Các biện pháp xử lý rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Quản lý thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 32)

1.3. Qu ản lý thanh khoản

1.3.5.3. Các biện pháp xử lý rủi ro thanh khoản

Một ngân hàng được xem là xử lý rủi ro thanh khoản tốt nếu ngân hàng này có thể tiếp cận nguồn cung thanh khoản với chi phí hợp lý, số lượng vừa đủ theo yêu cầu và kịp thời đáp ứng cầu về thanh khoản. Để xử lý vấn đề thanh khoản này, các ngân hàng có thể tiếp cận theo 3 cách sau đây:

- Tạo ra nguồn cung cấp thanh khoản từ bên trong (tài sản Có) - Vay mượn bên ngồi để đáp ứng nhu cầu thanh khoản (tài sản Nợ) - Phối hợp cân bằng cả hai hướng trên.

Một ngân hàng có thể chủ động tạo ra nguồn cung cấp thanh khoản từ bên trong để đáp ứng nhu cầu thanh khoản nếu ngân hàng biết cách quản lý danh mục tài sản của mình, cụ thể có 2 phương pháp quản lý mà ngân hàng có thể thực hiện:

- Ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn: bằng phương pháp này, ngân hàng

có thể dễ dàng thu hồi các khoản cho vay ngắn hạn hoặc bán nợ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là ngân hàng sẽ mất dần thị phần cho vay trung, dài hạn.

- Dự trữ thanh khoản đủ lớn các tài sản có tính thanh khoản cao: khi xuất

hiện nhu cầu thanh khoản, ngân hàng có thể bán lần lượt các tài sản dự trữ có tính thanh khoản cao cho đến khi nhu cầu thanh khoản được đáp ứng. Những tài sản có tính thanh khoản cao bao gồm tiền mặt, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đô thị, tiền gửi tại các ngân hàng khác.

Như vậy, phương pháp xử lý rủi ro bằng cách tạo ra nguồn cung thanh khoản từ bên trong có ưu điểm là ngân hàng hồn toàn chủ động trong việc tự đáp ứng nhu cầu thanh khoản mà không bị lệ thuộc vào các chủ thể khác. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có những nhược điểm như sau:

- Một khi bán tài sản tức là ngân hàng mất đi thu nhập mà các tài sản này tạo ra. Như vậy, ngân hàng đã chịu chi phí cơ hội khi bán đi các tài sản đã đầu tư.

- Phần lớn các trường hợp khi bán tài sản đều tốn kém chi phí giao dịch như hoa hồng trả cho người mơi giới chứng khốn.

- Tổn thất càng lớn cho ngân hàng nếu các tài sản đem bán bị giảm giá trên thị trường, hoặc người mua ép giá do phải gấp rút bán để đáp ứng cầu thanh khoản.

- Ngân hàng phải đầu tư nhiều vào các tài sản có tính thanh khoản cao, tuy nhiên đây là các tài sản có khả năng sinh lời thấp nên ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Theo phương pháp vay mượn bên ngoài để đáp ứng cầu thanh khoản, cầu thanh khoản được đáp ứng bằng cách vay mượn trên thị trường tiền tệ. Việc vay mượn chủ yếu là đáp ứng cầu thanh khoản tức thời và chỉ thực hiện khi có cầu thanh khoản phát sinh. Nguồn tài trợ thanh khoản bao gồm: vay qua đêm, vay ngân hàng trung ương, phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể chuyển nhượng mệnh giá lớn…

Khi lựa chọn phương pháp xử lý rủi ro thanh khoản bằng cách vay mượn bên ngoài để đáp ứng cầu thanh khoản, ngân hàng cần phải lưu ý một số điều kiện sau:

- Khả năng thâm nhập thị trường tiền tệ của ngân hàng.

- Chi phí và rủi ro: ngân hàng phải thường xuyên theo dõi thị trường để nắm bắt các nguồn vốn có thể đáp ứng cầu thanh khoản với lãi suất mong đợi thấp nhất.

- Triển vọng chính sách của ngân hàng trung ương và các khoản vay mượn của kho bạc.

