7. Kết cấu của Luận văn
2.2. Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
2.2.4. Hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Luật Kinh doanh Bảo hiểm hiện hành khơng có quy định cụ thể về hiệu lực của HĐBHNT, điều đó có nghĩa là hiệu lực của HĐBHNT sẽ được xác định dựa theo các quy định chung của pháp luật dân sự về hợp đồng. Khi áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2015 vào HĐBHNT, có thể thấy thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng là thời điểm giao kết hợp đồng, trừ trường hợp các bên thỏa thuận ngay trong hợp đồng về thời điểm có hiệu lực của hợp đồng. Như vậy, tương tự như hợp đồng dân sự nói chung, nguyên tắc để xác định thời điểm có hiệu lực của HĐBHNT được thực hiện theo thứ tự: Căn cứ vào thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, trong trường hợp khơng có thỏa thuận nhưng có quy định riêng của pháp luật thì căn cứ vào quy định riêng của pháp luật, nếu khơng có thỏa thuận và cũng khơng có quy định riêng thì sẽ căn cứ vào thời điểm giao kết để xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Về thời điểm chấm dứt của HĐBH, HĐBH sẽ chấm dứt hiệu lực theo các trường hợp được quy định tại Điều 422, Bộ luật Dân sự năm 2015 và Điều 23 của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000, bao gồm một số trường hợp phổ biến như sau:
67 Nguyên văn nội dung quy định xem tại Điều 3: “Chính sách bảo hiểm” của Luật Hợp đồng bảo hiểm Cộng hòa Liên bang Đức năm 2008, xem thêm tại:
https://www.gesetze-im-internet.de/englisch_vvg/englisch_vvg.html#p0030.
68 Trần Vũ Hải (2014), Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực
- HĐBH đã hồn thành: Dưới góc độ dân sự, các hợp đồng được coi là hoàn thành khi các bên tham gia hợp đồng đã thực hiện toàn bộ các nội dung của hợp đồng, đã đáp ứng được hết những quyền và thực hiện hết nghĩa vụ của mình. Trong HĐBHNT, sau khi đã nhận phí bảo hiểm, bên bảo hiểm phải chịu rủi ro đến hết thời hạn của hợp đồng HĐBHNT được coi là chấm dứt khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và bên bảo hiểm đã trả tiền bảo hiểm.
- HĐBH chấm dứt khi một bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng: Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng là hành vi thể hiện ý chí đơn phương của một bên về việc không tiếp tục thực hiện hợp đồng theo các điều kiện đã cam kết vì bên cịn lại có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Trong HĐBHNT, một số hành vi vi phạm nghĩa vụ dẫn tới việc một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể kể đến như: Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết HĐBH, khơng đóng hoặc khơng đóng đủ phí bảo hiểm…
- HĐBH chấm dứt khi hồn cảnh thay đổi cơ bản theo Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015.
Bên cạnh các trường hợp chấm dứt theo quy định của pháp luật dân sự, HĐBHNT cịn có thể chấm dứt hiệu lực theo các trường hợp có tính chất đặc thù theo pháp luật kinh doanh bảo hiểm, chẳng hạn như: bên mua bảo hiểm khơng cịn quyền lợi có thể được bảo hiểm; bên mua bảo hiểm khơng đóng đủ phí bảo hiểm hoặc khơng đóng phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận trong HĐBH, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác; bên mua bảo hiểm khơng đóng đủ phí bảo hiểm trong thời gian gia hạn đóng phí bảo hiểm theo thoả thuận trong HĐBH.
Về HĐBHNT vô hiệu, Luật Kinh doanh Bảo hiểm hiện hành lại có quy định cụ thể về những trường hợp HĐBH vô hiệu. Cụ thể, theo Điều 22 Luật Kinh doanh Bảo hiểm, những trường hợp HĐBHNT sẽ vô hiệu khi rơi vào các trường hợp: (i) bên mua bảo hiểm khơng có quyền lợi có thể được bảo hiểm; (ii) tại thời điểm giao kết HĐBH, đối tượng bảo hiểm không tồn tại; (iii) tại thời điểm giao kết HĐBH, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra; (iv) bên mua bảo hiểm hoặc DNBH có hành vi lừa dối khi giao kết HĐBH; và (v) các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.