đến mức cho phép.

 Quyết định 599/QĐ-TTg: chuyển Trung tâm Giao dịch Chứng khốn TP.HCM chính thức thành Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) vào 8/8/2007. Đồng thời áp dụng khớp lệnh liên tục từ 30/7/2007 để tạo tính thanh khoản cho thị trường và tăng cơ hội cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, sự cải tiến cơng nghệ đó đã khơng tránh khỏi những trục trặc: trục trặc hệ thống số liệu giá tham chiếu khiến HOSE phải ngừng giao dịch một ngày, nhầm lẫn room với STB…

 Cổ phần hố doanh nghiệp nhà nước là các tổng cơng ty lớn: Hai đợt IPO của Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã hoàn thành trong năm 2007, nhưng còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập về hiện tượng mua bán năm thâm niên công tác. Bên cạnh đó, TTCK cũng ghi nhận các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán thể hiện nhiều lỗ hổng trong khung pháp lý như:

 Vụ bổ nhiệm Tổng giám đốc của CTCK Thiên Việt: người được bổ nhiệm không biết và cũng chưa từng ký hợp đồng làm việc với Thiên Việt. Ngay sau khi thông tin được công bố, thị giá cổ phiếu trên thị trường đã giảm liên tiếp trong hai tháng. Đây là hệ quả của trào lưu chạy giấy phép thành lập CTCK hồi cuối năm 2006: hiện tượng thành lập công ty để bán và tiêu cực trong việc cấp phép hoạt động cho các cơng ty chứng khốn, việc thiếu trầm trọng nhân sự chủ chốt trong ngành chứng khốn, tình trạng mượn, thuê chứng chỉ đào tạo chứng khốn, tình trạng chay đua hợp tác chiến lược để làm thương hiệu…

 Quỹ đóng VF1 tăng vốn: Trên thế giới, Quỹ đóng trong thời gian hoạt động khơng được thực hiện tăng vốn. Điều này bộc lộ hạn chế trong quản lý tại TTCK VN.

Xu hướng tăng của thị trường trong giai đoạn này được hỗ trợ nhiều từ tin tốt vĩ mô. Song hành với sự phát triển quá mạnh mẽ là hàng loạt những vi phạm trên thị trường chứng khoán chưa được xử lý triệt để đã tạo ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

2.2.2. Giai đoạn suy giảm

Bảng 2.2: Các yếu tố vĩ mô và chỉ số VN-Index, HaSTC giai đoạn suy giảm

Tăng trưởng kinh tế

CPI USD/VND FII Lãi suất TTCK VN 2008 VN-Index: giảm 67,5% HNX-Index: giảm 41% Tăng 6,23% Tăng 22% Tăng 12,1% 5,742 tỷ USD

Lãi suất cơ bản nhiều lần tăng, mức

cao nhất là 14%

Nguồn: IFS, ADB, Tổng cục Thống kê, Ngân hàng Nhà nước

- Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế chỉ dừng ở mức 6,23% so với 2007, không đạt được mục tiêu 6,5% Quốc hội đề ra cho 2008. Như một quy luật, tốc độ tăng trưởng kinh tế VN khơng như dự kiến kèm theo sự suy thối của nền kinh tế toàn cầu đã trở thành tác động rất xấu đối với TTCK VN.

- Lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng: TTCK đón nhiều thơng tin bất lợi từ chính

sách tiền tệ của NHNN nhằm khống chế lạm phát đang ở mức cao hai con số (22%). NHNN đã rút tiền mặt khỏi lưu thông, khiến các NHTM thiếu tiền mặt buộc phải đẩy lãi suất huy động vốn lên cao (Quyết định 187/2008/QD-NHNN tăng 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc; NHNN thông báo các NHTM bắt buộc phải mua vào 20.3 nghìn tỷ đồng tín phiếu Chính phủ kỳ hạn 1 năm).

