QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP LIÊN

Một phần của tài liệu Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực tiễn áp dụng tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 51 - 56)

6. Bố cục của luận văn

2.7. QUY ĐỊNH VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, TRANH CHẤP LIÊN

QUAN ĐẾN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

2.7.1. Quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo

Theo Khoản 1 Điều 204 Luật đất đai 2013, đối tượng có quyền khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện về các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai là người sử dụng đất và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất (người nhận thừa kế, tặng cho, chuyển QSDĐ). Như vậy, khi hộ gia đình, cá nhân, tổ chức có căn cứ cho rằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền, của cán bộ phụ trách khi cấp GCNQSDĐ là trái với quy định của pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp tới quyền lợi hợp pháp của mình thì có thể thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo tới cơ quan có thẩm quyền hoặc khiếu kiện tới Tịa án theo quy định của pháp luật.

Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, khiếu kiện liên quan tới cấp GCNQSDĐ được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại hoặc pháp luật về tố tụng hành chính (Khoản 2, Điều 204, Luật Đất đai năm 2013).

Khiếu nại: Người sử dụng đất hoặc người có quyền và nghĩa vụ liên quan nếu

nhận thấy và có căn cứ cho rằng hành vi hành chính của cán bộ phụ trách việc cấp GCNQSDĐ, quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền về cấp GCNQSDĐ là không đúng với quy định của pháp luật có thể khiếu nại lần đầu tới cơ quan có người có hành vi hành chính, người ra quyết định hành chính liên quan tới hoạt động cấp GCNQSDĐ. Nếu người khiếu nại cảm thấy quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu là chưa thỏa đáng, không đồng ý với quyết định đó hoặc đã quá thời hạn quy định mà khiếu nại chưa được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai tới Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu. Người khiếu nại có quyền khởi kiện lên Tịa án nếu vẫn khơng đồng ý với quyết định giải quyết lần hai hoặc không được giải quyết khiếu nại trong thời hạn quy định (Khoản 1, Điều 7, Luật Khiếu nại năm 2011).

Luật Khiếu nại năm 2011 có các quy định riêng đối với việc giải quyết khiếu nại lần đầu và lần hai tại Mục 2 và Mục 3, Chương 3 Luật Khiếu nại năm 2011.

Trong đó thời gian thụ lý và giải quyết khiếu nại lần đầu là tối đa không quá 55 ngày tính từ ngày thụ lý và khơng q 70 ngày đối với khiếu nại lần hai.

Khiếu kiện: Khi có căn cứ về việc cấp GCNQSDĐ của cơ quan có thẩm

quyền là trái với quy định của pháp luật, người sử dụng đất hoặc người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tới QSDĐ có thể khởi kiện vụ án hành chính tới Tịa án nhân dân trên cùng phạm vi địa giới hành chính. Đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp GCNQSDĐ do cơ quan hành chính từ cấp huyện trở xuống thực hiện, thì Tịa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết thủ tục sơ thẩm (Điều 31, Luật Tố tụng hành chính năm 2013). Đối với các trường hợp cấp GCNQSDĐ do Sở Tài nguyên và Môi trường trường hoặc Văn phòng Đăng ký QSDĐ cấp tỉnh thực hiện thì thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết, Tóa án nhân dân cấp tỉnh có thể sẽ thực hiện giải quyết khiếu kiện đối với vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện (Điều 32, Luật Tố tụng hành chính năm 2013). Các thủ tục, trình thực giải quyết khiếu kiện liên quan tới cấp GCNQSDĐ được thực hiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính năm 2013.

Tố cáo: Khi cá nhân báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát

hiện ra những hành vi sai phạm của cơ quan có thẩm quyền, cán bộ công chức đảm trách trong việc cấp GCNQSDĐ. Đối với các hành vi sai phạm của công chức cấp xã trong việc cấp GCNQSDĐ, thì Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Đối với hành vi sai phạm của cán bộ cơng chức cấp huyện, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã thì người có thẩm quyền giải quyết tố cáo là Chủ tịch UBND cấp huyện. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tố cáo đối với người có hành vi vi phạm liên quan tới cấp GCNQSDĐ là cán bộ công chức, viên chức cấp tỉnh và Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện. (Điều 13, Luật Tố cáo năm 2018).

