Cấu trúc pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 29 - 39)

7. Kết cấu của Luận văn

1.2. Khái quát về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

1.2.3. Cấu trúc pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Khi xem xét mối quan hệ giữa pháp luật và những quan hệ xã hội, có thể thấy pháp luật là yếu tố được xây dựng dựa trên những quan hệ xã hội. Từ nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội này trên thực tiễn sẽ định hình xây dựng những nội dung pháp luật tương ứng để đảm bảo cho những quan hệ xã hội diễn ra hài hòa, ổn định. Như vậy, khi đề cập đến cấu trúc pháp luật kinh doanh BHNT, cần xác định được các quan hệ xã hội có thể phát sinh trong hoạt động kinh doanh BHNT. Theo quan điểm của tác giả, xuất phát từ những quan hệ xã hội phát sinh và có nhu cầu điều chỉnh từ hoạt động kinh doanh BHNT, pháp luật kinh doanh BHNT cần có những nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình

thành lập và hoạt động của DNBH - chủ thể chức năng kinh doanh BHNT, tương ứng với nhóm quy định về địa vị pháp lý của DNBH.

Thứ hai, pháp luật điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh giữa DNBH với

người tham gia bảo hiểm, tương ứng với nhóm quy định chủ yếu về HĐBH.

Thứ ba, pháp luật cần điều chỉnh nhóm quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan

nhà nước có thẩm quyền với DNBH, tương ứng với nhóm quy định về hoạt động giám sát kinh doanh BHNT.

a) Quy định về địa vị pháp lý của DNBH kinh doanh BHNT

Về địa vị pháp lý của DNBH, cần xem xét từ quá trình thành lập DNBH, cơ cấu của doanh nghiệp và các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của DNBH, cụ thể như sau:

Thứ nhất, quy định về vấn đề cấp phép hoạt động DNBH:

Chủ thể kinh doanh bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng được gọi là DNBH. Pháp luật các quốc gia trên thế giới đều có quan điểm chung là chủ thể cung cấp sản phẩm BHNT là chủ thể kinh doanh.32

32 Trần Vũ Hải (2014), Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực

Mục đích của thủ tục cấp phép thành lập và hoạt động cho DNBH là để đảm bảo DNBH đáp ứng được những tiêu chuẩn, điều kiện đầu vào để thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm - vốn là lĩnh vực kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, đồng thời đảm bảo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện sự kiểm sốt, giám sát DNBH trong q trình hoạt động. Về cơ bản, việc quy định các điều kiện để DNBH được cấp phép thường khắt khe hơn so với doanh nghiệp thông thường được coi là một vấn đề hợp lý và được nhiều quốc gia cũng như các tổ chức quốc tế có ảnh hưởng đối với thị trường bảo hiểm trên toàn thế giới thừa nhận. Chẳng hạn, IAIS đã đưa ra nguyên tắc trong Các nguyên tắc cốt lõi của bảo hiểm (Insurance Core Principles - ICP) 2011 về điều kiện thành lập DNBH, theo đó một pháp nhân có ý định tham gia vào các hoạt động bảo hiểm phải có giấy phép trước khi pháp nhân đó có thể hoạt động trong phạm vi quản lý của một quốc gia33. Hiện nay, một số điều kiện cơ bản mà DNBH cần đáp ứng khi muốn được cấp phép là các điều kiện về quy mơ vốn, trụ sở chính, năng lực chun mơn và kinh nghiệm của đội ngũ quản trị điều hành, ...

Thứ hai, quy định về cơ cấu tổ chức, nhân sự và quản lý:

Trong vấn đề về cơ cấu tổ chức và nhân sự của DNBH, IAIS đã đưa ra những khuyến nghị cơ bản về nhân sự và tổ chức quản trị doanh nghiệp, theo đó những nội dung khuyến nghị nổi bật bao gồm:

- Một là, pháp luật cần đưa ra những tiêu chuẩn cụ thể đối với thành viên Hội đồng quản trị, quản lý cấp cao, người chủ chốt trong quản lý và các chủ sở hữu quan trọng của DNBH để đảm bảo những người này có những tiêu chuẩn phù hợp để có khả năng thực hiện vai trị của mình34.

