Công tác đo lường thanh khoản tại Eximbank

Một phần của tài liệu Quản lý thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 53)

2.3. Thực trạng quản lý thanh khoản tại NHTM Cổ phần Xuất

2.3.2.4. Công tác đo lường thanh khoản tại Eximbank

Eximbank đã xây dựng, tổ chức khá hoàn chỉnh hệ thống các phương pháp đo lường thanh khoản phù hợp với quy mô hoạt động, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực…đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN về các tỷ lệ an toàn hoạt động, đảm bảo an tồn thanh khoản và sử dụng vốn có hiệu quả.

Hiện nay, Eximbank sử dụng 3 phương pháp đo lường thanh khoản sau đây:

Phương pháp chỉ số thanh khoản

Phương pháp đo lường thanh khoản thông qua các chỉ số thanh khoản là phương pháp dễ thực hiện và nhanh chóng. Eximbank vận dụng phương pháp này để đo lường các tỷ lệ an toàn hoạt động đảm bảo đúng quy định của NHNN và đo lường trạng thái thanh khoản từ đó quản lý tài sản nợ, tài sản có phù hợp, đảm bảo sử dụng vốn hiệu quả.

a.Hệ số an toàn vốn tối thiểu

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) theo Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 là tỷ lệ đo lường giữa vốn tự có so với tổng tài sản Có rủi ro của TCTD. Theo quy định của NHNN, các TCTD phải duy trì tỷ lệ an tồn vốn tối thiểu 9% trên cơ sở hợp nhất vốn, tài sản của TCTD và công ty trực thuộc.

Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) được Eximbank đo lường và báo cáo NHNN theo định kỳ hàng tháng. Xét bảng 3.2 cho thấy Eximbank ln duy trì tỷ lệ vốn tối thiểu theo quy định của NHNN, và thậm chí tỷ lệ này duy trì khá cao.

Bảng 2.6. Tỷ lệ an toán vốn tối thiểu tại Eximbank

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 T6/2013 Tiêu chuẩn

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) 15,97 27,00 46,89 26,87 17,79 12,94 16,38 16,08 min: 9%

(Nguồn: Báo cáo thường niên Eximbank đã được kiểm toán)

b. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn.

Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn được Eximbank đo lường theo hướng dẫn, quy định tại Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009 là tỷ lệ giữa nguồn vốn ngắn hạn đã sử dụng để cho vay trung, dài hạn trên tổng nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn. Theo quy định của NHNN thì các TCTD phải duy trì tỷ lệ này tối đa 30%.

Hiện nay, Eximbank thực hiện đo lường tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay dài hạn định kỳ hàng tháng báo cáo cho NHNN và Ban điều hành Eximbank. Căn cứ trên tỷ lệ này để Ban điều hành xem xét điều chỉnh nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn đảm bảo đúng quy định của NHNN tại Thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009.

Bảng 2.7. Bảng đo lường tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay dài hạn tại Eximbank ngày 30/06/2013.

Đơn vị: tỷ đồng, %

STT Chỉ tiêu Giá trị

1 Nguồn vốn ngắn hạn 130,384 2 Tổng nguồn vốn trung dài hạn 10,693

2.1 Nguồn vốn trung, dài hạn 7,577

2.2 Vốn tự có thực tế 14,428

2.3 Các khoản phải trừ 11,312

3 Nợ cho vay trung dài hạn 24,924 4 = (3 - 2) / 1 Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung, dài hạn 10.91%

Quy định tại TT15/2009/TT-NHNN ≤ 30%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Eximbank đã Quý 2/2013 đã được kiểm toán và số liệu tính tốn của người viết luận văn)

c.Tỷ lệ khả năng chi trả:

Hiện nay, Eximbank đo lường hai tỷ lệ khả năng chi trả hàng ngày để báo cáo NHNN theo quy định Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010, cụ thể:

- Tỷ lệ khả năng thanh toán ngay là tỷ lệ giữa tổng tài sản Có thanh tốn ngay trên tổng Nợ phải trả (NHNN quy định các TCTD phải duy trì tỷ lệ này tối thiểu 15%). Xem bảng

- Tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày tới là tỷ lệ giữa tổng tài sản Có đến hạn thanh tốn trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hơm sau và tổng Nợ đến hạn thanh tốn trong 7 ngày tiếp theo kể từ ngày hôm sau đối với đồng Việt Nam, đồng Euro, đồng Bảng Anh và đồng đơ la Mỹ, các ngoại tệ khác cịn lại (NHNN quy định các TCTD phải duy trì tỷ lệ này tối thiểu 100%). Xem phụ lục 5. Bảng theo dõi tỷ lệ khả năng chi trả trong 7 ngày tới tại Eximbank ngày 30/06/2013.

d. Trạng thái tiền mặt và tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn

- Trạng thái tiền mặt: là lượng tiền mặt tồn quỹ tại mỗi chi nhánh theo loại

tiền đồng Việt Nam, đồng đô la Mỹ đảm bảo theo quy định của Eximbank về trạng thái tiền mặt tại mỗi chi nhánh, cụ thể:

- Trang 40 -

+ Đối với đồng Việt Nam (VNĐ): 0,5% vốn huy động bằng đồng Việt Nam + Đối với đồng đô la Mỹ (USD): 1,5% * 20.000 USD + 1% * 30.000 USD + 0,5% * (số dư vốn huy động bằng đồng đô la Mỹ - 50.000 USD).

Theo số liệu thống kê trạng thái tiền mặt tại Eximbank ngày 30/06/2013 (Phụ lục 4), hầu hết các chi nhánh đảm bảo về trạng thái tiền mặt theo quy định.

Bảng 2.8. Bảng theo dõi tồn quỹ tại Eximbank ngày 30/06/2013 Đơn vị: tỷ đồng, ngàn USD

Chỉ tiêu Đơn vị tính

(Nguồn: số liệu tính tốn của người viết luận văn)

- Tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn: là hệ số giữa dư nợ cho vay trên tổng

nguồn vốn huy động từ dân cư và tổ chức (khơng gồm tổ chức tín dụng). Tỷ lệ này đo lường nguồn vốn huy động tài trợ cho vay, nếu tỷ lệ này cao hơn 1 có nghĩa là Eximbank phải sử dụng nguồn vốn khác như vay liên ngân hàng, nhận tiền gửi từ TCTD khác…để tài trợ cho vay. Tỷ lệ này càng cao phản ánh khả năng thanh khoản càng thấp. Theo số liệu thống kê tại bảng 3.6 cho thấy Eximbank ln duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay/huy động vốn khá cao trong thời gian gần đây, như vậy nguồn vốn huy động hiện tại không đủ để tài trợ cho nguồn vốn cho vay, và Eximbank phải đi huy động trên thị trường liên ngân hàng để bù đắp khoảng thiếu hụt.

Bảng 2.9. Tỷ lệ dư nợ/tiền gửi khách hàng tại Eximbank ngày 30/06/2013 Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 T6/2013

Dư nợ/Tiền gửi khách hàng. 75.79% 80.53% 65.67% 82.10% 78.12% 101.62% 90.26% 97.30%

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Eximbank đã đã được kiểm tốn và số liệu tính tốn của người viết luận văn)

Tồn quỹ Thực tế Quy định

Tồn quỹ VNĐ toàn hệ thống Eximbank tỷ đồng 784 337 Tồn quỹ USD toàn hệ thống Eximbank ngàn USD 18,898 9,078

f. Hệ số chứng khoản thanh khoản cao

Hệ số chứng khoán thanh khoản cao là tỷ lệ giữa giá trị sổ sách của các loại chứng khoản có thanh khoản cao trên tổng nguồn vốn huy động bằng đồng Việt Nam (VNĐ). Theo quy định của Eximbank, tỷ lệ này được duy trì tối thiểu 5%.

Hiện nay, Eximbank đo lường hệ số chứng khoán thanh khoản cao định kỳ hàng tháng hoặc khi có yêu cầu của Ban điều hành.