Phương pháp xử lý rủi ro thanh khoản bằng cách vay mượn bên ngồi có ưu điểm là ngân hàng có thể tạo ra nguồn cung thanh khoản từ việc vay mượn bên ngồi, như vậy ngân hàng khơng phải dự trữ q lớn các tài sản có tính thanh khoản cao, mà tập trung đầu tư vào các tài sản có tính sinh lời nhiều, tăng hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng.

Tuy nhiên, phương pháp xử lý rủi ro thanh khoản này cũng có nhược điểm là ngân hàng bị động khi huy động nguồn thanh khoản bằng cách vay mượn trên thị trường tiền tệ do sự biến động về nguồn cung cho vay và lãi suất trên thị trường tiền tệ. Hơn nữa, một ngân hàng vay mượn quá nhiều thường bị đánh giá là có khó khăn về tài chính, khi thơng tin này được lan rộng, những khách hàng gửi tiền sẽ rút vốn hàng loạt hoặc ngân hàng phải huy động vốn với chi phí cao gấp nhìều lần. Cùng lúc đó, để tránh rủi ro có thể gặp phải, các định chế tài chính khác sẽ thận trọng, dè dặt hơn trong việc tài trợ vốn cho ngân hàng này để giải quyết khó khăn về thanh khoản.

- Trang 20 -

Như vậy, cả hai phương pháp xử lý rủi ro thanh khoản bên tài sản Có và tài sản Nợ đều có hạn chế: chịu chi phí cơ hội khi bán các tài sản dự trữ hoặc bị phụ thuộc quá nhiều vào thị trường tiền tệ. Do đó, phần lớn các ngân hàng thường dung hòa và kết hợp cả hai phương pháp xử lý rủi ro thanh khoản bên tài sản Có và tài sản Nợ để tạo ra phương pháp xử lý rủi ro thanh khoản cân bằng.

Định hướng của phương pháp xử lý rủi ro thanh khoản cân bằng là:

- Các nhu cầu thanh khoản thường xuyên, hàng ngày sẽ được đáp ứng bằng tài sản dự trữ như tiền mặt, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đô thị, tiền gửi tại các ngân hàng khác…

- Các nhu cầu thanh khoản không thường xun nhưng có thể dự đốn trước như nhu cầu thanh khoản theo thời vụ, chu kỳ, xu hướng…sẽ được đáp ứng bằng các thỏa thuận trước về hạn mức tín dụng từ các định chế tài chính.

- Các nhu cầu thanh khoản đột xuất không dự báo được đáp ứng từ việc vay mượn trên thị trường tiền tệ.

Bằng phương pháp xử lý rủi ro thanh khoản cân bằng bên tài sản Có và tài sản Nợ, ngân hàng có thể dựa trên đo lường nhu cầu thanh khoản để lựa chọn nguồn cung thanh khoản phù hợp, mà không phải dự trữ quá nhiều các tài sản thanh khoản cao, từ đó sử dụng vốn hiệu quả, đồng thời ngân hàng không phải phụ thuộc quá nhiều vào thị trường tiền tệ khi có nhu cầu thanh khoản phát sinh.

1.3.6.Các báo cáo và tần suất báo cáo

Các báo cáo về thanh khoản gồm nhiều yếu tố thay đổi hàng ngày hoặc có khi thay đổi trong ngày. Đối với các báo cáo tuân theo cầu trúc hạn mức được xác định, bất cứ khi nào xác định được một hạn mức, phần sử dụng thực tế và phần phạm vi tiềm ẩn từ việc sử dụng đó phải được tính tốn và báo cáo.

Các báo cáo được phân bổ trên cơ sở “những người cần phải biết”. Do dậy, chúng tuân theo phương pháp tiếp cận từ dưới lên. Người phụ trách quản lý cấp thấp

sẽ nhận được báo cáo về việc sử dụng hạn mức của mình. Cấp trên nữa sẽ nhận báo cáo về tất cả các hạn mức trong phạm vi trách nhiệm của mình.

