Những hạn chế

Một phần của tài liệu Quản lý thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 73)

2.5. Đánh giá thực trạng quản lý thanh khoản tại NHTM Cổ phần

2.5.2. Những hạn chế

a) Cơ cấu quản lý cịn trong q trình hồn thiện:

Hiện nay, cơ cấu quản lý thanh khoản tại Eximbank cịn trong q trình hồn thiện, nên tồn tại một số hạn chế: hệ thống văn bản pháp lý về quản lý thanh khoản chưa hồn chỉnh, chưa có quy trình cụ thể về quản lý thanh khoản để hướng dẫn các nội dung

quản lý thanh khoản bao gồm: nhận diện rủi ro, đo lường rủi ro, giám sát và xử lý rủi ro thanh khoản.

b) Công tác đo lường thanh khoản cịn mang tính truyền thống, sơ khai:

Hiện nay, Eximbank sử dụng hai phương pháp đo lường thanh khoản truyền thống (dựa trên các chỉ số thanh khoản và GAP) và hiện đại (mô hình đánh giá thử nhiệm khả năng chi trả, thanh khoản Stress test). Tuy nhiên, mơ hình Stress test ít được sử dụng vì cịn nhiều hạn chế như: Wi khơng có con số thống kê cụ thể mà được định lượng theo phán đốn riêng của cán bộ phụ trách nên có thể dẫn đến sai số so với kết quả thực tế; tính chính xác và độ tin cậy trong các xác định số tiền thu được từ các biện pháp ứng phó cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ sở dữ liệu, các thay đổi điều kiện thị trường, các yếu tố chủ quan, khách quan trong các tác điều hành; ngoài ra, một số hạng mục trong các biện pháp ứng phó cịn mang nhiều định tính như thương lượng với khách hàng về việc rút vốn gửi đến hạn hoặc trước hạn, tạm ngưng cho vay và ngừng giải ngân các hợp đồng tín dụng…Trong thực tế, mơ hình Stress test tại Eximbank vẫn cịn trong giai đoạn chạy thử nghiệm và chưa hồn chỉnh do cịn những hạn chế cần phải được nghiên cứu và có hướng dẫn cụ thể từ phía NHNN trong việc triển khai mơ hình.

c) Cơng tác dự báo và phân tích thanh khoản cịn nhiều hạn chế.

Hiện nay, công tác dự báo và phân tích thanh khoản tại Eximbank cịn nhiều hạn chế và mang tính thủ cơng, chủ yếu ước lượng các tỷ lệ mang tính chủ quan, khơng tính đến các dữ liệu lịch sử và xu hướng biến động trong tương lai nên độ tin cậy của các chỉ tiêu thanh khoản là khơng chính xác.

Hạn chế này khơng chỉ riêng Eximbank mà cịn hiện hữu tại hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam do ỷ lại vào sự hỗ trợ của Ngân hàng nhà nước trong giải quyết các vấn đề thanh khoản xảy ra.

d) Hệ thống cảnh báo thanh khoản thủ cơng.

Hiện nay, Eximbank đã có hệ thống cảnh báo thanh khoản với quy định về các giới hạn cảnh báo cụ thể cho ba cấp độ Vàng, Cam, Đỏ. Tuy nhiên, hệ thống cảnh báo

tại Eximbank cịn mang tính thủ công, các dữ liệu thu thập được từ chương trình phải được xử lý thủ cơng trước khi báo cáo Ban điều hành, và chưa có chương trình cảnh báo tự động, nên hệ thống cảnh báo chưa được nhanh chóng, kịp thời.

e) Cơ chế quản lý vốn tập trung chưa thực sự hoạt động hiệu quả

Eximbank mới chính thức triển khai cơ chế quản lý vốn tập trung trên tồn hệ thống từ năm 2012, nên vẫn cịn nhiều tồn tại trong vận hành hệ thống, chính sách giá của Hội sở áp dụng đối với chi nhánh, cơ sở dữ liệu báo cáo chưa chính xác…Từ đó, chưa đạt được mục tiêu quản lý hiệu quả tính thanh khoản của tồn hệ thống thơng qua điều hành nguồn vốn huy động, cho vay qua cơ chế quản lý vốn tập trung.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế:

Những hạn chế được đánh giá trên đây về hoạt động quản lý thanh khoản tại Eximbank bắt nguồn từ bốn hạn chế chính yếu sau:

