7. Kết cấu của Luận văn
1.1. Khái quát về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
1.2.1. Khái niệm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Hiện nay, trong các cơng trình nghiên cứu khoa học, khái niệm về “pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ” là một vấn đề ít được đề cập hơn so với khái niệm BHNT hay khái niệm kinh doanh BHNT. Theo quan điểm của tác giả, khi xem xét mối quan hệ giữa pháp luật và những quan hệ xã hội, có thể thấy pháp luật là yếu tố được xây dựng dựa trên nhu cầu điều chỉnh của những quan hệ xã hội. Những nhu cầu điều chỉnh này sẽ là yếu tố phát sinh trước trên thực tiễn, từ đó các quy định pháp luật sẽ dần định hình và phát triển tương ứng để đảm bảo cho những quan hệ xã hội diễn ra hài hịa, ổn định. Trong q trình DNBH kinh doanh BHNT, có rất nhiều mối quan hệ phát sinh giữa các chủ thể và phát sinh đối với bản thân DNBH đó. Nhìn chung, các quan hệ này có thể xếp vào ba nhóm: (i) mối quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập DNBH, nói cách khác là phát sinh trong quá trình DNBH xác lập địa vị pháp lý của mình; (ii) mối quan hệ phát sinh giữa DNBH và người tham gia bảo hiểm; và (iii) mối quan hệ phát sinh giữa DNBH và cơ quan nhà nước. Pháp luật sẽ là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ này, đảm bảo hoạt động kinh doanh BHNT của DNBH diễn ra hiệu quả, ổn định, đồng thời bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.
Như vậy, một cách chung nhất, có thể hiểu rằng, pháp luật về hoạt động kinh doanh BHNT là hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kinh doanh BHNT của DNBH, cụ thể bao gồm mối quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập DNBH, mối quan hệ phát sinh giữa DNBH và người tham gia bảo hiểm, và mối quan hệ giữa DNBH với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.