Phương pháp quản lý thanh khoản

Một phần của tài liệu Quản lý thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 29 - 32)

1.3. Qu ản lý thanh khoản

1.3.5.2. Phương pháp quản lý thanh khoản

Quản lý theo phương pháp truyền thống

Quản lý theo phương pháp truyền thống hay còn gọi là phương pháp phân tích thanh khoản tĩnh, là phương pháp quản lý thanh khoản bằng cách phân tích các chỉ số rút ra từ bảng tổng kết tài sản và cơ sở dữ liệu hiện tại, từ đó đưa ra giới hạn cho các chỉ số đảm bảo thanh khoản.

Một số chỉ tiêu quản lý thanh khoản thông dụng:

Chỉ số trạng thái tiền mặt

Trạng thái tiền mặt = Ti ền mặt + tiền gửi tại các định chế t ài chính (1.5) Tổng tài sản Có

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của các ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Nếu chỉ số này càng lớn thì ngân hàng càng có khả năng thanh tốn để xử lý các nhu cầu tiền mặt tức thời. Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao thì lại giảm lợi nhuận của ngân hàng. Các ngân hàng thương mại tự ấn định chỉ số trạng thái tiền mặt của ngân hàng mình, thơng thường chỉ tiêu này dao động từ 2% - 3% là hợp lý.

Tỷ lệ khả năng chi trả

Tỷ lệ khả năng chi trả = Tổng tài sản Có thanh tốn ngay

Tổng Nợ phải trả (1.6)

Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Thông thường các ngân hàng không đặt giới hạn cho chỉ tiêu này, trên thực tế hiện nay các ngân hàng đang có xu hướng tăng đầu tư vào giấy tờ có giá và đầu tư liên ngân hàng nhằm mục tiêu lành mạnh hóa tình hình tài chính.

Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại Thông tư 13/2010/TT- NHNN ngày 20/05/2010 quy định tỷ lệ tối thiểu giữa tổng tài sản Có thanh tốn ngay và Tổng Nợ phải trả bằng 15%; và tỷ lệ tối thiểu giữa tổng tài sản Có đến hạn

thanh tốn trong 7 ngày tiếp theo và Tổng Nợ đến hạn thanh toán trong 7 ngày tiếp theo bằng 1.

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động

=

Dư nợ cho vay khách hàng Tiền gửi của khách hàng

(1.7)

Đây là chỉ tiêu thể hiện khả năng tự huy động để sử dụng cho vay của ngân hàng tại thời điểm báo cáo. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì khả năng thanh tốn của ngân hàng càng thấp nhưng lại mang lại lợi nhuận nhiều hơn.

Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại Thông tư 13/2010/TT- NHNN ngày 20/05/2010, các ngân hàng thương mại chỉ được sử dụng nguồn vốn huy động để cấp tín dụng với điều kiện trước và sau khi cấp tín dụng đều đảm chỉ số cho vay/tiền gửi không được vượt quá tỷ lệ 80%.

Chỉ số tiền gửi thanh toán:

Chỉ số tiền gửi thanh toán

=

Tiền gửi thanh toán

Tổng số tiền gửi của khách hàng (1.8) Chỉ số tiền gửi thanh toán giảm thể hiện u cầu thanh khoản giảm vì tính ổn định của tiền gửi tăng, từ đó tăng khả năng thanh khoản của ngân hàng.

Chỉ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn:

Tỷ lệ của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn tính theo cơng thức sau đây:

[(A-B)/C] x 100% (1.9) Trong đó:

- A là tổng dư nợ cho vay trung hạn, dài hạn

- B là tổng nguồn vốn trung hạn và dài hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn sau khi trừ đi các khoản phải trừ các khoản mục theo quy định tại Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009.

- C là tổng nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn. Theo quy định của Ngân hàng nhà nước Việt Nam tại Thông tư 15/2009/TT- NHNN ngày 10/08/2009 quy định tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn, dài hạn của Ngân hàng thương mại là 30%.

Quản lý theo phương pháp hiện đại

Phương pháp quản lý thanh khoản hiện đại hay còn gọi là phương pháp phân tích thanh khoản động, là phương pháp đánh giá trạng thái thanh khoản của ngân hàng bằng cách dự đoán cung, cầu thanh khoản, dự đoán chênh lệch cung cầu thanh khoản (khe hở thanh khoản), từ đó đưa ra các quyết định thanh khoản tác động đến luồng tiền vào, luồng tiền ra để đảm bảo trạng thái thanh khoản. Theo phương pháp này, bộ phận có chức năng quản lý thanh khoản cần thực hiện các công việc như sau:

Bước 1: Lập báo cáo dự tính thanh khoản

Khi lập báo cáo, mọi khoản mục thuộc bảng cân đối kế toán đều phải được báo cáo bằng cách phân bổ dữ liệu gốc luồng tiền vào, luồng tiền ra đến hạn vào các dải kỳ hạn: 1 ngày, 2 đến 7 ngày, 8 ngày đến 1 tháng, 1 tháng đến 3 tháng, 3 tháng đến 6 tháng. Đối với những khoản mục khơng có kỳ hạn hoặc khơng có ngày đến hạn thì cần sử dụng các giả thiết kết hợp với phân tích dữ liệu lịch sử để chia vào các thang kỳ hạn cụ thể.

Bước 2: Lập các giả định thay đổi trong tương lai

Thiết lập cả kịch bản trong tương lai dựa trên các giả định với xác suất xảy ra tối thiểu 5%. Các giả định gồm:

 Giả định thay đổi lãi suất.

 Giả định thay đổi môi trường kinh tế vĩ mô.

 Với mỗi kịch bản, cần dự báo các yếu tố: kế hoạch cho vay mới, khả năng huy động tiền gửi mới, khả năng huy động vốn mới…

Được thực hiện với giả thiết hoạt động kinh doanh ngân hàng là “bình thường”. Khi đó các ngân hàng sẽ ước tính được lượng tiền gửi vào hoặc rút ra dựa trên các giả định thay đổi trong tương lai. Nhà quản lý ngân hàng sẽ cần phải nắm vững và giám sát hành vi của các nhóm đối tượng khách hàng theo loại sản phẩm và ngày đáo hạn, xây dựng các kịch bản tác động đến luồng tiền vào, luồng tiền ra để từ đó xác định trạng thái thanh khoản để dự đoán thanh khoản trong thời gian tới dư thừa hay thiếu hụt.

Bước 4: Đưa ra các giải pháp thanh khoản

Sau khi xác định tình trạng ngân hàng thiếu hụt hay thặng dư thanh khoản, từ đó đưa ra các giải pháp thanh khoản: tăng cường nguồn cung thanh khoản nếu ngân hàng thiếu hụt thanh khoản hoặc lựa chọn các kênh đầu tư để sử dụng vốn hiệu quả trong trường hợp thặng dư thanh khoản.

Tuy nhiên, điều quan trọng nhất đối với quản lý thanh khoản là đưa ra các giải pháp thanh khoản ứng phó với tình huống xấu nhất có thể xảy ra là khủng hoảng thanh khoản tại ngân hàng. Từ đó đánh giá khả năng chống đỡ của ngân hàng trước những tình huống xấu.

Một phần của tài liệu Quản lý thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w