Bảng 2.10. Tỷ lệ dư nợ/tiền gửi khách hàng tại Eximbank ngày 30/06/2013 Đơn vị: tỷ đồng, %

STT chỉ tiêu Giá trị

1 Tổng giấy tờ có giá có tính thanh khoản 5,740

2 Tổng huy động vốn VNĐ 81,996

3 = 1 / 2 Tỷ lệ (%) 7% Tỷ lệ quy định (%) ≥ 5% Hạn mức còn lại (nếu dương) hoặc vượt quá (nếu

âm)

76,256

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Eximbank Quý 2/2013 đã đã được kiểm tốn và số liệu tính tốn của người viết luận văn)

Phương pháp chênh lệch kỳ hạn thanh khoản (GAP)

Phương pháp chênh lệch kỳ hạn thanh khoản (GAP) là phương pháp thiết lập thang đến hạn của tài sản và tổng nợ phải trả, từ đó xác định mức chênh lệch thanh khoản ròng của luồng vốn vào và luồng vốn ra cho từng kỳ hạn và chênh lệch thanh khoản ròng gộp đối với mỗi dòng tiền.

Hiện nay, Eximbank sử dụng phương pháp chênh lệch kỳ hạn thanh khoản (GAP) để đo lường chênh lệch thanh khoản từng kỳ hạn đối với mỗi dịng tiền theo đình kỳ hàng Q và báo cáo NHNN theo quy định.

Căn cứ theo số liệu báo cáo GAP của Eximbank ngày 30/06/2013 theo bảng 3.7 dưới đây nhận thấy một số nội dung phản ánh như sau:

- Tại thời điểm ngày 30/06/2013, Eximbank đang phát sinh khoản dư nợ cho vay quá hạn, tuy nhiên tỷ lệ này tương đối thấp chỉ bằng 2% tổng tài sản.

- Trạng thái thanh khoản ròng gộp của Eximbank đang ở trạng thái dương và trạng thái dương này xảy ra ở hầu hết các thời hạn, riêng đối với thời hạn dưới 1 tháng thì trạng thái thanh khoản rịng của Eximbank bị âm. Nguyên nhân trạng thái thanh khoản ròng của Eximbank trong vòng 1 tháng tới bị âm do các khoản tiền gửi của khách hàng đến hạn quá lớn (chiếm đến 50% tổng nguồn vốn huy động) trong khi khoản cho vay chưa thể thu hồi về kịp và chủ yếu đến hạn kể từ tháng 8/2013. Để khắc phục tình trạng thanh khoản thiếu hụt trong tháng 7, Eximbank phải giữ ổn định được các khoản tiền gửi đến hạn và gửi lại trên 70% nguồn vốn đến hạn để bù đắp khoản thiếu hụt.

Bảng 2.11. Bảng phân tích thanh khoản GAP

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Phân theo thời hạn còn lại

Quá hạn Trong hạn

> 3 tháng ≤ 3 tháng ≤ 1 tháng Từ 1 đến 3 tháng Từ 3 đến 12 tháng Từ 1 đến 5 năm Trên 5 năm Tổng cộng

TÀI SẢN

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý - - 1,683,871 - - - - 1,683,871 Tiền gửi tại NHNN - - 3,071,971 - - - - 3,071,971 Tiền gửi tại và cho vay các TCTD khác (*) 827,500 - 23,384,691 16,645,480 7,800,000 - - 48,657,671 Các cơng cụ tài chính phái

sinh và các tài sản tài chính khác

- - 864 - - - - 864

Cho vay khách hàng (*) 1,201,023 1,712,252 8,716,213 23,717,519 22,045,495 8,266,957 14,781,838 80,441,297 Chứng khoán đầu tư (*) - - 902,192 450,000 2,583,658 4,378,266 3,000,000 11,314,116 Góp vốn, đầu tư dài hạn (*) - - - - 6,930 2,447,468 - 2,454,398 Tài sản cố định - - 2,730 1,505 16,386 441,947 3,291,029 3,753,597 Tài sản Có khác (*) - - 2,917,159 191,736 2,249,427 286,458 8,860 5,653,640