- Hai là, pháp luật thường có những quy định yêu cầu DNBH thực hiện hoạt động quản trị doanh nghiệp một cách thận trọng, cũng như đảm bảo khả năng tự giám sát hoạt động kinh doanh của chính mình35.

33 IAIS (2011), Insurance core principles, standards, guidance and assessment methodology,

www.iaisweb.org .

34 Nội dung nguyên văn: “The supervisor requires Board Members, Senior Management, Key Persons in Control Functions and Significant Owners of an insurer to be and remain suitable to fulfill their respective roles”,

https://www.iaisweb.org/uploads/2022/01/191115-IAIS-ICPs-and-ComFrame-adopted-in-November- 2019.pdf .

35 Nội dung nguyên văn: “The supervisor requires insurers to establish and implement a corporate governance framework which provides for sound and prudent management and oversight of the insurer’s business and adequately recognises and protects the interests of policyholders”,

- Ba là, pháp luật cần yêu cầu DNBH phải có hệ thống quản lý rủi ro và kiểm sốt nội bộ có hiệu lực bao gồm những bộ phận thực hiện việc quản lý rủi ro, kiểm sốt tn thủ, tính tốn bảo hiểm và kiểm toán nội bộ36.

Thứ ba, quy định về cung ứng dịch vụ bảo hiểm thông qua các sản phẩm BHNT:

Pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận nguyên tắc sản phẩm BHNT là do DNBH tự thiết kế xây dựng trên cơ sở quyền tự chủ kinh doanh nhằm đáp ứng các nhu cầu bảo vệ và đầu tư của nhiều đối tượng khách hàng37. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp lý và hợp pháp của các sản phẩm bảo hiểm dự định cung cấp ra thị trường, DNBH được yêu cầu phải có sự phê chuẩn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Phê chuẩn có thể coi là một thủ tục pháp lý thể hiện ý chí của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thể hiện sự chấp thuận đối với hoạt động cung ứng dịch vụ BHNT của DNBH và sản phẩm BHNT của DNBH Việc phê chuẩn này không nhằm hạn chế quyền tự do kinh doanh của DNBH mà chỉ mang mục đích thẩm tra tính hợp pháp và hợp lý của sản phẩm BHNT.

Phân phối sản phẩm BHNT được hiểu là quy trình đưa sản phẩm BHNT tiếp cận khách hàng, từ đó các HĐBH được giao kết và thực hiện. Các kênh phân phối sản phẩm BHNT có thể được chia thành kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối qua trung gian, trong đó các chủ thể trung gian bao gồm đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm hay ngân hàng. Với vai trò trung gian đưa sản phẩm BHNT đến khách hàng, các chủ thể trung gian cũng cần phải đáp ứng những điều kiện luật định để thực hiện hoạt động trung gian này một cách hiệu quả, chuyên nghiệp và an toàn. Về cơ bản, những điều kiện mà pháp luật hướng tới những chủ thể phân phối sản phẩm bảo hiểm trung gian có thể là yêu cầu về giấy phép hành nghề, giấy phép thành lập và hoạt động, tiêu chuẩn nhân sự…

Thứ tư, quy định về hoạt động đầu tư của DNBH kinh doanh BHNT:

https://www.iaisweb.org/uploads/2022/01/191115-IAIS-ICPs-and-ComFrame-adopted-in-November- 2019.pdf .

36 Nội dung nguyên văn: “The supervisor requires an insurer to have, as part of its overall corporate governance framework, effective systems of risk management and internal controls, including effective functions for risk management, compliance, actuarial matters and internal audit”,

https://www.iaisweb.org/uploads/2022/01/191115-IAIS-ICPs-and-ComFrame-adopted-in-November- 2019.pdf .

