Những ưu điểm

Một phần của tài liệu Quản lý thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 70 - 73)

2.5. Đánh giá thực trạng quản lý thanh khoản tại NHTM Cổ phần

2.5.1. Những ưu điểm

Cùng với sự phát triển nhanh chóng về quy mơ và mức độ phức tạp hoạt động ngân hàng, các NHTM Việt Nam, trong đó có Eximbank ngày càng nhận thức được sự nguy hiểm của rủi ro thanh khoản trong hoạt động và đã quan tâm tới việc quản lý thanh khoản. Vì vậy, hệ thống quản lý thanh khoản ở Eximbank đã từng bước được thiết lập tương đối đầy đủ và toàn diện:

a) Tuân thủ các tỷ lệ an toàn hoạt động và các hạn mức trong hoạt động điều hành thanh khoản;

Qua khảo sát số liệu tại Eximbank từ năm 2006 đến năm tháng 6/2013 cho thấy Eximbank luôn tuân thủ quy định của NHNN về đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động trong giới hạn cho phép. Ngoài ra, bản thân Eximbank cũng luôn theo dõi các chỉ số thanh khoản riêng để đánh giá thực trạng thanh khoản tại ngân hàng, từ đó điều hành các chỉ số thanh khoản trong hạn mức quy định của Eximbank nhằm hạn chế rủi ro thanh khoản có thể xảy ra. Đây là tiền đề cho hoạt động quản lý thanh khoản ổn định và an toàn.

b) Hoàn thiện cơ cấu quản lý thanh khoản:

- Hoạt động quản lý thanh khoản được Eximbank đặc biệt được chú trọng và ngày càng được hoàn thiện dưới sự giám sát của Hội đồng quản trị và Ban điều hành cấp cao. Ngoài ra, cơ cấu quản lý thanh khoản tại eximbank được hoạt động theo Ủy ban, Khối chức năng, cụ thể là việc thành lập Ủy ban ALCO (năm 2005) chịu sự điều hành trực tiếp từ Tổng giám đốc, và các thành viên là các Phó Tổng giám đốc, đại diện các Khối, Phòng ban nghiệp vụ. Ủy ban ALCO được thành lập

nhằm mục tiêu quản lý hiệu quả tài sản Có- tài sản Nợ của Eximbank nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng trên cơ sở các giới hạn rủi ro cho phép.

- Eximbank đã có khung chính sách về hoạt động quản lý thanh khoản khá hệ thống và đầy đủ dựa trên quy định của Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và thông tư 15/2009/TT-NHNN ngày 10/08/2009, cụ thể hoàn thiện các quy định về quản lý khả năng chi trả, quy định tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, xây dựng mơ hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (Stress-testing), thiết lập hệ thống cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt tạm thời khả năng chi trả, và các biện pháp xử lý trong trường hợp thiếu hụt thanh khoản.

c) Giám sát rủi ro thanh khoản trên mối tương quan với các loại rủi ro hoạt động khác.

Rủi ro thanh khoản không thể xem xét một cách độc lập, bởi vì rủi ro tài chính khơng phải loại trừ lẫn nhau và rủi ro thanh khoản thường gây ra bởi những rủi ro tài chính khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường. Chẳng hạn như, một ngân hàng gia tăng rủi ro tín dụng thơng qua tập trung hố tài sản cũng có thể gia tăng rủi ro thanh khoản. Tương tự việc không thu hồi nợ của một khoản vay hay những thay đổi trong mức lãi suất có thể có những ảnh hưởng xấu lên vị trí thanh khoản của những ngân hàng.

Trên thực tế, Eximbank đã giám sát rủi ro thanh khoản trên mối tương quan với các loại rủi ro hoạt động khác. Hoạt động quản lý rủi ro tại Eximbank được điều hành bởi một Khối duy nhất là Khối Giám sát hoạt động. Ngoài ra, trong hoạt động hàng ngày tại Eximbank đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban trong quản lý, giám sát rủi ro hoạt động trong đó có rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và các loại rủi ro hoạt động khác. Sự phối hợp trong cơ chế hoạt động giữa các phòng, ban tạo hiệu quả trong việc nhìn nhận các ảnh hưởng qua lại giữa các loại rủi ro, cụ thể nhất là giám sát rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất để kiểm soát rủi ro thanh khoản.

d) Phương pháp quản lý thanh khoản và công tác, đo lường thanh khoản:

