7. Kết cấu của Luận văn
2.4. Ưu điểm của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Thứ nhất, trong quy định về cấp phép thành lập và hoạt động của DNBH, pháp
luật Việt Nam đã có sự tương đồng nhất định với pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới khi quy định DNBH chỉ được thành lập và hoạt động khi thỏa mãn điều kiện luật định và phải được cấp phép. Điều này là cơ sở quan trọng cho hoạt động hợp pháp của DNBH.
Thứ hai, việc quy định khá chi tiết các nội dung liên quan tới điều kiện đối với
chủ thể sáng lập, trong đó nổi bật là điều kiện và giới hạn góp vốn đối với tổ chức, cá nhân, đồng thời quy định phải sử dụng vốn của chính mình để góp vốn mà khơng được phép vay hoặc nhận ủy thác từ chủ thể khác đã hạn chế việc khép kín trong hoạt động của DNBH cũng như đảm bảo năng lực của các chủ thể tham gia thành lập DNBH.
Thứ ba, pháp luật Việt Nam cho phép DNBH cung cấp hầu hết các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ nhằm đáp ứng sự đa dạng trong nhu cầu của những đối tượng
khách hàng khác nhau. Ngoài ra, các quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ BHNT cũng được đánh giá là phù hợp với bản chất của lĩnh vực kinh doanh này.
Thứ tư, quy định về việc cho phép thành lập Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
là bước tiến của pháp luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam nhằm bảo vệ người tham gia bảo hiểm và đảm bảo người được bảo hiểm được bồi thường.
Thứ năm, về hợp đồng BHNT, pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành ghi
nhận những nội dung cần phải có của hợp đồng, nhiều vấn đề cho phép các bên tự thỏa thuận. Điều này vừa đảm bảo được sự kiểm soát của nhà nước với vấn đề BHNT, vừa không làm mất tính chất tự do thỏa thuận khi giao kết hợp đồng., đống thời thúc đẩy DNBH tạo ra các sản phẩm bảo hiểm tốt hơn, phù hợp với với thị trường bảo hiểm Việt Nam.