Cấp Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 39 - 41)

7. Kết cấu của Luận văn

2.1. Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

2.1.1. Cấp Giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm

Trước hết, theo quy định của pháp luật Việt Nam, lĩnh vực kinh doanh BHNT chỉ có thể được thực hiện thơng qua việc thành lập DNBH tại Việt Nam. Nói cách khác, pháp luật không chấp nhận việc thành lập chi nhánh của DNBH nước ngoài để kinh doanh BHNT tại Việt Nam, trong khi DNBH nước ngoài thuộc lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ có thể thực hiện việc này, theo đó Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2000, sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019 và Nghị định 73/2016/NĐ-CP chỉ đề cập đến “chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngồi” mà khơng đề cập đến “chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ nước ngoài”.

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 73/2016/NĐ-CP chỉ ra nguyên tắc chung khi cung cấp dịch vụ bảo hiểm tại Việt Nam, đó là “Tổ chức, cá nhân muốn hoạt động kinh

doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, hoạt động môi giới bảo hiểm tại Việt Nam phải được Bộ Tài chính cấp Giấy phép thành lập và hoạt động”. Như vậy, về

mặt nguyên tắc, DNBH chỉ được thành lập và hoạt động khi thỏa mãn những điều kiện luật định và phải được Bộ Tài chính cấp phép. Giấy phép thành lập và hoạt động sẽ là điều kiện quan trọng để DNBH có thể thực hiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Quy định này của pháp luật Việt Nam có sự tương đồng với nhiều quốc gia khác trên thế giới khi quy định rằng Giấy phép thành lập và hoạt động là cơ sở quan trọng đề DNBH hoạt động một cách hợp pháp. Theo quy định của pháp luật Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức hay Australia, DNBH chỉ được thành lập sau khi được cấp Giấy phép của của cơ quan có thẩm quyền quản lý lĩnh vực bảo hiểm và DNBH đó chỉ được hoạt động trong phạm vi Giấy phép được cấp47.

Điều 63 Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Chương 2 của Nghị định 73/2016/NĐ- CP đã đặt ra các điều kiện để một DNBH được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm:

47 France, Insurance Code, http://www.legifrance.gouv.fr/content/download/1961/ 13731/version/2/file/Code_38.pdf, truy cập 24/04/2022

Thứ nhất, có số vốn điều lệ đã góp khơng thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ: Nhìn chung, việc quy định vốn pháp định là một trong

những biện pháp để các DNBH chứng minh cho cơ quan Nhà nước thấy được tiềm lực về kinh tế để kinh doanh trong lĩnh vực xác định, đủ năng lực để có thể kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm đồng thời có thể đảm bảo an tồn, quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng khi tham gia giao dịch với DNBH đó. Theo quy định hiện hành, mức vốn pháp định đối với doanh nghiệp kinh doanh BHNT và bảo hiểm sức khỏe là 600 tỷ đồng Việt Nam; doanh nghiệp kinh doanh BHNT và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí thì mức vốn pháp định là 800 tỷ đồng Việt Nam; trường hợp kinh doanh BHNT kết hợp với bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí thì mức vốn pháp định áp dụng với DNBH là 1.000 tỷ đồng Việt Nam48.

Thứ hai, có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật: theo Điều 64 Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Điều 11, Điều 12 Nghị định

73/2016/NĐ-CP.

Thứ ba, có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của Luật Kinh doanh Bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật: theo quy định của pháp

luật Việt Nam hiện hành, DNBH có thể tổ chức dưới các loại hình bao gồm cơng ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã bảo hiểm và tổ chức bảo hiểm tương hỗ, trong đó tổ chức bảo hiểm tương hỗ là tổ chức có tư cách pháp nhân được thành lập để kinh doanh bảo hiểm nhằm mục đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên là các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động trong cùng một lĩnh vực, ngành nghề hoặc sinh sống trên cùng một địa bàn và có cùng loại rủi ro. DNBH khi có nhu cầu thành lập và hoạt động sẽ phải lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp này đồng thời xây dựng Điều lệ doanh nghiệp hợp pháp tương ứng và đáp ứng được các quy định của pháp luật doanh nghiệp.

Thứ tư, người quản trị, người điều hành có năng lực quản lý, chun mơn, nghiệp vụ về bảo hiểm: Để đảm bảo năng lực của các chủ thể tham gia quản lý

DNBH, Luật Kinh doanh Bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn đã quy định khá chi tiết những điều kiện đối với những chủ thể quản trị, điều hành DNBH, trong đó bao gồm các tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể với từng chức danh. Các tiêu chuẩn

chung bao gồm không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp đồng thời không bị xử phạt hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, khơng bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải; khơng trực tiếp liên quan đến vụ án đã bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn cụ thể thường tập trung đến vấn đề kinh nghiệm quản lý, điều hành, bằng cấp chứng minh năng lực chun mơn và vấn đề cư trú.

Có thể đánh giá rằng, điều kiện để được cấp phép của DNBH Việt Nam cũng tương đồng với nhiều quốc gia49. Việc hướng tới các điều kiện về vốn, tiêu chuẩn người quản lý điều hành doanh nghiệp, tiêu chuẩn người góp vốn thành lập doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp, hồ sơ xin cấp phép đều là những điều kiện phù hợp, có tính chất bao qt tồn diện để đảm bảo DNBH có nền tảng xây dựng doanh nghiệp và phát triển hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.

Xét trên phương diện nghiệp vụ bảo hiểm được phép kinh doanh, pháp luật kinh doanh bảo hiểm Việt Nam không cho phép DNBH đồng thời kinh doanh BHNT và bảo hiểm phi nhân thọ đối với nghiệp vụ bảo hiểm gốc, ngoại trừ trường hợp doanh nghiệp BHNT kinh doanh kết hợp nghiệp vụ bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người. Nói cách khác, DNBH kinh doanh BHNT khơng được chào bán các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ mà chỉ được bán những sản phẩm phi nhân thọ có tính chất bổ trợ cho sản phẩm BHNT được cung cấp.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w