Tổng tài sản 2,028,523 1,712,252 40,679,691 41,006,240 34,701,896 15,821,096 21,081,727 157,031,425

NỢ PHẢI TRẢ -

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN - - - - 13,077 - - 13,077 Tiền gửi và vay các TCTD khác - - 22,618,555 18,646,150 9,597,260 - - 50,861,965 Tiền gửi của khách hàng - - 41,217,601 17,502,916 18,699,903 4,573,838 2,678 81,996,936 Phát hành giấy tờ có giá - - 601,743 370 1,500,251 434 3,000,000 5,102,798 Các khoản nợ khác (*) - - 2,839,253 807,369 29,812 117,444 - 3,793,878

Tổng nợ phải trả - - 67,277,152 36,956,805 29,840,303 4,691,716 3,002,678 141,768,654

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Eximbank Q 2/2013 đã đã được kiểm tốn)

Mơ phỏng tình huống thanh khoản và vận dung mơ hình đánh giá thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (Stress test)

Hai phương pháp đo lường thanh khoản qua chỉ số thanh khoản và chênh lệch kỳ hạn thanh khoản (GAP) được vận dụng trong điều kiện giả định hoạt động ngân hàng bình thường, và căn cứ trên các thơng tin trên bảng cân đối kế tốn hiện hành. Điểm yếu của hai phương pháp đo lường này là không đo lường được thanh khoản của Eximbank trong các tình huồng thanh khoản có thể xảy ra.

Khắc phục điểm yếu của hai phương pháp đo lường thanh khoản đã kể trên, Eximbank đã tiếp cận phương pháp đo lường thanh khoản hiện đại hơn thơng qua việc mơ phỏng các tình huống thanh khoản và vận dụng mơ hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (Stress-test).

Mơ hình stress-test (mơ hình mơ phỏng) là mơ hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản của ngân hàng trong điều kiện thanh khoản khác nhau thông qua việc sử dụng phương pháp mô phỏng (được viết trên Microsoft Excel), và xác định dựa trên tỷ lệ xác định luồng tiền của NHNN (WiNHNN) và là tỷ lệ xác định luồng tiền được xác định bởi ngân hàng (Wi). Tỷ lệ xác định luồng tiền là khả năng chuyển đổi thành tiền của khoản mục i của tài sản Nợ - tài sản Có trong bảng tính khả năng chi trả so với giá trị sổ sách.

Các bước vận hành của mơ hình Stress-testing như sau:

- Bước 1: Xác định khả năng chi trả bằng cách áp dụng tỷ lệ WiNHNN vào việc tính tốn các tài sản Có đến hạn thanh tốn và tài sản Nợ đến hạn thanh toán.

- Bước 2: Xác định tỷ lệ Wi của ngân hàng cho các điều kiện thanh khoản khác nhau (bình thường, khẩn cấp và khủng hoảng thanh khoản).

- Bước 3: Mô phỏng trong 1.000 trường hợp (mỗi trường hợp tương ứng với 1 hệ các tỷ lệ Wi ) cho phép xác định các giá trị thống kê của khả năng chi trả, thanh

khoản trong các điều kiện thanh khoản khác nhau (bình thường, khẩn cấp và khủng hoảng thị trường).

- Bước 4: vận dụng các biện pháp ứng phó trong các điều kiện thanh khoản khác nhau để đáp ứng tỷ lệ khả năng chi trả theo đúng quy định của NHNN.

