2.2 .Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hoạt động kinh doanh bảo
3.2.3. Quy định về hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm
Thứ nhất, sửa đổi một số nội dung về giới hạn đầu tư của DNBH kinh doanh
BHNT. Hiện nay, theo quy định tại Điều 62 Nghị định 73/2016/NĐ-CP, doanh nghiệp BHNT được phép:
79 Trần Vũ Hải (2014), Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực
“a) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, cơng trái xây dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh khơng hạn chế;
b) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng khơng hạn chế;
c) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Kinh doanh bất động sản theo quy định tại Luật Kinh doanh Bất động sản tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
đ) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm”.
Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, ngoại trừ trái phiếu Chính phủ, các đối tượng đầu tư khác đều cần được đặt ra giới hạn đầu tư, kể cả việc đầu tư bằng cách gửi tiền vào tổ chức tín dụng hoặc mua trái phiếu doanh nghiệp được bảo lãnh. Có thể thấy rằng, hệ thống tổ chức tín dụng có thể ln đối mặt với nhiều rủi ro cần được tái cơ cấu, đặc biệt là rủi ro nợ xấu, nên việc quy định giới hạn đầu tư thông qua kênh gửi tiền là một biện pháp nhằm hạn chế khả năng ảnh hưởng dây chuyền trên thị trường tài chính.
Phân biệt giữa trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh của Chính phủ với trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc bảo lãnh của tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng. Về lý thuyết, giới hạn dành cho trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh nên là cao nhất và thấp nhất là trái phiếu được bảo lãnh bởi tổ chức khơng phải tổ chức tín dụng.
Khơng cho phép DNBH đầu tư quá nhiều vào một loại hình đầu tư, ví dụ như chỉ đầu tư vào cổ phiếu của một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp có quan hệ sở hữu với nhau, hoặc chỉ gửi tiền vào một tổ chức tín dụng. Cần có những quy định để u cầu DNBH phải phân tán các khoản đầu tư bằng các giới hạn đầu tư của DNBH đối với từng chủ thể tiếp nhận đầu tư. Bên cạnh việc quy định những giới hạn tối đa như ở trên, người viết cho rằng cũng cần quy định những giới hạn tối thiểu để đảm bảo định hướng phát triển thị trường vốn của nhà nước.
Thứ hai, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cần quy định cụ thể về hoạt động
ủy thác đầu tư của DNBH để đảm bảo những giới hạn đầu tư được tuân thủ. Hiện nay, pháp luật khơng có quy định cụ thể về hoạt động ủy thác đầu tư của DNBH,
trong khi đó phương thức đầu tư này chiếm một tỷ lệ đáng kể. Chính vì vậy, cơ quan có thẩm quyền cần hướng dẫn cụ thể và phương thức đầu tư này, khẳng định các giới hạn đầu tư đối với từng lĩnh vực đầu tư bao gồm cả trường hợp DNBH trực tiếp đầu tư và trường hợp DNBH ủy thác đầu tư, ngăn cấm DNBH “lách” giới hạn đầu tư thơng qua việc ủy thác đầu tư.
Bên cạnh đó, pháp luật cần quy định rõ về điều kiện đối với tổ chức nhận ủy thác đầu tư do đây là chủ thể có vai trị rất quan trọng trong việc đảm bảo sự an toàn đối với các khoản đầu tư được DNBH ủy thác. Những điều kiện này có thể bao gồm điều kiện về khả năng tài chính, cơ cấu tổ chức, năng lực của đội ngũ quản lý, kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời yêu cầu tổ chức nhận ủy thác thường xuyên cung cấp, minh bạch thông tin về khoản đầu tư cũng như tiến trình đầu tư để cơ quan nhà nước và DNBH theo dõi, giám sát hiệu quả đầu tư.