Vai trị của cơng tác quản lý thanh khoản chưa được xem trọng. Do hoạt

động trong điều kiện kinh tế thị trường tại Việt Nam khá ổn định và có sự hỗ trợ đắc lực từ phía NHNN, nên khơng chỉ riêng Eximbank mà hầu hết các NHTM Việt Nam mặc dù đã có cải thiện hơn so với trước về hoạt động quản lý thanh khoản, tuy nhiên các ngân hàng chưa thực sự xem trọng công tác quản lý thanh khoản mà ỷ lại vào sự hỗ trợ của NHNN. Một minh chứng tại Eximbank là ngân hàng chưa có quy trình cụ thể về quản lý thanh khoản.

Hệ thống công nghệ thơng tin chưa hồn thiện: hiện nay, Eximbank hoạt động dựa trên chương trình xử lý nghiệp vụ Korebank. Tuy nhiên do đặc thù của chương trình Korebank là xử lý giao dịch, cịn các báo cáo số liệu được xây dựng bởi các nhân sự của Khối CNTT tại Eximbank viết chương trình và triển khai trên hệ thống Korebank. Đôi khi các dữ liệu xuất ra từ hệ thống Korebank chưa chính xác, nên hầu hết các báo cáo tại Eximbank phải xử lý thủ công từ dữ liệu truy xuất được trước khi báo cáo Ban điều hành.

- Trang 60 -

Eximbank chưa có kho dữ liệu tập trung: hiện nay, Eximbank báo cáo, phân

tích thanh khoản dựa trên các dữ liệu phân tán từ nhiều nguồn: dữ liệu truy xuất từ hệ thống Korebank (có điều chỉnh lại), các thông tin kinh tế từ nhiều nguồn khác nhau, và dựa trên kinh nghiệm phán đốn của nhân sự báo cáo, phân tích. Từ đó, các kết quả báo cáo chưa có độ tin cậy cao, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thanh khoản tại Eximbank.

Công tác đào tạo quản lý thanh khoản tại Eximbank chưa được chú trọng:

đặc trưng của công tác quản lý thanh khoản là phải thường xun phân tích, dự báo tình hình thanh khoản và đưa ra các giải pháp ứng phó kịp thời với các tình huống thanh khoản. Do đó, mỗi cán bộ làm cơng tác quản lý thanh khoản phải có trình độ cao, và nhiều kinh nghiệm trong việc phân tích, dự báo…Tuy nhiên, cơng tác đào tạo về quản lý thanh khoản hiện nay tại Eximbank chưa thực sự được chú trọng. Trong các chương trình giảng dạy của Eximbank, chưa có tài liệu đào tạo về quản lý thanh khoản; Eximbank chưa tổ chức thường xuyên cho cán bộ làm công tác quản lý thanh khoản tham gia các khóa tập huấn, hay các chương trình dự thảo về quản lý thanh khoản được tổ chức trong và ngoài nước.

K

ết luận chương 2 :

Chương này đề cập đến thực trạng quản lý thanh khoản tại Eximbank, trong đó: phân tích thực trạng thanh khoản tại Eximbank qua các giai đoạn từ năm 2006 đến tháng 6/2013 gồm đánh giá các tỷ lệ an toàn hoạt động và một số chỉ số thanh khoản theo dõi tại Eximbank; phân tích thực trạng quản lý thanh khoản tại Eximbank gồm cơ cấu quản lý, công tác đo lường, dự báo, cảnh báo thanh khoản và các kế hoạch ứng phó với những bất ngờ; phân tích thực trạng xử lý rủi ro thanh khoản tại Eximbank thông qua ảnh hưởng từ vụ kiện rủi ro thanh khoản tại ACB vào tháng 8/2012.

Nhìn chung, tình trạng sức khỏe thanh khoản tại Eximbank khá tốt. Từ số liệu thu thập được và phân tích cho thấy Eximbank đã quản lý thanh khoản khá tốt, phù hợp với quy mô hoạt động, nguồn nhân lực và công nghệ thông tin…thông qua phối hợp hiệu quả hai phương pháp quản lý thanh khoản truyền thống và hiện đại.

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NHTM CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

3.1. ĐỊNH HƯỚNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN CỦA EXIMBANK ĐẾNNĂM 2020. NĂM 2020.