Điều 28 Luật Tố cáo năm 2013 quy định trình tự giải quyết tố cáo bao gồm bốn nội dung sau đây: (1) Thụ lý tố cáo; (2) Xác minh nội dung tố cáo; (3) Kết luận nội dung tố cáo; (4) Xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải

quyết tố cáo. Trong đó việc thụ lý tố cáo bao gồm các công việc như xác định năng lực hành vi dân sự của người tố cáo, xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, kiểm tra nội dung tố cáo cơ sơ để xác định người vi phạm, hành vi vi phạm pháp luật về cấp GCNQSDĐ hay không (Khoản 1, Điều 29, Luật Tố cáo năm 2018).

Cơ quan giải quyết tố cáo phải thực hiện giải quyết tố cáo trong thời gian không quá 30 ngày kể từ ngày thụ lý tố cáo, có thể gia hạn thời gian giải quyết một lần nhưng không quá 30 ngày đối với vụ việc phức tạp và gia hạn hai lần, mỗi lần không quá 30 ngày đối với vụ việc đặc biệt phức tạp (Điều 30, Luật Tố cáo năm 2018).

2.7.2. Quy định về giải quyết tranh chấp liên quan tới cấp giấy chứngnhận quyền sử dụng đất nhận quyền sử dụng đất

Tranh chấp liên quan tới GCNQSDĐ thường là các tranh chấp giữa các bên với nhau về QSDĐ hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó thuộc về ai hoặc tranh chấp về ranh giới các thửa đất liền kề,…

Luật Đất đai năm 2013 quy định về giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hai phương thức là hòa giải và khởi kiện.

Hòa giải: các bên có tranh chấp liên quan tới việc cấp GCNQSDĐ có thể tự

hịa giải với nhau hoặc hịa giải thơng qua hịa giải cơ cở 10 trước khi gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tới UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp. Việc hịa giải tại UBND cấp xã phải thực hiện trong vòng 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp và việc hòa giải phải được lập biên bản có chữ ký của các bên tham gia, xác nhận về việc hịa giải thành hoặc khơng thành của UBND cấp xã.

Khởi kiện: Trường hợp việc hòa giải tại UBND cấp xã mà khơng thành thì

thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan tới cấp GCNQSDĐ được thuộc về Tịa án nhân dân. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp liên quan tới

10 Tổ hịa giải cơ sở (cơ sở là thơn, tổ dân phố) thực hiện hịa giải trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên tranh chấp tại thơn, khu phố theo quy định của Luật hịa giải cơ sở năm 2013.

GCNQSDĐ tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính. Ngồi ra, trong trường hợp đương sự khơng có giấy tờ về QSDĐ11 thì có thể nộp đơn u cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền12 (Điều 203, Luật Đất đai năm 2013).

11 GCNQSDĐ hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013.

12 “3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính; b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước

ngồi, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.” (Khoản 3, Điều 203, Luật Đât đai năm 2013).

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã nghiên cứu những nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành về cấp GCNQSDĐ, qua đó có thể thấy:

Hoạt động cấp GCNQSDĐ chỉ có thể được thực hiện bởi hệ thống cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được triển khai thực hiện theo đúng nguyên tắc, quy trình, trình tự, thủ tục được pháp luật quy định.

GCNQSDĐ chỉ được cấp cho người sử dụng đất nào đáp ứng đúng, đủ các điều kiện và các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính cho Nhà nước.

Luật Đất đai năm 2013 đã có nhiều sự thay đổi tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn trong công tác cấp GCNQSDĐ. Đặc biệt, pháp luật đã thể hiện sự thơng thống và cởi mở hơn khi quy định các điều kiện xét để cấp giấy; thủ tục hành chính đơn giản, gọn nhẹ hơn và được quy về một đầu mối; cơ chế ghi nhận nợ khi cấp giấy,… là những thay đổi quan trọng thể hiện sự linh hoạt nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ trên thực tế.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỂU, TỈNH

QUẢNG NINH VÀ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu Pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực tiễn áp dụng tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w