Về tần suất báo cáo phân loại thành báo cáo dưới dạng hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Việc sử dụng hạn mức cho cấp độ tiền tệ và địa điểm/đơn vị kinh doanh thường được báo cáo trên cơ sở hàng ngày. Những thơng tin có liên quan đến thanh khoản nội bảng và các khái niệm tương tự được báo cáo hàng tuần. Việc báo cáo hợp nhất ở cấp cao hơn có xu hướng diễn ra hàng tháng.

1.4.Kinh nghiệm quản lý thanh khoản từ một số NHTM Cổ phần Việt Nam vàNgân hàng nước ngồi. Ngân hàng nước ngồi.

Nền tài chính của Việt Nam cịn non trẻ, sự sụp đổ của bất kì ngân hàng nào cũng sẽ kéo theo những hậu quả khơn lường tới tồn hệ thống ngân hàng cũng như nền kinh tế, như hiệu ứng Domino. Thông qua các sự kiện rủi ro thanh khoản tại một số NHTM trong và ngoài nước như khủng hoảng thanh khoản trong hệ thống ngân hàng tại Argentina, sự sụp đổ của ngân hàng Northern Rock, rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam năm 2008, rủi ro thanh khoản tại ACB (chi tiết tại Phụ lục 4), luận văn đưa ra một số bài học kinh nghiệm áp dụng cho NHNN và các NHTM Việt Nam trong hoạt động quản lý thanh khoản tại ngân hàng như sau:

Về phía Ngân hàng nhà nước:

- Cuộc khủng hoảng thanh khoản trên hệ thống các NHTM cho thấy một kinh nghiệm là rủi ro thanh khoản tại các NHTM vô cùng nhạy cảm với diễn biến trong nền kinh tế, đặc biệt là các thay đổi trong chính sách tiền tệ. NHNN Cần tính tốn chi tiết, cơng khai khi đưa ra các chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đến tồn bộ hệ thống ngân hàng. Việc đưa ra chính sách cần sự tính tốn chi tiết, q trình thực hiện chính sách cũng hết sức minh bạch, tránh để ngân hàng và khách hàng của ngân hàng hoang mang. Với những chính sách tạo ra thay đổi lớn, NHNN cần có sự giải thích cơng khai về mục tiêu và lộ trình thực hiện với các TCTD có liên quan.

- Thêm vào đó, NHNN cần lường trước những diễn biến theo sau một quyết định mang tầm vĩ mơ để có những phịng ngừa thích hợp hoặc chia nhỏ trong q trình thực hiện.

- Chính sách thắt chặt tiền tệ là tất yếu sau thời gian dài tăng trưởng tín dụng q nóng và tăng cung tiền nhưng tình hình có thể đã bớt căng thẳng hơn nếu trước khi thực hiện quyết định rút tiền, NHNN tham khảo ý kiến của các NHTM với quy mơ và tiềm lực vốn có khác nhau hoặc giãn cách thời gian thực hiện các biện pháp để NHTM có thời gian tăng cung thanh khoản.

- NHNN cũng cần xem xét và tăng cường sử dụng các công cụ khác như tăng lãi suất tiền gửi để thu tiền về, tránh dồn gánh nặng thanh khoản cho các NHTM khi đưa ra yêu cầu mua tín phiếu khá đột ngột.

- Khi rủi ro thanh khoản xảy ra với một ngân hàng, NHNN cần có biện pháp thích hợp như đứng ra bảo lãnh và hỗ trợ vốn kịp thời làm ổn định niềm tin của công chúng, tránh được phản ứng dây chuyền lan sang các ngân hàng khác, hạn chế rủi ro trong phạm vi một ngân hàng.

Về phía các ngân hàng thương mại:

- Cần nhận định bất kỳ loại rủi ro nào trong ngân hàng cũng đều có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản. NHTM cần đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản vì tín dụng là nghiệp vụ cơ bản của NHTM. Các khoản cho vay cũng chiếm phần lớn trong danh mục tài sản của ngân hàng. Với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao như hiện nay, các NHTM cần đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa giữa rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản.

