2008
Nguồn: ADB
- Hoạt động đầu tư trên TTCK: ngày 2/5 Tổ chức xếp hạng tín dụng Standard
& Poor (S&P) hạ triển vọng định mức tín nhiệm của Việt Nam từ mức “ổn định” xuống mức “tiêu cực”. Theo NHNN, FII đã rút ròng 578 triệu USD ra khỏi TTCK trong năm 2008.
- Lãi suất: vì lạm phát 22% nên để có được lãi suất tiền gửi thực dương, các NHTM liên tục lập kỉ lục suất huy động (SeaBank với lãi suất 19,7%). Lãi suất qua đêm trên liên ngân hàng liên tục leo thang từ 20% lên 25% và đỉnh điểm là mức chào 27%/năm… Sau đó NHNN phải can thiệp vào khiến thị trường lãi suất các tháng cuối năm hạ nhiệt dần. Thị trường cổ phiếu lúc này vẫn đang theo xu hướng xuống giá, cuộc chạy đua lãi suất tiền gửi của các NHTM khiến các nhà đầu tư rời bỏ thị trường, gửi tiền vào ngân hàng vừa có lợi nhuận cao vừa an tồn.
- Khung pháp lý và chính sách có ảnh hưởng:
Luật Thuế thu nhập cá nhân: Dù có nhiều ý kiến cho rằng chưa nên thu thuế thu nhập trước bối cảnh TTCK dang trong cơn khủng hoảng như hiện nay, tuy nhiên, bác bỏ mọi ý kiến trên, Thuế thu nhập từ đầu tư chứng khốn vẫn sẽ được thực hiện. Theo đó, có hai hình thức lựa chọn về cách thức nộp thuế cho NĐT, hoặc là nộp 20% tổng doanh thu hằng năm, hoặc là nộp 0,1% giá trị bán cổ phiếu trên thị trường.
Biên độ giá liên tục thay đổi: Trước sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường, UBCK điều chỉnh biên độ 4 lần như sau:
Trước 27/3 27/3 7/4 19/6 18/8 HOSE +/-5% +/-1% +/-2% +/-3% +/-5%
Cấm mua bán khống cổ phiếu trên thị trường niêm yết và khống chế dư nợ cho vay chứng khoán: ngày 07/4/2008, UBCK đã ban hành công văn số 557/UBCK-PTT nhằm hạn chế hoạt động mua bán khống trên thị trường, đẩy giá chứng khoán xuống thấp. Phối hợp cùng là Quyết định 03 của NHNN về “biện pháp khống chế tỷ lệ dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán ở mức dưới 3%”. Dòng tiền chảy vào TTCK vừa bị mất nguồn từ khối ngoại vừa bị siết chặt nguồn cung trong nước.
Ngồi các tin xấu vĩ mơ đến dồn dập, thị trường 2008 còn liên tiếp hứng chịu nhiều tin đồn gây hoảng loạn. Trước khi xảy ra sự cố “sập” sàn giao dịch HOSE ngày 27/5, hàng loạt các nhân vật chủ chốt trên TTCK trở thành nạn nhân của làn sóng tin ác ý, ví dụ như: Ngày 12/3, xuất hiện tin đồn rằng ông Nguyễn Duy Hưng, Tổng Giám đốc CTCK Sài Sòn (SSI) bị bắt khiến SSI phải ra văn bản khẳng định những tin đồn trên là bịa đặt. Ngày 12/3, tin đồn Chủ tịch UBCK Vũ Bằng sẽ từ chức và sàn giao dịch HaSTC sẽ phải đóng cửa hai tuần. Ngày 25/12, thơng tin Tập đồn Hồng Anh Gia Lai đang nợ hàng tỷ đồng, ơng Đồn Nguyên Đức, bị cấm xuất ngoại đã được tung ra…
Các yếu tố nêu trên kết hợp lại đã tạo ra sự lao dốc của chỉ số giá chứng khoán tại hai thị trường trong 2008. Nếu như hai năm 2006-2007, thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bong bóng với tốc độ nhất nhì thế giới thì sang năm 2008 cũng đứng đầu về tốc độ suy giảm.
2.2.3. Giai đoạn phục hồi
Bảng 2.3: Các yếu tố vĩ mô và chỉ số VN-Index, HNX-Index giai đoạn phục hồi
Tăng trưởng
kinh tế CPI USD/VND FII Lãi suất TTCK VN 2009 VN-Index: tăng 58,3% HNX-Index: giảm 41% Tăng 5,32% Tăng 5,9% Tăng 12% 5,242 tỷ USD
Lãi suất cơ bản 7%
Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đã thốt khỏi suy thối và xác lập đáy trong quý II/2009, tuy nhiên sự phục hồi kinh tế theo hình chữ V trong năm 2009 theo nhiều chuyên gia chỉ là diễn biến trong ngắn hạn. Dù vậy, các yếu tố vĩ mô đã tạo nên sự bùng nổ cho TTCK VN trong giai đoạn từ tháng 03 đến tháng 10. - Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 đạt 5.32%,
vượt mục tiêu điều chỉnh 0.2%. Việt Nam trở thành nước có mức tăng trưởng GDP cao trong khu vực (Xem Phụ lục 4). Có thể con số này rất đáng khích lệ,
nhưng phân tích chi tiết hơn thì vẫn cịn nhiều điều đáng phải suy ngẫm. Thứ nhất: Tăng trưởng GDP cao một phần là do những chính sách kích cầu của chính phủ và gói hỗ trợ lãi suất 4% được thực hiện một cách khá mạnh. Thứ hai: Tăng trưởng GDP có được nhờ tỷ lệ đầu tư của Nhà nước ở mức cao, trong khi đó khu vực vốn đầu tư nước ngồi lại giảm và khu vực ngồi nhà nước tăng ít. - Lạm phát và chỉ số giá tiêu dùng: Lạm phát năm 2009 ở mức 5,9%. Nhưng
nếu so sánh với các nền kinh tế trong khu vực thì CPI của Việt Nam vẫn ở mức rất cao (Xem Phụ lục 5).
- Tỷ giá hối đoái: Năm 2009, tỷ giá biến động mạnh, mức chênh lệch giữa thị trường chính thức và phi chính thức ln ở mức cao. Tỷ giá liên ngân hàng vào ngày 31/12/09 ở mức 17,941 VND/USD, trong khi đó tỷ giá trên thị trường tự do lên đến 19,200 – 19,500 VND/USD. NHNN cũng thực hiện nhiều biện pháp can thiệp mạnh mẽ vào thị trường ngoại hối: Quyết định số 622/QĐ-NHNN nâng biên độ tỷ giá lên +/-5%, yêu cầu các cơ quan chức năng thắt chặt hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trường phi chính thức. Quan ngại về việc mất giá của đồng tiền trong 2009 ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động của các doanh nghiệp.
Nguồn: Tổng cục thống kê