3.1.1.Mục tiêu quản lý thanh khoản.

Hội đồng quản trị và Ban điều hành của Eximbank xác định quản lý thanh khoản là một trong những mục tiêu mà Eximbank phải quan tâm hàng đầu nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Hai mục tiêu chính được xác định trong công tác quản lý thanh khoản tại Eximbank:

- Thường xuyên đo lường và đánh giá các loại rủi ro thanh khoản mà Eximbank có thể gặp phải trong quá trình hoạt động kinh doanh; giám sát rủi ro thanh khoản trong mối quan hệ với các rủi ro khác…đảm bảo an toàn hoạt động cho ngân hàng.

- Sử dụng hiệu quả tài sản có, tài sản nợ, tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông

3.1.2.Nội dung quản lý thanh khoản tại Eximbank đến năm 2020.

- Tiếp tục duy trì việc triển khai hệ thống phân tích và báo cáo, cảnh báo rủi ro thanh khoản, khả năng chi trả thông qua bảng phân tích tài sản Có và tài sản Nợ theo thời gian đáo hạn thực tế, các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động;

- Vận hành và điều chỉnh phù hợp mơ hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản (Stress test);

- Đồng thời tiến hành quản lý chặt chẽ dòng tiền ra, vào của cả hệ thống trên cơ sở hoàn thiện việc quản lý nguồn vốn tập trung nhằm quản lý tốt thanh khoản và tăng hiệu quả sử dụng vốn, tối đa hóa lợi nhuận.

- Tăng cường hoạt động của Ủy ban quản lý tài sản Có – tài sản Nợ (ALCO) thuộc Tổng giám đốc và Ủy ban quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quản trị nhằm

mục đích nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong toàn hệ thống, đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, an tồn và bền vững đến năm 2020.

- Có kế hoạch quản lý và cân bằng hợp lý giữa các khoản mục tài sản có, tài sản nợ trên Bảng cân đối kế tốn nhằm sử dụng có hiệu quả các tài sản Có và đảm bảo khả năng thanh khoản cho Eximbank.

- Đưa ra các dự báo về lãi suất và biên độ dao động của lãi suất quy định tại từng thời kỳ. Từ đó, đưa ra các kế hoạch huy động vốn, sử dụng vốn phù hợp đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn tại Eximbank.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN

Eximbank hoạt động trong môi trường kinh tế thị trường dưới sự quản lý của Ngân hàng nhà nước, nên thanh khoản của Eximbank không tránh khỏi những ảnh hưởng từ chính sách điều hành của Ngân hàng nhà nước, hoặc ảnh hưởng nếu một ngân hàng nào đó bị rủi ro thanh khoản. Từ đó, đề tài đề cập đến giải pháp đối với ngân hàng nhà nước nhằm tăng cường quản lý thanh khoản tại các NHTM nói chung và tại Eximbank nói riêng. Những giải pháp đề xuất như sau:

3.2.1.Thực thi chính sách tiền tệ linh hoạt:

Nhìn chung, trong thời gian qua, chính sách tiền tệ được thực thi bởi Ngân hàng Nhà nước đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, ổn định tỷ giá có lợi cho xuất khẩu, tăng cường dự trữ ngoại hối, giữ mức lạm phát trong vịng kiểm sốt theo hướng thấp hơn tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đơi khi cịn q tham vọng, theo đuổi nhiều mục tiêu, làm giảm hiệu quả tác động của chính sách này đối với nền kinh tế; tạo ra sự mâu thuẫn khơng đáng có trong việc phát đi tín hiệu cho thị trường.

Điều này thể hiện rất rõ ở thời điểm cuối năm 2007 và đầu năm 2008, các biện pháp kiềm chế lạm phát của chính phủ chỉ tập trung vào lĩnh vực tiền tệ. Và dường như để thể hiện quyết tâm chống lạm phát đến cùng của mình, Ngân hàng

Nhà nước đã thực hiện hàng loạt giải pháp mạnh, trong đó việc phát hành tín phiếu bắt buộc với tổng giá trị 20.300 tỷ đồng được xem là một biện pháp hành chính khá mạnh. Kết quả, thị trường tiền tệ bị xáo trộn, các ngân hàng chạy đua lãi suất nhằm thu hút tiền gửi đáp ứng nhu cầu thanh khoản, thị trường chứng khoán, bất động sản sụt giảm,... Trong tình huống kiềm chế lạm phát, việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt là cần thiết, nhưng việc sử dụng liên tiếp nhiều biện pháp mạnh như thế trong một khoảng thời gian chưa đủ để thị trường thích ứng, nên được xem xét cẩn trọng hơn. Hơn nữa, lạm phát không chỉ do nguyên nhân từ tiền tệ, cho nên, muốn kiềm chế thành cơng cơn tăng giá phải thực hiện nhiều gói giải pháp đồng bộ từ các lĩnh vực khác ngồi lĩnh vực tiền tệ, tín dụng.