37 Trần Vũ Hải (2014), Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực

Về nguyên tắc, pháp luật các quốc gia đều yêu cầu các DNBH phải tiến hành đầu tư một cách an toàn như nhau đối với cả hai nguồn vốn là dự phịng phí bảo hiểm nhàn rỗi và nguồn vốn chủ sở hữu, trên cơ sở đảm bảo giữ vững khả năng thanh toán thường xuyên38. Theo hướng dẫn của IAIS, pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư của DNBH cần đảm bảo khả năng thanh toán trong các hoạt động đầu tư của DNBH, giúp DNBH có thể giải quyết các rủi ro phải đối mặt đồng thời hạn chế DNBH đầu tư vào những vấn đề có nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, IAIS cũng khuyến nghị rằng những yêu cầu mà pháp luật đặt ra cần phải tạo ra cơ sở và động lực cho DNBH trong việc thực hiện quản lý hiệu quả đối với rủi ro trong lĩnh vực đầu tư39.

Thứ năm, quy định về khả năng thanh toán của DNBH kinh doanh BHNT:

Vấn đề đảm bảo khả năng thanh tốn của DNBH nói chung và DNBH kinh doanh BHNT nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng vì đây là yếu tố quyết định đến khả năng hoạt động ổn định của DNBH đồng thời đảm bảo quyền lợi của khách hàng khi tham gia các giao dịch với DNBH. Trong vấn đề này, IAIS cũng đã công nhận tầm quan trọng của việc đảm bảo khả năng thanh toán của DNBH và đưa ra khuyến nghị rằng cơ quan giám sát bảo hiểm cần thiết lập các yêu cầu an toàn vốn cho các mục đích đảm bảo khả năng thanh tốn, để DNBH có thể giải quyết những thiệt hại nghiêm trọng khơng lường trước được40. Nhằm đảm bảo khả năng thanh tốn, pháp luật thường đặt ra các quy định cụ thể liên quan đến các khoản tiền chứng minh năng lực tài chính của DNBH, cụ thể bao gồm nguồn vốn pháp định, nguồn dự phòng nghiệp vụ và quỹ dự trữ bắt buộc của DNBH.

- Quy định về vốn pháp định: Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà pháp luật yêu cầu DNBH phải đáp ứng khi thành lập nhằm đảm bảo khả năng hoạt động ổn định và hiệu quả của DNBH. Vốn pháp định là một yếu tố nền tảng cấu thành nên doanh nghiệp và là công cụ để doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động kinh doanh tạo ra doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp. Trên phương diện lý luận, cần hiểu rằng việc pháp luật quy định vốn pháp định trong một số ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh không phải là một quy định xâm phạm quyền tự do kinh doanh tất cả các

38 Trần Vũ Hải (2014), Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực

tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học - Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 53.

39 IAIS (2011), Insurance core principles, standards, guidance and assessment methodology,

www.iaisweb.org .

40 IAIS (2011), Insurance core principles, standards, guidance and assessment methodology,

ngành nghề mà pháp luật không cấm của các chủ thể kinh doanh. Việc quy định vốn pháp định là một trong những biện pháp để các doanh nghiệp chứng minh cho cơ quan nhà nước thấy được rằng mình đủ tiềm lực về kinh tế để thực hiện hoạt động kinh doanh hiệu quả, đủ tiềm lực để có thể đảm bảo an tồn, quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp mình, đặc biệt đối với một lĩnh vực có ảnh hưởng lớn như kinh doanh bảo hiểm. Trong vấn đề về vốn pháp định này, IAIS cũng yêu cầu các quốc gia phải thiết lập một mức vốn pháp định phù hợp và yêu cầu các DNBH phải đáp ứng để chứng minh cho tiềm lực tài chính của mình, cụ thể: Cơ quan giám sát cần thiết lập yêu cầu về vốn pháp định ở mức đủ để cho DNBH có thể thực hiện được nghĩa vụ bảo hiểm đúng thời hạn ngay cả khi gặp hồn cảnh khó khăn và DNBH phải duy trì nguồn vốn để đáp ứng các yêu cầu về vốn theo quy định41.

