Khả năng thanh toán, giải thể và phá sản doanh nghiệp bảo hiểm kinh

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 44 - 49)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1. Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

2.1.4. Khả năng thanh toán, giải thể và phá sản doanh nghiệp bảo hiểm kinh

kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

2.1.4.1. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm

Tại Việt Nam, quy định về khả năng thanh toán của DNBH được ghi nhận tại một số văn bản như Nghị định 73/2016/NĐ-CP và Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định này. Theo đó, DNBH phải ln duy trì khả năng thanh tốn trong suốt q trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Như vậy, việc xác định khả năng thanh tốn của DNBH đóng vai trị quan trọng trong q trình hoạt động kinh doanh bảo hiểm của doanh nghiệp này.

Trên thực tế và theo quy định của pháp luật, việc xác định khả năng thanh toán của doanh nghiệp BHNT sẽ dựa trên các yếu tố sau:

Thứ nhất, vốn pháp định: Trong suốt quá trình hoạt động, doanh nghiệp

BHNT phải ln duy trì số vốn điều lệ đã góp khơng thấp hơn mức vốn pháp định được quy định hiện nay là 600 tỷ đồng Việt Nam.55

Việc góp vốn của các tổ chức, cá nhân hiện cũng được Nghị định 73/2016/NĐ- CP quy định khá chặt chẽ và đầy đủ, đặc biệt là yêu cầu về nguồn gốc vốn góp và giới hạn góp vốn. Cụ thể, theo Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 73/2016/NĐ-CP,

54 Trần Vũ Hải (2014), Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực

tiễn, Luận án Tiến sĩ Luật học - Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr. 81.

tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.

Ngồi ra, liên quan đến vấn đề vốn điều lệ, pháp luật cũng yêu cầu DNBH phải đảm bảo vốn điều lệ tương xứng với phạm vi và nội dung kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động, chẳng hạn như phải tăng vốn nếu mở thêm chi nhánh hoặc bổ sung thêm loại hình bảo hiểm. Trong trường hợp thay đổi vốn điều lệ thì DNBH phải có đơn đề nghị và văn bản giải trình gửi Bộ Tài chính. Trong thời hạn 14 ngày, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị và hồ sơ hợp lệ, Bộ Tài chính phải trả lời bằng văn bản về việc chấp thuận hoặc từ chối chấp thuận.56

Thứ hai, trích lập dự phịng nghiệp vụ:

Về cơ bản, doanh nghiệp BHNT phải trích lập dự phịng nghiệp vụ cho từng HĐBHNT tương ứng với trách nhiệm của DNBH.57 Pháp luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành ghi nhận, DNBH kinh doanh BHNT phải trích lập các loại dự phịng nghiệp vụ bao gồm dự phịng tốn học, dự phịng bồi thường, dự phịng phí chưa được hưởng, dự phịng chia lãi, dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết và dự phòng đảm bảo cân đối.58 Do mỗi loại dự phịng lại có nhiều phương pháp tính khác nhau, DNBH được quyền chủ động lựa chọn phương pháp trích lập nhưng phải được Bộ Tài chính phê chuẩn.

Thứ ba, biên khả năng thanh toán:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, DNBH phải ln duy trì khả năng thanh tốn trong suốt q trình hoạt động nhằm đảm bảo đáp ứng những nghĩa vụ tài chính của mình. Khả năng thanh tốn của DNBH được xác định bằng biên khả năng thanh toán tối thiểu mà DNBH phải đáp ứng. DNBH được coi là có đủ khả năng thanh tốn khi đã trích lập đầy đủ dự phịng nghiệp vụ theo quy định và có biên khả năng thanh tốn khơng thấp hơn biên khả năng thanh toán tối thiểu. Đối với DNBH kinh doanh BHNT, việc xác định biên khả năng thanh toán được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.

