7. Kết cấu của Luận văn
2.1. Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
2.1.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Luật Kinh doanh Bảo hiểm, các sản phẩm BHNT mà DNBH được phép cung cấp bao gồm: bảo hiểm trọn đời, bảo hiểm sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp, bảo hiểm trả tiền định kỳ, bảo hiểm liên kết đầu tư và bảo hiểm hưu trí. Như vậy, có thể nhận xét rằng hầu hết các sản phẩm BHNT thông dụng trên thế giới đều được pháp luật cho phép cung cấp tại thị trường bảo hiểm Việt Nam nhằm đáp ứng sự đa dạng trong nhu cầu của những đối tượng khách hàng khác nhau50. Khoản 3 Điều 39 Nghị định 73/2016/NĐ-CP ghi nhận, các sản phẩm thuộc nghiệp vụ BHNT phải được Bộ Tài chính phê chuẩn trước khi triển khai. Để đảm bảo sản phẩm BHNT được thiết kế đúng với chính sách của nhà nước, Khoản 5 Điều 39 Nghị định 73/2016/NĐ-CP đã đưa ra các nguyên tắc khi xây dựng sản phẩm BHNT.
50 Trần Vũ Hải (2014), Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam những vấn đề lý luận và thực
Về phí bảo hiểm, phí bảo hiểm phải được xây dựng dựa trên số liệu thống kê, bảo đảm khả năng thanh toán của DNBH, chi nhánh nước ngoài và phải tương ứng với điều kiện và trách nhiệm bảo hiểm51.
Về thủ tục phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm, Khoản 1 Điều 40 Nghị định 73/2016/NĐ-CP và Điều 6 Thông tư 50/2017/TT-BTC đã quy định khá chi tiết về vấn đề này. Theo đó, DNBH phải nộp Bộ Tài chính một (01) bộ hồ sơ đề nghị phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm gồm. Thực tế cho thấy, quy định về phê chuẩn sản phẩm BHNT tại Việt Nam là cần thiết trong bối cảnh thị trường bảo hiểm còn non trẻ. Tại một số quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển, đều có những quy định khá chặt chẽ về việc phê chuẩn sản phẩm BHNT. Chẳng hạn như, tại Thái Lan, HĐBHNT bao gồm cả các tài liệu liên quan phải được người đứng đầu cơ quan quản lý bảo hiểm phê chuẩn và DNBH không được quyền cung cấp dưới bất kỳ một hình thức nào khác ngồi hình thức đã đề nghị phê chuẩn52. Tuy nhiên, một số quốc gia có thị trường BHNT phát triển như Anh và Úc, các sản phẩm BHNT không nhất thiết phải được cơ quan quản lý nhà nước phê chuẩn, nhưng phải tuân thủ theo các quy định pháp luật về BHNT. Trong trường hợp các cơ quan này cho rằng, nội dung sản phẩm bảo hiểm đã xâm phạm đến lợi ích khách hàng, thì họ có quyền u cầu thay đổi những nội dung đó53.
Ở Việt Nam, pháp luật có quy định DNBH có thể phân phối thơng qua kênh bán trực tiếp, thông qua kênh đại lý hoặc môi giới bảo hiểm, thơng qua đấu thầu và các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Đối với kênh phân phối qua trung gian, pháp luật hiện hành đưa ra các quy định về điều kiện hoạt động của đại lý bảo hiểm và môi giới bảo hiểm để đảm bảo chất lượng dịch vụ bảo hiểm cũng như bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm. Theo quy định của Luật Kinh doanh Bảo hiểm, Nghị định 73/2016/NĐ-CP, Thơng tư 50/2017/TT-BTC thì đại lý bảo hiểm có thể là cá nhân hoặc tổ chức, trong khi đó mơi giới bảo hiểm phải được thành lập dưới hình thức doanh nghiệp nhưng đều phải tuân thủ các điều kiện của pháp luật mà chủ yếu là điều kiện về năng lực
51 Theo điểm d khoản 5 Điều 39 Nghị định 73/2016/NĐ-CP.
52 Thailand (1992), Life insurance Act (amended 2008), http://www.oic.or.th/ upload/lifeinsurrance/download/883-4137.pdf
53 Micheal Curley (2007), Luật Kinh doanh Bảo hiểm và hợp đồng bảo hiểm, mã số VITC-NT02, Viện Bảo hiểm và Tài chính Australia – New Zealand phối hợp với Dự án Trung tâm đào tạo bảo hiểm Việt Nam ấn hành, Hà Nội, tr.62.
và chuyên môn nghiệp vụ. Đối với đại lý bảo hiểm là tổ chức thì tất cả những cá nhân có khả năng đại diện cho tổ chức đại lý đều phải thỏa mãn điều kiện giống như đại lý là cá nhân. Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, doanh nghiệp này phải được cấp phép hoạt động hợp pháp và đáp ứng điều kiện về vốn điều lệ.
Trong khi pháp luật Việt Nam chỉ yêu cầu về điều kiện năng lực thông qua kỳ sát hạch, thì nhiều quốc gia thường quy định đại lý bảo hiểm phải được cấp phép hành nghề theo các điều kiện hết sức chặt chẽ. Chẳng hạn như Thái Lan, để trở thành một đại lý bảo hiểm, cá nhân phải đủ đáp ứng tiêu chuẩn chuyên môn, cư trú tại Thái Lan và phải được người đứng đầu cơ quan quản lý bảo hiểm cấp phép.
Từ những phân tích trên đây, có thể nhận thấy, đa số các quy định của pháp luật Việt Nam về cung ứng dịch vụ BHNT là phù hợp với bản chất của lĩnh vực kinh doanh này và tương đồng với nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả một số quốc gia có thị trường bảo hiểm phát triển54.