- Tỷ giá hối đoái: Năm 2008 được xem là “năm bất ổn của tỷ giá” với những biến

động phức tạp từ các yếu tố vĩ mô, cung cầu ngoại tệ và thậm chí là tin đồn. Chỉ trong năm 2008, biên độ tỷ giá được điều chỉnh 5 lần. Tỷ giá giao dịch USD/VND trên cả thị trường liên ngân hàng lẫn thị trường tự do thay đổi liên tục, cụ thể USD/VND (trên thị trường liên ngân hàng) giảm xuống 15.560 ba tháng đầu năm, sau đó tăng lên đỉnh 19.400 giữa năm. Nhìn chung, trong năm 2008, tỷ giá USD/VND có khuynh hướng gia tăng. Theo lý thuyết, việc tỷ giá hối đoái gia tăng trong năm 2008 sẽ là rào cản cho các nhà đầu tư khối ngoại khi đồng tiền đầu tư bị suy giảm so với USD.

17,500 17,000 16,500 16,000 15,500 15,000 16,977 16,541 16,495 16,495 16,517 16,511 16,483 16,091 16,050 15,960 15,967 16,086 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Biểu đồ 2.11: Tỷ giá USD/VND trung bình tháng năm 2008 2008

Nguồn: ADB

- Hoạt động đầu tư trên TTCK: ngày 2/5 Tổ chức xếp hạng tín dụng Standard

& Poor (S&P) hạ triển vọng định mức tín nhiệm của Việt Nam từ mức “ổn định” xuống mức “tiêu cực”. Theo NHNN, FII đã rút ròng 578 triệu USD ra khỏi TTCK trong năm 2008.

- Lãi suất: vì lạm phát 22% nên để có được lãi suất tiền gửi thực dương, các NHTM liên tục lập kỉ lục suất huy động (SeaBank với lãi suất 19,7%). Lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng liên tục leo thang từ 20% lên 25% và đỉnh điểm là mức chào 27%/năm… Sau đó NHNN phải can thiệp vào khiến thị trường lãi suất các tháng cuối năm hạ nhiệt dần. Thị trường cổ phiếu lúc này vẫn đang theo xu hướng xuống giá, cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi của các NHTM khiến các nhà đầu tư rời bỏ thị trường, gửi tiền vào ngân hàng vừa có lợi nhuận cao vừa an tồn.

- Khung pháp lý và chính sách có ảnh hưởng:

 Luật Thuế thu nhập cá nhân: Dù có nhiều ý kiến cho rằng chưa nên thu thuế thu nhập trước bối cảnh TTCK dang trong cơn khủng hoảng như hiện nay, tuy nhiên, bác bỏ mọi ý kiến trên, Thuế thu nhập từ đầu tư chứng khoán vẫn sẽ được thực hiện. Theo đó, có hai hình thức lựa chọn về cách thức nộp thuế cho NĐT, hoặc là nộp 20% tổng doanh thu hằng năm, hoặc là nộp 0,1% giá trị bán cổ phiếu trên thị trường.

 Biên độ giá liên tục thay đổi: Trước sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường, UBCK điều chỉnh biên độ 4 lần như sau:

Trước 27/3 27/3 7/4 19/6 18/8 HOSE +/-5% +/-1% +/-2% +/-3% +/-5%

 Cấm mua bán khống cổ phiếu trên thị trường niêm yết và khống chế dư nợ cho vay chứng khoán: ngày 07/4/2008, UBCK đã ban hành công văn số 557/UBCK-PTT nhằm hạn chế hoạt động mua bán khống trên thị trường, đẩy giá chứng khoán xuống thấp. Phối hợp cùng là Quyết định 03 của NHNN về “biện pháp khống chế tỷ lệ dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán ở mức dưới 3%”. Dòng tiền chảy vào TTCK vừa bị mất nguồn từ khối ngoại vừa bị siết chặt nguồn cung trong nước.

Ngồi các tin xấu vĩ mơ đến dồn dập, thị trường 2008 còn liên tiếp hứng chịu nhiều tin đồn gây hoảng loạn. Trước khi xảy ra sự cố “sập” sàn giao dịch HOSE ngày 27/5, hàng loạt các nhân vật chủ chốt trên TTCK trở thành nạn nhân của làn sóng tin ác ý, ví dụ như: Ngày 12/3, xuất hiện tin đồn rằng ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng Giám đốc CTCK Sài Sòn (SSI) bị bắt khiến SSI phải ra văn bản khẳng định những tin đồn trên là bịa đặt. Ngày 12/3, tin đồn Chủ tịch UBCK Vũ Bằng sẽ từ chức và sàn giao dịch HaSTC sẽ phải đóng cửa hai tuần. Ngày 25/12, thơng tin Tập đồn Hồng Anh Gia Lai đang nợ hàng tỷ đồng, ơng Đồn Nguyên Đức, bị cấm xuất ngoại đã được tung ra…

Các yếu tố nêu trên kết hợp lại đã tạo ra sự lao dốc của chỉ số giá chứng khoán tại hai thị trường trong 2008. Nếu như hai năm 2006-2007, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bong bóng với tốc độ nhất nhì thế giới thì sang năm 2008 cũng đứng đầu về tốc độ suy giảm.

2.2.3. Giai đoạn phục hồi

Bảng 2.3: Các yếu tố vĩ mô và chỉ số VN-Index, HNX-Index giai đoạn phục hồi

Tăng trưởng

kinh tế CPI USD/VND FII Lãi suất TTCK VN 2009 VN-Index: tăng 58,3% HNX-Index: giảm 41% Tăng 5,32% Tăng 5,9% Tăng 12% 5,242 tỷ USD

Lãi suất cơ bản 7%

Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã thốt khỏi suy thối và xác lập đáy trong quý II/2009, tuy nhiên sự phục hồi kinh tế theo hình chữ V trong năm 2009 theo nhiều chuyên gia chỉ là diễn biến trong ngắn hạn. Dù vậy, các yếu tố vĩ mô đã tạo nên sự bùng nổ cho TTCK VN trong giai đoạn từ tháng 03 đến tháng 10. - Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 đạt 5.32%,

vượt mục tiêu điều chỉnh 0.2%. Việt Nam trở thành nước có mức tăng trưởng GDP cao trong khu vực (Xem Phụ lục 4). Có thể con số này rất đáng khích lệ,

nhưng phân tích chi tiết hơn thì vẫn cịn nhiều điều đáng phải suy ngẫm. Thứ nhất: Tăng trưởng GDP cao một phần là do những chính sách kích cầu của chính phủ và gói hỗ trợ lãi suất 4% được thực hiện một cách khá mạnh. Thứ hai: Tăng trưởng GDP có được nhờ tỷ lệ đầu tư của Nhà nước ở mức cao, trong khi đó khu vực vốn đầu tư nước ngoài lại giảm và khu vực ngồi nhà nước tăng ít. - Lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng: Lạm phát năm 2009 ở mức 5,9%. Nhưng

nếu so sánh với các nền kinh tế trong khu vực thì CPI của Việt Nam vẫn ở mức rất cao (Xem Phụ lục 5).

- Tỷ giá hối đoái: Năm 2009, tỷ giá biến động mạnh, mức chênh lệch giữa thị trường chính thức và phi chính thức ln ở mức cao. Tỷ giá liên ngân hàng vào ngày 31/12/09 ở mức 17,941 VND/USD, trong khi đó tỷ giá trên thị trường tự do lên đến 19,200 – 19,500 VND/USD. NHNN cũng thực hiện nhiều biện pháp can thiệp mạnh mẽ vào thị trường ngoại hối: Quyết định số 622/QĐ-NHNN nâng biên độ tỷ giá lên +/-5%, yêu cầu các cơ quan chức năng thắt chặt hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường phi chính thức. Quan ngại về việc mất giá của đồng tiền trong 2009 ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động của các doanh nghiệp.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Biểu đồ 2.12: Tỷ giá USD/VND từ 1/2009 đến 8/2010

- Hoạt động đầu tư trên TTCK: Theo báo cáo của CIEM, năm 2009 có thêm 600 triệu USD nữa rút khỏi Việt Nam khiến tổng vốn FII ở cuối năm 2009 chỉ còn hơn 5 tỷ USD. Dấu hiệu này chứng tỏ khối ngoại đã đánh mất niềm tin vào

Một phần của tài liệu Ứng dụng mô hình ohlson trong nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng đến cổ phiếu niêm yết tại thị trường chứng khoán việt nam luận văn thạc sĩ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w