Như vậy, việc xác định khả năng thanh toán của doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam được áp dụng theo phương pháp tỷ lệ cố định tương tự như các nước thuộc Liên minh Châu Âu. Pháp luật nhiều quốc gia khác cũng quy định tương tự

56 Điều 18 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.

57 Khoản 1 Điều 54 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.

như vậy về khả năng thanh tốn của DNBH. Ví dụ, Luật Bảo hiểm Trung Quốc quy định: “Một doanh nghiệp bảo hiểm phải duy trì khả năng thanh toán tối thiểu tương

xứng với quy mơ kinh doanh của mình. Sau khi đã trừ số tiền trách nhiệm thực tế của doanh nghiệp bảo hiểm từ giá trị tài sản thực tế của nó, kết quả sẽ khơng ít hơn số tiền theo quy định của cơ quan giám sát bảo hiểm. Trong trường hợp số dư ít hơn số tiền quy định, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ được yêu cầu bổ sung vốn chủ sở hữu để đảm bảo sự thặng dư theo đúng quy định”59. Theo pháp luật Vương quốc Anh, một DNBH cần đảm bảo khả năng thanh tốn tối thiểu bằng 4% dự phịng toán học trong trường hợp DNBH phải chịu rủi ro đầu tư và ở mức thấp hơn nếu mức độ rủi ro theo cam kết là thấp hơn60. Như vậy, có thể nhận xét khái quát là những quy định về biên khả năng thanh toán tối thiểu của DNBH theo pháp luật Việt Nam là khá tương đồng so với quy định của nhiều quốc gia.

Thứ tư, quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

Một bước tiến quan trọng của Luật Kinh doanh Bảo hiểm sau khi được Quốc hội sửa đổi, bổ sung vào năm 2010 là việc quy định về Quỹ Bảo vệ Người được Bảo hiểm (Quỹ BVNĐBH) để bảo vệ quyền lợi của người được bảo hiểm trong trường hợp DNBH phá sản hoặc mất khả năng thanh tốn với nguồn tài chính được trích lập theo tỷ lệ phần trăm trên phí bảo hiểm áp dụng đối với tất cả HĐBH. Hiện nay, Quỹ BVNĐBH được quy định cụ thể trong Chương VIII, Nghị định 73/2016/NĐ-CP.

Theo quy định hiện hành, Quỹ BVNĐBH được quản lý tập trung tại Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam và được hạch toán, quản lý, theo dõi riêng đối với từng loại hình BHNT và bảo hiểm phi nhân thọ.

Ngồi ra pháp luật hiện hành còn quy định DNBH phải lập quỹ dự trữ bắt buộc để bổ sung vốn điều lệ và bảo đảm khả năng thanh toán. Quỹ dự trữ bắt buộc được DNBH trích hàng năm theo tỷ lệ 5% lợi nhuận sau thuế và tối đa bằng 10% vốn điều

59 The People's Republic of China (2002), The Insurance Law, http://www.china.org.cn/ english/DAT/214788.html, truy cập 26/04/2022.

60 Association of International Life Offices, “A summary of the life insurance policyholder protection measures in Guernsey, the Isle of Man, Ireland,

lệ. Quy định tương tự cũng có ở nhiều quốc gia, ví dụ như tại Vương quốc Anh, DNBH phải đáp ứng các yêu cầu Quỹ dự trữ ở mức tối thiểu là 3 triệu bảng Anh61.

2.1.4.2. Giải thể, phá sản doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

Vấn đề giải thể và phá sản DNBH kinh doanh BHNT hiện được quy định tại Điều 82 và Điều 83 Luật Kinh doanh Bảo hiểm. Cụ thể:

Đối với giải thể doanh nghiệp, Điều 82 ghi nhận các trường hợp DNBH giải thể bao gồm:

Thứ nhất, tự nguyện xin giải thể nếu có khả năng thanh tốn các khoản nợ:

điều kiện quan trọng để thực hiện việc giải thể trong trường hợp tự nguyện xin giải thể là DNBH phải có khả năng thanh tốn các khoản nợ. Việc xác định khả năng thanh toán của DNBH sẽ phụ thuộc vào các yếu tố đã được phân tích tại mục

