Quy định về cấp phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm

Một phần của tài liệu Nguyễn Bình Dương - Luật kinh tế 4B - 820319 - 08.2022 (Trang 77 - 78)

7. Kết cấu của Luận văn

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo

3.2.1. Quy định về cấp phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm

Trong các quy định về cấp phép thành lập và hoạt động của DNBH nhân thọ, bên cạnh mặt tích cực, việc thiếu sót quy định ghi nhận cho phép DNBH nước ngồi thành lập doanh nghiệp dưới hình thức công ty cổ phần tại Việt Nam là hạn chế rõ ràng nhất mà Luật Kinh doanh Bảo hiểm chưa ghi nhận. Vì vậy, để bảo đảm tốt hơn quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp nước ngoài này, cũng như tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này đầu tư vào Việt Nam, việc sửa đổi quy định trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn theo hướng cho phép DNBH nước ngoài thành lập DNBH dưới hình thức cơng ty cổ phần ở Việt Nam là cần thiết.

Theo cách tiếp cận của Luật Doanh nghiệp và Luật Kinh doanh Bảo hiểm hiện hành, Luật Kinh doanh Bảo hiểm còn quy định điều kiện đối với các cổ đơng trong mơ hình DNBH là cơng ty cổ phần có phần chặt chẽ hơn so với mơ hình DNBH là cơng ty trách nhiệm hữu hạn, nên việc cho phép doanh nghiệp nước ngoài tham gia thành lập DNBH là công ty cổ phần sẽ không ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường bảo hiểm cũng như hoạt động giám sát.

Ngoài ra, việc cho phép DNBH nước ngoài thành lập DNBH dưới hình thức cơng ty cổ phần ở Việt Nam còn tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong nước đầu tư tham gia vào lĩnh vực kinh doanh BHNT trong việc liên kết với DNBH nước ngoài.

3.2.2. Quy định về hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ của doanh nghiệp bảo hiểm

Với những bất cập, hạn chế đã được chỉ ra liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ BHNT, pháp luật kinh doanh bảo hiểm cần được sửa đổi, bổ sung ở các nội dung sau:

Thứ nhất, bổ sung khái niệm về sản phẩm BHNT để từ đó phân tách rõ hai

khái niệm là nghiệp vụ BHNT và sản phẩm BHNT. Việc không tách bạch giữa khái niệm BHNT và sản phẩm BHNT đã làm cho nhiều quy định trở nên không phù hợp, đồng thời lại thiếu những quy định cần thiết để điều chỉnh sản phẩm BHNT. Do đó, Luật Kinh doanh Bảo hiểm cần bổ sung định nghĩa về sản phẩm bảo hiểm nói chung hoặc định nghĩa riêng đối với sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ và sản phẩm BHNT. Đối với sản phẩm BHNT thì nên định nghĩa như sau: “Sản phẩm bảo hiểm

nhân thọ là dịch vụ thương mại mà doanh nghiệp bảo hiểm cung ứng cho bên mua bảo hiểm và những chủ thể liên quan thông qua nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ và được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ”79.

Thứ hai, xác định rõ cơ quan thực hiện thủ tục phê chuẩn sản phẩm BHNT.

Đây là một trong những nội dung của hoạt động giám sát bảo hiểm nên cơ quan đầu mối thực hiện giám sát bảo hiểm sẽ là cơ quan thực hiện việc phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm. Có thể thấy, Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm hiện nay có tư cách pháp lý khác so với Vụ Bảo hiểm như quy định trước đây. Nếu Vụ Bảo hiểm chi là đơn vị trực thuộc có chức năng giúp việc cho Bộ trưởng, thì Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm là chủ thể có tư cách pháp lý độc lập trong hoạt động quản lý nhà nước, trực thuộc Bộ Tài chính. Trên thực tế, dù Luật ghi nhận Bộ Tài chính là cơ quan phê chuẩn sản phẩm BHNT, nhưng trên thực tế, hoạt động này lại do Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm tiến hành. Vì vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm trong việc thực hiện việc phê chuẩn sản phẩm BHNT, pháp luật kinh doanh bảo hiểm cần quy định rõ Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm là cơ quan có thẩm quyền phê chuẩn. Trong trường hợp Bộ Tài chính vẫn giữ quan điểm là cơ quan phê chuẩn, cần xác định rõ từng khâu trong hoạt động phê chuẩn sẽ do cơ quan nào thực hiện thì mới đảm bảo tính minh bạch và xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể tham gia.

Một phần của tài liệu Nguyễn Bình Dương - Luật kinh tế 4B - 820319 - 08.2022 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)