- Khi có những biến động trên thị trường tài chính tiền tệ, mỗi ngân hàng đều cần có sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó trong trường hợp biến động đó có thể ảnh hưởng tới hoạt động và uy tín của mình. Cần có cơng tác PR, đặc biệt là có mối quan hệ tốt với báo giới để quản lý tốt các thông tin nhạy cảm, tránh sự thổi phồng của các phương tiện đại chúng.

- Công tác dự báo và phân tích thị trường cần phải được các NHTM Việt Nam quan tâm đúng mức và triển khai có hệ thống khoa học. Ngồi việc chấp hành

nghiêm túc các tỷ lệ an toàn, các NHTM cần phải thường xuyên nghiên cứu, dự báo sát các diễn biến của thị trường để dự phòng vốn thanh khoản và điều chỉnh kịp thời, không bị động trước những tác động thị trường.

- Cần tạo ra tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn thanh khoản, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh tình trạng đẩy lãi suất lên cao tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền làm giá, tăng lãi suất hoặc rút tiền chuyển sang các NHTM khác dẫn đến làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống.

- Việc tạo ra những kịch bản ứng phó với các tình huống thanh khoản có thể xảy ra sẽ là liều thuốc tạo nên sức đề kháng tốt nhất cho các ngân hàng thương mại chống lại các vấn đề thanh khoản xảy ra.

Kết luận Chương 1:Quản lý thanh khoản là vấn đề thường xuyên, then chốt

quyết định đến sự tồn tại của các ngân hàng. Một ngân hàng có thể gặp khủng hoảng thanh khoản, thậm chí phá sản nếu quản lý thanh khoản không đúng cách, hiệu quả. Về lý thuyết, có hai phương pháp quản lý thanh khoản: quản lý truyền thống dựa trên các chỉ số thanh khoản và quản lý hiện đại dựa trên phân tích tình huống trong tương lai để dự đốn cung cầu thanh khoản. Tùy vào đặc điểm về phạm vi, quy mô hoạt động, năng lực quản lý và môi trường kinh tế vĩ mô mà ngân hàng lựa chọn phương pháp quản lý thanh khoản phù hợp. Các NHTM Việt Nam nếu mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả, an toàn trong hoạt động, nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay, vấn đề thanh khoản, quản lý thanh khoản, rủi ro thanh khoản và xử lý rủi ro thanh khoản là những vấn đề đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải quan tâm hàng đầu trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NHTM CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EXIMBANK)

2.1. TỔNG QUAN VỀ NHTM CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam.

Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng Việt Nam tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank.

Đến nay vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.317 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những Ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối NHTM cổ phần tại Việt Nam.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức tại NHTM cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) do Đại hội đồng cổ đông đứng đầu được đại diện qua Hội đồng quản trị, với Tổng giám đốc và trung tâm đào tạo trực thuộc Hội đồng quản trị. Hệ thống Eximbank phân thành 1 Hội sở quản lý 1 Sở Giao dịch, 41 chi nhánh,1 văn phòng đại diện và 164 phòng giao dịch, điểm giao dịch, quỹ tiết kiệm. Tổng giám đốc điều hành trực tiếp Hội sở gồm các Hội đồng/Ủy ban, Trung tâm xử lý nợ và 8 Phó Tổng giám đốc (trong đó có 1 Phó Tổng giám đốc thường trực). Các Phó Tổng giám đốc quản lý 1 trung tâm tín dụng và 8 Khối (trong đó có 4 Khối kinh doanh, 1 Khối giám sát hoạt

động, 1 Khối nguồn nhân lực, 1 Khối văn phòng và 1 Khối CNTT), riêng 1 Phó Tổng giám đốc người Nhật phụ trách Phòng liên minh.

Xem phụ lục 1. Mơ hình cơ cấu tổ chức tại Eximbank.

2.1.3. Hoạt động kinh doanh trong thời gian gần đây

a. Kết quả hoạt động kinh doanh:

Bảng 2.1. Bảng kết quả hoạt động kinh doanh tại Eximbank

A- Kết quả hoạt động kinh doanh (Đơn vị: tỷ đồng) 2010 2011 2012 Tháng 6/2013 Tổng tài sản 131.111 183.567 170.156 156.385

Một phần của tài liệu Quản lý thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w