Eximbank đã kết hợp hiệu quả hai phương pháp quản lý thanh khoản truyền thống và hiện đại thông qua áp dụng hệ thống đo lường chỉ số thanh khoản, phân tích chênh lệch kỳ hạn thanh khoản (GAP) và mơ hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (Stress-test) định kỳ hàng tháng. Mỗi phương pháp đo lường thanh khoản đều phát huy được hiệu quả riêng: Các chỉ số đo lường thanh khoản tại Eximbank bao gồm các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định của NHNN, và các chỉ số thanh khoản được quản lý riêng tại Eximbank; phương pháp phân tích chênh lệch kỳ hạn thanh khoản (GAP) cho ta cái nhìn tổng quan về chênh lệch thanh khoản ròng của từng kỳ hạn (thời gian đáo hạn còn lại) của các khoản mục tài sản, nợ phải trả, từ đó có kế hoạch huy động, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả; mơ hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (Stress-test) tiếp cận phương pháp đo lường hiện đại hơn thông qua mô phỏng trên 1.000 tình huống thanh khoản để đo lường các tỷ lệ an toàn hoạt động trong các điều kiện thanh khoản khác nhau, từ đó sử dụng các biện pháp ứng phó nhằm đảm bảo tỷ lệ an tồn hoạt động theo quy định của NHNN.

e) Xây dựng cơng tác phân tích, dự báo thanh khoản.

Ngồi cơng tác theo dõi, quản lý thanh khoản trong điều kiện thực tế, Eximbank cịn phân tích, dự báo thanh khoản trong tương lai thông qua việc theo dõi chặt chẽ dòng tiền hàng ngày, tháng, để chuẩn bị cho các kế hoạch sử dụng vốn và nguồn vốn. Công tác phân tích, dự báo thanh khoản tại Eximbank được giao cho Phòng Quản lý rủi ro thị trường chịu trách nhiệm theo dõi, phân tích và báo cáo lên Ban điều hành hàng ngày, hàng tháng để có những chính sách quản lý danh mục tài sản nợ, tài sản có hiệu quả.

f) Hệ thống cảnh báo thanh khoản và kế hoạch đối phó với những bất ngờ

Hiện nay, Eximbank đã có khung chính sách về hệ thống cảnh báo thanh khoản nhằm đưa ra các cảnh báo về vi phạm tỷ lệ an toàn hoạt động trong ngân hàng. Hệ thống cảnh báo này được Phòng Quản lý rủi ro thị trường (trực thuộc

Khối giám sát hoạt động) chịu trách nhiệm theo dõi, báo cáo cảnh báo lên Ban điều hành, Ủy ban ALCO để quản lý tình hình thanh khoản và có kế hoạch đối phó với những bất ngờ. Việc xây dựng hệ thống cảnh báo và các kế hoạch ứng phó được xem như tăng cường sức đề kháng của Eximbank để chống lại các khả năng thiếu hụt thanh khoản có thể xảy ra.

g) Quản lý thanh khoản theo cơ chế quản lý vốn tập trung:

Hiện nay Eximbank hoạt động trên cơ chế quản lý vốn tập trung (FTP) thay thế cơ chế quản lý vốn phân tán (Netting) trước đây. Toàn bộ nguồn vốn huy động, cho vay được tập trung quản lý tại Hội sở, và Hội sở chịu trách nhiệm quản lý thanh khoản của tồn hệ thống. Theo đó, chi nhánh không phải quan tâm đến quản lý thanh khoản, và tập trung vào hoạt động kinh doanh tại đơn vị. Từ đó, cơ chế quản lý vốn tập trung gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống dưới sự điều phối của Hội sở trung ương, đồng thời quản lý hiệu quả khả năng thanh khoản của ngân hàng.

h) Cơng tác xử lý rủi ro thanh khoản nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả:

Trong thực tế hoạt động, Eximbank đã từng xảy ra các vấn đề thanh khoản do ảnh hưởng từ rủi ro thanh khoản trong hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, Eximbank vẫn hoạt động kinh doanh ổn định và nhanh chóng hồi phục dưới sự điều hành đúng đắn của các nhà lãnh đạo cấp cao của Eximbank thông qua các khoản dự trữ sẵn có để bù đắp thanh khoản và ln nhanh chóng, kịp thời đưa ra các biện pháp ứng phó tạo ra nguồn cung thanh khoản mới để đáp ứng nhu cầu thanh khoản phát sinh.

Một phần của tài liệu Quản lý thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w