Định hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Một phần của tài liệu Nguyễn Bình Dương - Luật kinh tế 4B - 820319 - 08.2022 (Trang 74 - 77)

7. Kết cấu của Luận văn

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm

VIỆT NAM

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ nhân thọ

3.1.1. Đảm bảo đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế giai đoạn hiện nay và yêu cầu hội nhập quốc tế cầu hội nhập quốc tế

Lĩnh vực bảo hiểm là một trong những lĩnh vực có mức độ cam kết mở cửa thị trường khá rộng trong dịch vụ tài chính. Kể từ năm 2008 đến nay (sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), hệ thống pháp luật chuyên ngành về kinh doanh bảo hiểm đã được rà soát và sửa đổi, bổ sung nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Luật sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh Bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành đã xoá bỏ rào cản và phân biệt đối xử đối với các DNBH có vốn đầu tư nước ngồi, tạo sự bình đẳng cho các DNBH thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động trên thị trường. Trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại song phương và đa phương của Việt Nam, bảo hiểm là một trong các điều kiện đàm phán quan trọng góp phần vào thành cơng của tiến trình đàm phán. Các cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm trong các hiệp định thương mại đã góp phần thúc đẩy hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào các thị trường lớn có mức độ bảo hộ cao như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản… Việc tham gia thị trường của các cơng ty bảo hiểm nước ngồi, của các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài vào các DNBH trong nước không chỉ nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, nghiệp vụ chuyên môn bảo hiểm cho thị trường bảo hiểm mà cịn góp phần xây dựng hình ảnh mơi trường đầu tư lành mạnh, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực liên quan khác.

Trong các giai đoạn tiếp theo, để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước cũng như phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, các giải pháp hồn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật cần xem xét đến một số định hướng sau:

- Phát triển thị trường bảo hiểm phù hợp với định hướng phát triển nền kinh tế - xã hội và tài chính quốc gia trong từng thời kỳ; bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tăng cường tính an tồn, bền vững và hiệu quả

của thị trường và khả năng đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các tổ chức, cá nhân; góp phần ổn định nền kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về kinh doanh bảo hiểm và từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển với các quốc gia trong khu vực.

- Nâng cao tính an tồn hệ thống, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh của các DNBH. Phát triển các DNBH có năng lực tài chính vững mạnh, năng lực quản trị điều hành đạt chuẩn mực quốc tế, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh tích cực trên thị trường trong nước và khu vực.

- Tổ chức công tác quản lý, giám sát thị trường chuyên nghiệp, hiện đại và hiệu quả; phát huy mạnh mẽ vai trò thành viên của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại Diễn đàn các cơ quan quản lý bảo hiểm Đông Nam Á và Hiệp hội quốc tế của các cơ quan quản lý bảo hiểm; từng bước tuân thủ các chuẩn mực quản lý, giám sát bảo hiểm do Hiệp hội quốc tế của các cơ quan quản lý bảo hiểm ban hành.

3.1.2. Thực hiện Chiến lược tài chính và Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam bảo hiểm Việt Nam

Để giữ vững được sự phát triển ổn định của thị trường bảo hiểm, việc xây dựng Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm trong từng giai đoạn ln được Chính phủ quan tâm và coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm. Trong giai đoạn trước đây, để thực hiện Quyết định số 193/QĐ-TTg ngày 15/2/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011 - 2020, Bộ Tài chính đã ban hành kế hoạch hành động để triển khai các hoạt động theo đúng kế hoạch. Kết thúc giai đoạn, nhằm tổng kết, xác định vai trị của bảo hiểm để tiếp tục hồn thiện các giải pháp, thực hiện được các mục tiêu của Chiến lược, Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm đã tiến hành tổng kết, đánh giá kết quả của thị trường bảo hiểm, chỉ ra các thách thức cho thị trường trong thời gian tới, từ đó đề xuất những giải pháp về thể chế, quản lý, giám sát và năng lực quản trị điều hành, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã có Báo cáo số 62/BC-BTC ngày 5/7/2016 báo cáo Thủ tướng chính phủ kết quả tình hình triển khai thực hiện chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm giai đoạn 2011 - 2015 và các giải pháp thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2020. Tiếp nối những kết quả đã đạt được sau 05 năm thực hiện Chiến lược theo Quyết định số 193/QĐ-TTg, việc

nghiên cứu về định hướng phát triển thị trường bảo hiểm đến năm 2030 là rất cần thiết, xuất phát từ định hướng phát triển thị trường bảo hiểm của Đảng và Nhà nước, thực trạng phát triển của thị trường bảo hiểm trong giai đoạn vừa qua và từ yêu cầu phát triển thị trường bảo hiểm theo Chiến lược phát triển đến năm 2020 trước đó.

Trong Chiến lược tài chính đến năm 2030 ban hành ngày 21 tháng 3 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ đã đặt ra yêu cầu phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm nhằm đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đa dạng của các cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế. Hiện nay, Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm đến năm 2030 đang được nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện. Theo quan điểm của tác giả, một số mục tiêu, định hướng của q trình hồn thiện pháp luật trong giai đoạn tới cũng sẽ có sự tiếp thu, phát triển từ những mục tiêu, định hướng hoàn thiện pháp luật trong Chiến lược 2011-2020, có thể kể đến như:

- Tiếp tục theo dõi quá trình áp dụng Luật Kinh doanh Bảo hiểm (hiện nay là Luật Kinh doanh Bảo hiểm sửa đổi 2019) để phát hiện những điểm hạn chế còn tồn tại, kịp thời đưa ra những sửa đổi, bổ sung phù hợp với định hướng bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người tham gia bảo hiểm, tạo động lực phát triển cho DNBH và liên kết đồng bộ giữa thị trường bảo hiểm và các bộ phận khác của thị trường tài chính.

- Tiếp tục nghiên cứu và xây dựng các quy định chặt chẽ liên quan đến DNBH nhằm bảo đảm sự phát triển ổn định của DNBH nói riêng và nền kinh tế nói chung. Các quy định có thể liên quan đến việc cấp phép thành lập DBBH, yêu cầu về vốn pháp định, các mức độ an tồn khả năng thanh tốn của DNBH.

- Nghiên cứu xây dựng, bổ sung và thống nhất các thuật ngữ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật, chẳng hạn như xây dựng khái niệm về sản phẩm BHNT để từ đó phân tách rõ hai khái niệm là BHNT và sản phẩm BHNT. Hiện nay, việc không tách bạch giữa khái niệm BHNT và sản phẩm BHNT đã làm cho nhiều quy định trở nên không phù hợp, đồng thời lại thiếu những quy định cần thiết để điều chỉnh sản phẩm BHNT.

- Tiếp tục đưa ra những quy định chặt chẽ về công khai và minh bạch hóa thơng tin của DNBH, bao gồm tần suất công khai, các loại thông tin cơng khai và mức độ chi tiết hóa của thơng tin được cơng khai.

- Ban hành các quy định phù hợp với tình hình phát triển của thị trường bảo hiểm và chuẩn mực quản lý, giám sát bảo hiểm quốc tế; Xây dựng các quy định nhằm chuẩn hóa điều kiện và quy trình phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm, chuẩn hóa chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực phân phối sản phẩm bảo hiểm, sửa đổi hệ thống chỉ tiêu giám sát bảo hiểm phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

Một phần của tài liệu Nguyễn Bình Dương - Luật kinh tế 4B - 820319 - 08.2022 (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)