- Quy định về lập dự phòng nghiệp vụ và quỹ dự trữ bắt buộc: Dự phịng nghiệp vụ là khoản tiền mà DNBH phải trích lập nhằm mục đích thanh tốn cho những trách nhiệm bảo hiểm đã được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm (HĐBH) đã giao kết. Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, việc trích lập dự phịng nghiệp vụ từ nguồn phí bảo hiểm là hết sức quan trọng bởi lẽ sau khi giao kết các HĐBH, DNBH sẽ sở hữu một khoản tiền nhất định từ phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, DNBH sẽ không được coi khoản tiền này là nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, mà phải ln xác định đó là khoản nợ với khách hàng. Việc lập quỹ dự phòng nghiệp vụ nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết với khách hàng mà doanh nghiệp cịn nợ. Trong q trình các HĐBH có hiệu lực, doanh nghiệp kinh doanh BHNT sẽ ln phải đối mặt với nghĩa vụ thanh tốn một khoản tiền lớn khi các sự kiện bảo hiểm xảy ra, chính vì vậy việc chuẩn bị sẵn sàng cho những biến động tương lai là rất cần thiết để đảm bảo sự ổn định trong vận hành của DNBH.

b) Quy định về hợp đồng BHNT

HĐBHNT về bản chất là hợp đồng dân sự nên sẽ được áp dụng tương tự các nguyên tắc của giao dịch dân sự nói chung. Đối với một hợp đồng nói chung, các

41 IAIS (2011), Insurance core principles, standards, guidance and assessment methodology,

vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến hợp đồng đó bao gồm: chủ thể tham gia hợp đồng, nội dung của hợp đồng, hình thức của hợp đồng và hiệu lực của hợp đồng.

Thứ nhất, chủ thể tham gia HĐBHNT:

Bên cạnh những điều kiện chung của pháp luật dân sự liên quan đến năng lực hành vi để đảm bảo tư cách chủ thể của người tham gia HĐBH, pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm còn đưa ra điều kiện đặc thù đối với bên mua bảo hiểm chính là việc bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm được hiểu là những quyền lợi của bên mua bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm sẽ bị ảnh hưởng nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra. Chẳng hạn, dưới góc độ pháp luật Việt Nam, theo quy định tại Khoản 2 Điều 9 Luật Kinh doanh Bảo hiểm thì quyền lợi được bảo hiểm được hiểu là: “quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm”. Theo đó, xét dưới góc độ BHNT thì quyền lợi bảo hiểm trong BHNT là “quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm”42.

Thứ hai, nội dung của HĐBHNT:

Nội dung của HĐBHNT là tổng thể những thỏa thuận giữa DNBH và người tham gia bảo hiểm được ghi nhận dưới dạng các điều khoản trong HĐBHNT. Trên thực tế, do tính chất phức tạp và đặc trưng của HĐBHNT, pháp luật nhiều quốc gia đều thống nhất rằng cần quy định bắt buộc một số nội dung cần phải có trong một HĐBHNT để thể hiện tính chất của hợp đồng cũng như để bảo vệ lợi ích của các người tham gia bảo hiểm43. Điều này có nghĩa là, trong HĐBHNT, pháp luật sẽ không quy định cụ thể nội dung của HĐBHNT bao gồm những vấn đề gì nhưng sẽ yêu cầu một số nội dung mà các bên bắt buộc phải thỏa thuận trong HĐBH.

Thứ ba, hình thức của HĐBHNT:

Trên thực tế, hầu hết pháp luật các quốc gia hiện nay đều yêu cầu HĐBHNT phải được lập bằng hình thức văn bản44. Mục đích chính của quy định này là nhằm đảm bảo tính minh bạch của HĐBH, đảm bảo khả năng thực hiện đúng hợp đồng của các bên cũng như tạo thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà

42 Theo khoản 2 Điều 9 Luật Kinh doanh bảo hiểm

43 Chẳng hạn như pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của Đức hay Việt Nam đều đặt ra quy định về những điều khoản chủ yếu và bắt buộc của hợp đồng bảo hiểm.

nước có thẩm quyền. Ngồi ra, thực tế cho thấy, khác với hợp đồng của các giao dịch dân sự thơng thường, HĐBHNT có thể khơng chỉ là một bản hợp đồng mà còn

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w