7. Kết cấu của Luận văn
1.2. Khái quát về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
1.2.1. Khái niệm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Hiện nay, trong các cơng trình nghiên cứu khoa học, khái niệm về “pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ” là một vấn đề ít được đề cập hơn so với khái niệm BHNT hay khái niệm kinh doanh BHNT. Theo quan điểm của tác giả, khi xem xét mối quan hệ giữa pháp luật và những quan hệ xã hội, có thể thấy pháp luật là yếu tố được xây dựng dựa trên nhu cầu điều chỉnh của những quan hệ xã hội. Những nhu cầu điều chỉnh này sẽ là yếu tố phát sinh trước trên thực tiễn, từ đó các quy định pháp luật sẽ dần định hình và phát triển tương ứng để đảm bảo cho những quan hệ xã hội diễn ra hài hịa, ổn định. Trong q trình DNBH kinh doanh BHNT, có rất nhiều mối quan hệ phát sinh giữa các chủ thể và phát sinh đối với bản thân DNBH đó. Nhìn chung, các quan hệ này có thể xếp vào ba nhóm: (i) mối quan hệ phát sinh trong q trình thành lập DNBH, nói cách khác là phát sinh trong quá trình DNBH xác lập địa vị pháp lý của mình; (ii) mối quan hệ phát sinh giữa DNBH và người tham gia bảo hiểm; và (iii) mối quan hệ phát sinh giữa DNBH và cơ quan nhà nước. Pháp luật sẽ là công cụ điều chỉnh các mối quan hệ này, đảm bảo hoạt động kinh doanh BHNT của DNBH diễn ra hiệu quả, ổn định, đồng thời bảo vệ tốt nhất quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.
Như vậy, một cách chung nhất, có thể hiểu rằng, pháp luật về hoạt động kinh
doanh BHNT là hệ thống quy phạm pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kinh doanh BHNT của DNBH, cụ thể bao gồm mối quan hệ phát sinh trong quá trình thành lập DNBH, mối quan hệ phát sinh giữa DNBH và người tham gia bảo hiểm, và mối quan hệ giữa DNBH với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
1.2.2.Một số nguyên tắc cơ bản của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh
Tự do kinh doanh là một trong những các quyền về tự do, dân chủ, là yếu tố biểu hiện cho một nền kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường, các cá nhân, tổ chức có thể được tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh
doanh, đồng thời tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình. Khi xem xét quyền tự do kinh doanh với góc độ là một phạm trù pháp lý28, quyền tự do kinh doanh là quyền chủ thể, tức là quyền của một cá nhân hay pháp nhân trong việc lựa chọn các lĩnh vực của đời sống kinh tế để đầu tư tiền vốn, sức lao động, máy móc, thiết bị… tiến hành các hoạt động sản xuất, mua bán, cung ứng dịch vụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
Trong lĩnh vực kinh doanh BHNT, để đảm quyền tự do kinh doanh của DNBH kinh doanh BHNT đồng thời vẫn đảm bảo các điều kiện chặt chẽ của pháp luật, các quy định điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh BHNT cần đảm bảo những nội dung sau:
- Một là, đảm bảo quyền tự do thành lập DNBH phù hợp với kế hoạch và lộ trình phát triển của thị trường bảo hiểm. Trong quá trình thành lập DNBH, pháp luật cần đặt ra những quy định rõ ràng, minh bạch, đảm bảo sự thuận lợi trong quá trình thành lập doanh nghiệp.
- Hai là, pháp luật cần có những quy định đảm bảo cho DNBH được cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo quyền được cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm và thị trường bảo hiểm. Đồng thời, pháp luật cần có những quy định để hạn chế tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh cũng như các hành vi xâm hại đến tính cơng bằng, trên thị trường bảo hiểm, xâm hại đến quyền tự do cạnh tranh lành mạnh của DNBH.
- Ba là, pháp luật cần đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thành lập, góp vốn vào DNBH, khơng có sự ưu đãi dành riêng cho thành phần kinh tế nhà nước hay nước ngoài để đảm bảo các DNBH được tiếp cận nguồn vốn một cách công bằng.
Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh có ý nghĩa sâu sắc đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nói chung vì đây là lĩnh vực kinh doanh có nhiều rủi ro, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội. Vì vậy, pháp luật là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo quyền tự do kinh doanh của DNBH, đảm bảo hoạt động kinh doanh BHNT diễn ra hiệu quả, lành mạnh, đồng thời vẫn đảm bảo tính chặt chẽ trong các điều kiện thành lập và hoạt động DNBH.
b) Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm
28 Quan điểm này có thể được xem thêm tại: Bùi Ngọc Cường (1997), ‘Bàn về quyền tự do kinh doanh’, Tạp
Người tham gia bảo hiểm là chủ thể mà quyền lợi và nghĩa vụ gắn liền với HĐBH. Khi tham gia BHNT, người tham gia bảo hiểm sẽ có nghĩa vụ nộp phí bảo hiểm và được hưởng quyền lợi đối ứng là được trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, các bên tham gia HĐBH đều cần được bảo vệ quyền lợi. Tuy nhiên, pháp luật kinh doanh bảo hiểm luôn chú trọng và đề cao việc bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm vì những lý do như sau:
Thứ nhất, người tham gia bảo hiểm khơng có chun mơn trong lĩnh vực bảo hiểm như DNBH. DNBH là doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo pháp luật kinh
doanh bảo hiểm và thực hiện kinh doanh bảo hiểm một cách chuyên nghiệp, do đó các cá nhân tham gia bảo hiểm thường sẽ khơng có những kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo hiểm như DNBH và vì thế có thể được coi là bên yếu thế hơn trong hợp đồng. Bên cạnh đó, lĩnh vực bảo hiểm là một lĩnh vực chuyên môn với những thuật ngữ tương đối phức tạp, các cá nhân có nhận thức bình thường có thể sẽ khơng có điều kiện tìm hiểu kỹ lưỡng nên khơng hiểu hoặc hiểu không đúng những thuật ngữ này, dẫn đến tình trạng thực hiện khơng đúng nghĩa vụ hoặc không bảo vệ được quyền lợi của mình khi bị xâm phạm. Do đó, pháp luật cần phải đặt ra những quy định để đảm bảo cho người tham gia bảo hiểm có khả năng nhận thức về những điều khoản trong HĐBH và tránh được những cam kết ràng buộc có tính chất bất lợi từ phía DNBH.
Thứ hai, trên thực tế, người tham gia BHNT thường không trực tiếp thỏa thuận từng điều khoản trong HĐBH mà sẽ ký vào HĐBH do DNBH soạn sẵn với những điều khoản mẫu. Điều khoản mẫu trong HĐBHNT là những điều khoản do
DNBH đưa ra theo mẫu khi giao kết hợp đồng, nếu bên mua bảo hiểm chấp nhận giao kết thì được coi là chấp nhận tất cả những điều khoản đó29. Có thể thấy, trong quá trình xây dựng và giao kết những hợp đồng soạn trước này có thể xảy ra trường hợp như đã phân tích tại lý do thứ nhất, đó là DNBH lợi dụng sự yếu thế về chuyên môn bảo hiểm của khách hàng để đưa ra những điều khoản ràng buộc có tính chất bất lợi hoặc khơng cơng bằng. Chính vì vậy, pháp luật cần phải đưa ra các quy định nhằm xác lập cơ chế để cân bằng vị thế giữa các bên trong HĐBHNT.
29 Trần Vũ Hải (2008), ‘Điều khoản mẫu trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ’, Tạp chí Luật học, (số 08), tr14- tr20.
Thứ ba, người tham gia BHNT có sự phụ thuộc quyền lợi vào DNBH. Sau khi nộp phí bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm đã hồn tất nghĩa vụ của mình và sẽ được trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Chính vì sự lệ thuộc này mà DNBH có thể đưa ra các thỏa thuận, hoặc có những hành vi làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người tham gia bảo hiểm, ví dụ như những địi hỏi q mức trong các thủ tục khai báo hoặc chậm trễ trong việc quyết định trả tiền bảo hiểm,...30 Có thể thấy sự yếu thế do phụ thuộc lợi ích này tương tự như mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động khi người lao động có sự phụ thuộc vào người sử dụng lao động về mặt tài chính như tiền lương, tiền thưởng… Bên cạnh sự yếu thế do phụ thuộc vào việc trả tiền bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm còn yếu thế hơn so với DNBH nếu xét về phương diện nhu cầu duy trì hiệu lực của HĐBHNT do HĐBHNT có thời hạn bảo hiểm rất dài nên những thiệt hại do HĐBH bị chấm dứt trước hạn là rất lớn đối với người tham gia bảo hiểm.
Có thể thấy rằng, pháp luật là cơng cụ quan trọng quy định các quy tắc rõ ràng về bảo vệ người tiêu dùng trong lĩnh vực bảo hiểm và phải có đầy đủ các thỏa thuận về thể chế để thực thi một cách hiệu quả các quy tắc đó, đặc biệt là đối với những người tham gia bảo hiểm nhỏ lẻ31. Về cơ bản, những quyền lợi của người tham gia BHNT mà pháp luật chú trọng bảo vệ thường bao gồm:
- Một là, quyền được giải đáp và hướng dẫn về những thuật ngữ và điều khoản trong HĐBH để hiểu đúng và đầy đủ nội dung của HĐBHNT. Đây là một quyền rất quan trọng của người tham gia bảo hiểm để khắc phục phần nào sự chênh lệch về chuyên môn trong lĩnh vực bảo hiểm, đồng thời giúp người tham gia bảo hiểm hiểu rõ những nội dung mình sẽ cam kết để có sự cân nhắc và điều chỉnh cho phù hợp.
- Hai là, quyền được đối xử bình đẳng và cơng bằng trong suốt quá trình giao kết và thực hiện HĐBH. Trong BHNT, người tham gia bảo hiểm thường là cá nhân, dẫn đến khả năng chênh lệch vị thế cao hơn. Đây là một quyền của người tham gia bảo hiểm giúp cân bằng vị thế giữa các bên trong HĐBH.
- Ba là, quyền được trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Đây là quyền rất quan trọng của người tham gia bảo hiểm gắn liền với mục đích
30 Trần Vũ Hải (2014), Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực
tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học - Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.46.
của việc giao kết và thực hiện hợp đồng. Do đó, DNBH cần đảm bảo khả năng trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm và việc pháp luật đặt ra quy định đảm bảo khả năng thanh toán của DNBH cũng là một phương thức để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.