2.6.1.1 của Luận văn. Khi đó, nếu DNBH đảm bảo được tất cả các yếu tố này, và có mong muốn giải thể, doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục giải thể theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động mà khơng có quyết định gia hạn: điều này có nghĩa, khi hết thời hạn hoạt

động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động, mà khơng có quyết định gia hạn thì DNBH đương nhiên sẽ bị giải thể, và việc giải thể trong trường hợp này khơng phụ thuộc vào ý chí tự nguyện hay khơng của doanh nghiệp như trường hợp doanh nghiệp tự nguyện giải thể.

Thứ ba, bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định tại các Điểm a, b, đ và e, Khoản 1, Điều 68 của Luật Kinh doanh Bảo hiểm, bao gồm: hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động có thơng tin cố ý làm sai sự thật; sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động mà không bắt đầu hoạt động; hoạt động sai mục đích hoặc khơng đúng với nội dung quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động; và không bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết với bên mua bảo hiểm.

Thứ tư, các trường hợp khác theo quy định của pháp luật: Quy định này được

đưa ra nhằm mục đích dự trù trường hợp các Luật khác (khơng phải là Luật Kinh doanh Bảo hiểm) đưa ra quy định ghi nhận các trường hợp giải thể mà Luật Kinh

61 Association of International Life Offices, “A summary of the life insurance policyholder protection

measures in Guernsey, the Isle of Man, Ireland, Luxembourg and UK for professional advisers”,

doanh Bảo hiểm không ghi nhận, từ đó tránh xảy ra tình trạng mâu thuẫn trong quy định pháp luật giữa các lĩnh vực luật khác nhau.

Khi đó, thủ tục giải thể DNBH trong trường hợp này được ghi nhận tại Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể các bước bao gồm:

Bước 1: Thông qua quyết định giải thể

Bước 2: Tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp Bước 3: Gửi quyết định giải thể và biên bản họp Bước 4: Cập nhật tình trạng doanh nghiệp Bước 5: Thủ tục đối với cơ quan thuế Bước 6: Nộp hồ sơ giải thể

Bước 7: Chuyển tình trạng giải thể

Hồ sơ giải thể được quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định 73/2016/NĐ-CP bao gồm: Đơn đề nghị giải thể trong trường hợp tự nguyện giải thể hay quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động mà khơng có quyết định gia hạn và bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động; bằng chứng chứng minh việc thực hiện hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản và cam kết khơng trong q trình giải quyết tranh chấp tại tịa án hoặc cơ quan trọng tài; giấy phép thành lập và hoạt động.

Đối với phá sản doanh nghiệp, Điều 83 Luật Kinh doanh Bảo hiểm quy định:

“Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm khơng có khả năng thanh tốn các khoản nợ đến hạn, sau khi áp dụng các biện pháp khơi phục khả năng thanh tốn mà vẫn mất khả năng thanh tốn thì việc phá sản doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.” Các biện pháp khôi

phục khả năng thanh toán theo quy định tại Điều 79 Luật Kinh doanh Bảo hiểm bao gồm các biện pháp sau: lập phương án khơi phục khả năng thanh tốn, củng cố tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo Bộ Tài chính và thực hiện phương án đã được Bộ Tài chính chấp thuận; thực hiện yêu cầu của Bộ Tài chính về việc khơi phục khả năng thanh tốn.

Hồ sơ, trình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp nói chung và DNBH được quy định trong Luật Phá sản năm 2014. Trong đó, về cơ bản, các bước thực hiện thủ tục phá sản bao gồm:

Bước 2: Tòa án nhận đơn. Bước 3: Tòa án thụ lý đơn. Bước 4: Mở thủ tục phá sản. Bước 5: Hội nghị chủ nợ.

Bước 6: Ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản. Bước 7: Thi hành tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w