2.2 .Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
2.5. Một số bất cập trong quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân
2.5.2. Một số nguyên nhân
Theo quan điểm của người viết, một số bất cập được đề cập và phân tích tại mục 2.5.1 có thể xuất phát từ một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, về mặt kỹ thuật lập pháp
Như đã đề cập trước đó, so với thị trường bảo hiểm của các quốc gia trên thế giới, thì thị trường kinh doanh bảo hiểm ở Việt Nam còn là một thị trường khá mới và non trẻ. Trên phương diện pháp lý, cho đến năm 1993, khi Nghị định số 100/CP của Chính phủ về Kinh doanh bảo hiểm được ban hành, thị trường bảo hiểm Việt Nam mới bắt đầu có những bước phát triển nhất định, chứng kiến sự tham gia của nhiều doanh nghiệp cả trong và ngồi nước, đi kèm với đó sự đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm. Có thể nhận định rằng, khung pháp lý là yếu tố đóng trị then chốt quan trọng trong sự phát triển của thị trường bảo hiểm. Năm 2000, Luật Kinh doanh bảo hiểm được ban hành, thay thế cho Nghị định số 100/CP, và tiếp tục được sửa đổi vào năm 2010 và năm 2019, đưa ra những quy định phù hợp điều chỉnh nhiều vấn đề quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, cho thấy sự chú trọng của Nhà nước và cơ quan lập pháp trong việc sửa đổi, bổ sung pháp luật để bắt kịp với sự phát triển của các quan hệ pháp luật.
Tuy nhiên, mặc dù đã đươc trải qua nhiều lần sửa đổi và hoàn thiện, Luật Kinh doanh Bảo hiểm hiện hành và các hệ thống văn bản vẫn còn nhiều bất cập, chủ yếu nằm ở việc thiếu các quy định điều chỉnh trong nhiều trường hợp, dẫn đến rủi ro cho người tham gia bảo hiểm và DNBH, thậm chí cịn tiềm ẩn nguy cơ khơng có quy định để điều chỉnh các vấn đề mới hoặc giải quyết các tranh chấp phát sinh. Theo quan điểm của người viết, trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí và mức sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu được bảo hiểm hay tiết kiệm, đầu tư ngày càng phổ biến, tuy nhiên kỹ thuật lập pháp trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm lại chưa thực sự có tính dự báo và bao qt, nhiều nội dung chưa sát với thực tế, chưa hướng dẫn chi tiết thậm chí chưa có quy định (chẳng hạn như thủ tục phê chuẩn sản phẩm BHNT, việc từ chối tư cách người thụ hưởng, các thành phần hồ sơ có giá trị hợp đồng…). Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật, trong một vài nội dung, cịn chưa có sự đồng bộ, gây ra chồng chéo và những cách áp dụng pháp luật không thống nhất (chẳng hạn như trường hợp HĐBH vô hiệu).
Thứ hai, về hiểu biết và nhận thức pháp luật của xã hội
Có thể thấy, sau hơn 20 năm hình thành và phát triển, thị trường bảo hiểmViệt Nam đã khơng ngừng hồn thiện và lớn mạnh, là kênh huy động vốn dài hạn hữu hiệu của nền kinh tế, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đáp ứng nhu cầu tham gia bảo hiểm của người dân, mạng lưới các DNBH đã được hình thành khá nhanh, từ duy nhất 01 DNBH thuộc sở hữu của Nhà nước là Bảo Việt (trước năm 1993), đến hết năm 2018, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã có 64 doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài với gần 1.200 sản phẩm bảo hiểm phục vụ nhu cầu tham gia bảo hiểm đa dạng, phong phú của người dân.
Như vậy, theo quan điểm của người viết, việc tham gia BHNT trong giai đoạn hiện nay không phải là một điều hiếm thấy hay khó tiếp cận, tuy nhiên một bộ phận khơng nhỏ người dân cịn chưa thực sự quan tâm hoặc chưa có điều kiện tìm hiểu về thị trường bảo hiểm và các sản phẩm bảo hiểm. Công tác tuyên truyền chưa sâu rộng đã khiếu rất nhiều người bỏ qua cơ hội tham gia bảo hiểm để được bảo vệ tài chính hay thực hiện đầu tư – đồng nghĩa với việc các DNBH vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng khách hàng. Thực tế cho thấy, người dân cịn có những ngộ nhận hay “định kiến” đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm hay các sản phẩm
BHNT, cho rằng BHNT tương đội với loại hình kinh doanh đa cấp khơng chính thống, phải đóng mức phí bảo hiểm cao, “dễ đóng khó địi” hay lo sợ bị các DNBH lừa đảo, …
Theo quan điểm của người viết, việc xã hội chưa thực sự quan tâm đến bảo hiểm, bên cạnh việc ảnh hưởng đến sự phát triển của các DNBH, cịn ảnh hưởng đến sự phát triển hồn thiện của các quy định pháp luật. Khi các quan hệ bảo hiểm khơng thực sự biến hóa, phát triển sơi động, các vấn đề phức tạp được đặt ra đòi hỏi pháp luật điều chỉnh cũng sẽ không nhiều, cơ quan lập pháp cũng bị ảnh hưởng khi thực hiện đánh giá, dự báo thực tế nhằm sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật.