Một số vấn đề pháp lý về giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm

Một phần của tài liệu Nguyễn Bình Dương - Luật kinh tế 4B - 820319 - 08.2022 (Trang 56 - 57)

7. Kết cấu của Luận văn

2.3. Một số vấn đề pháp lý về giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm

nhân thọ

2.3.1. Thẩm quyền giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Theo quy định tại Điều 121, Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm; Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật; Ủy ban Nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm tại địa phương theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm được quy định theo Quyết định 1799/QĐ-BTC ngày 11/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. So với trước đây, Cục Quản lý, Giám sát Bảo hiểm là cơ quan có tư cách pháp nhân, do đó được độc lập hơn trong hoạt động giám sát bảo hiểm cũng như tham gia các tổ chức quốc tế về giám sát bảo hiểm.

2.3.2. Nội dung giám sát hoạt động kinh doanh bảo nhân thọ

Quy định về nội dung giám sát đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng được ghi nhận trong Luật Kinh doanh Bảo hiểm, theo đó, hiểu một cách ngắn gọn, giám sát là một trong những nội dung của hoạt động quản lý nhà nước về bảo hiểm.

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 120 Luật Kinh doanh Bảo hiểm, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm được thực hiện thông qua việc giám sát các hoạt động nghiệp vụ, tình hình tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro và việc chấp hành pháp luật của DNBH và có thể áp dụng các biện pháp cần thiết để DNBH bảo đảm các yêu cầu về tài chính và thực hiện những cam kết với bên mua bảo hiểm. Dựa trên quy định này, Chính phủ đã có quy định chi tiết về việc quản lý giám sát tại Nghị định số 45/2007/NĐ-CP. Theo cách tiếp cận của những văn bản này, hoạt động giám sát cũng chính là những nội dung quản lý nhà nước như cấp phép, phê chuẩn, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm,…

Để tăng hiệu quả trong việc giám sát trong hoạt động kinh doanh BHNT, pháp luật Việt Nam cũng có những quy định về hành vi vi phạm pháp luật và việc xử

phạt và được cụ thể hóa trong Nghị định 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP. Theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính, những hành vi vi phạm liên quan đến khai thác bảo hiểm như quảng cáo sai sự thật, tài liệu minh hoạ không rõ ràng hoặc không công khai, minh bạch dẫn đến sự hiểu lầm của khách hàng, ép buộc giao kết hoặc khơng thơng báo về tình trạng của HĐBHNT, vi phạm nghĩa vụ giữ bí mật về thơng tin có liên quan đến HĐBH do bên mua bảo hiểm cung cấp... đều là những hành vi bị xử phạt.

2.3.3. Phương thức giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Đối với phương thức giám sát, Luật Kinh doanh Bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn hiện hành khơng có quy định cụ thể. Tuy nhiên, thơng qua các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan quản lý giám sát, có thể thấy việc giám sát có thể được thực hiện theo cả hai phương thức là giám sát trực tiếp và giám sát gián tiếp (hay còn gọi là giám sát từ xa). Phương thức giám sát gián tiếp được thể hiện bằng các hoạt động cấp phép, phê chuẩn hoặc chấp thuận của Bộ Tài chính. Trong khi đó, phương thức giám sát trực tiếp được thực hiện thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra tại DNBH.

Một phần của tài liệu Nguyễn Bình Dương - Luật kinh tế 4B - 820319 - 08.2022 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)