Một ví dụ điển hình về kết quả chạy mô phỏng (1.000 trường hợp) tỷ lệ khả năng chi trả khi áp dụng các giả định cho ngày 30/06/2013:

- Trong điều kiện thanh khoản bình thường:

Điều kiện bình thường

Bảng tổng hợp Tỷ lệ Trung bình 179.9% Số xảy ra nhiều nhất 179.6% Độ lệch chuẩn 8.7% Giá trị cao nhất 201.7% Giá trị thấp nhất 161.4% Tỷ lệ vi phạm 0.0% Giới hạn dưới (95% độ tin cậy) 162.9% Giới hạn trên (95% độ tin cậy) 196.9%

(Nguồn: Báo cáo phân tích thanh khoản của Eximbank ngày 30/06/2013)

Theo kết quả bảng trên, giá trị trung bình và giá trị xảy ra nhiều nhất, giá trị thấp nhất và giới hạn dưới đều lớn hơn 100% cho thấy trong tất cả các trường hợp thì Eximbank đều đảm bảo được tỷ lệ khả năng chi trả. Đều này minh chứng cho tỷ lệ vi phạm bằng không (0), tức là Eximbank luôn đảm bảo thanh khoản và không phải sử dụng các biện pháp ứng phó trong điều kiện thanh khoản bình thường.

- Trong điều kiện thanh khoản khẩn cấp:

Điều kiện khẩn cấp Bảng tổng hợp Tỷ lệ Trung bình 113.9% Số xảy ra nhiều nhất 113.6% Độ lệch chuẩn 14.4% Giá trị cao nhất 154.9% Giá trị thấp nhất 81.6% Tỷ lệ vi phạm 19.3%

Giới hạn dưới (95% độ tin cậy) 85.7%

Giới hạn trên (95% độ tin cậy) 142.1%

Theo kết quả bảng trên, giá trị trung bình và giá trị xảy ra nhiều nhất đều lớn hơn 100% cho thấy trong phần lớn các trường hợp thì Eximbank đảm bảo được tỷ lệ khả năng chi trả, tuy nhiên, vẫn có khả năng rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản do giá trị thấp nhất và giới hạn dưới (với 95% độ tin cậy) của khả năng chi trả đều nhỏ hơn mức quy định của NHNN là 100%. Tỷ lệ vi phạm là 19,3% nghĩa là trong 1.1 trường hợp mô phỏng có 19,3% khả năng xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản (vi phạm tỷ lệ quy định của NHNN). Vì vậy trong trường hợp này Eximbank phải sử dụng các biện pháp ứng phó để đưa tỷ lệ vi phạm về mức quy định có thể chấp nhận được dưới 10%.

- Trong điều kiện khủng hoảng thanh khoản:

Điều kiện khủng hoảng Bảng tổng hợp Tỷ lệ Trung bình 114.5% Số xảy ra nhiều nhất 114.4% Độ lệch chuẩn 19.6% Giá trị cao nhất 161.7% Giá trị thấp nhất 64.4% Tỷ lệ vi phạm 26.0%

Giới hạn dưới (95% độ tin cậy) 76.1%

Giới hạn trên (95% độ tin cậy) 152.9%

(Nguồn: Báo cáo phân tích thanh khoản của Eximbank ngày 30/06/2013)

Tương tự như điều kiện thanh khoản khẩn cấp, trong điều kiện khủng hoảng thanh khoản, giá trị trung bình và giá trị xảy ra nhiều nhất đều lớn hơn 100%, tuy nhiên, vẫn có khả năng rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản do giá trị thấp nhất và giới hạn dưới (với 95% độ tin cậy) của khả năng chi trả đều nhỏ hơn mức quy định của NHNN là 100%. Tỷ lệ vi phạm là 26% nghĩa là trong 1.000 trường hợp mô phỏng có 26% khả năng xảy ra tình trạng thiếu hụt thanh khoản (vi phạm tỷ lệ quy định của NHNN). Vì vậy trong trường hợp này Eximbank cũng phải sử dụng các biện pháp ứng phó để đưa tỷ lệ vi phạm về mức Eximbank có thể chấp nhận được.

Vận dụng các biện pháp ứng phó trong điều kiện thanh khoản khác nhau để đáp ứng tỷ lệ khả năng chi trả theo đúng quy định của NHNN.

Một phần của tài liệu Quản lý thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w