3.2.2Minh bạch, cơng khai trong các chính sách tiền tệ, quản lý:

NHNN cần tính tốn chi tiết, cơng khai khi đưa ra các chính sách tiền tệ có ảnh hưởng đến tồn bộ hệ thống ngân hàng. Việc đưa ra chính sách đã cần sự tính tốn chi tiết, q trình thực hiện chính sách cũng hết sức minh bạch, tránh để ngân hàng và khách hàng của ngân hàng hoang mang. Với những chính sách tạo ra thay đổi lớn, NHNN cần có sự giải thích cơng khai về mục tiêu và lộ trình thực hiện với các TCTD có liên quan. Thêm vào đó, NHNN cần lường trước những diễn biến theo sau một quyết định mang tầm vĩ mô để có những phịng ngừa thích hợp hoặc chia nhỏ trong q trình thực hiện.

3.2.3Kiểm soát việc thành lập ngân hàng thương mại:

Hiện nay có quá nhiều ngân hàng thương mại hơn mức cần thiết tại Việt Nam. Do đó, để có được một hệ thống ngân hàng mạnh, nên sáp nhập các ngân hàng nhỏ và xem xét sáp nhập các ngân hàng thương mại lớn thành những ngân hàng tầm cỡ trong khu vực. Việc tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, và đảm bảo ngân hàng hoạt động an tồn, hiệu quả thơng qua đảm bảo khả năng chi trả của các ngân hàng. Trong tiến trình xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thực sự vững mạnh, cần đề ra quy chế, quy định đối với các ngân hàng không đáp được các tiêu chuẩn chung, có

thể tính đến việc sáp nhập, mua lại những ngân hàng này, hạn chế việc một ngân hàng bị phá sản ảnh hưởng dây chuyền đến hệ thống các ngân hàng.

3.2.4Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giám sát hoạt động của các ngân hàng thương mại: ngân hàng thương mại:

Công tác giám sát từ xa các ngân hàng thương mại hiện nay vẫn được chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tại các tỉnh, thành phố thực hiện. Nhưng tính xác thực của các báo cáo giám sát này để phục vụ cho công tác quản lý vĩ mô chưa cao, chưa phản ánh trung thực tình trạng hoạt động nói chung và tình trạng thanh khoản nói riêng của các ngân hàng. Do đó, Ngân hàng nhà nước cần phải tăng cường hoạt động giám sát các ngân hàng thông qua hoạt động thanh tra định kỳ, trực tiếp giám sát hoạt động, cũng như các báo cáo yêu cầu từ tổng quát đến chi tiết từng khách hàng, bút toán của các ngân hàng thương mại. Từ đó, Ngân hàng nhà nước mới bắt kịp và sâu sát tình hình hoạt động thực sự của các ngân hàng thương mại để có chính sách điều hành phù hợp, hiệu quả.

3.2.5. Hỗ trợ các NHTM củng cố thanh khoản đi kèm các giải pháp, quy địnhcứng rắn: cứng rắn:

Khi rủi ro thanh khoản xảy ra với một ngân hàng, NHNNN cần có biện pháp thích hợp như đứng ra bảo lãnh và hỗ trợ vốn kịp thời làm ổn định niềm tin của công chúng, tránh được phản ứng dây chuyền lan sang các ngân hàng khác, hạn chế rủi ro trong phạm vi một ngân hàng. Tuy nhiên, các giải pháp hỗ trợ của NHNN có thể làm cho các NHTM có tâm lý ỷ lại, chỉ tập trung vào huy động và sử dụng vốn nhằm thu về lợi nhuận cao mà không chú trọng công tác quản lý thanh khoản. Do đó, trong một số trường hợp cần thiết, NHNN xem xét việc phá sản, sáp nhập đối với các ngân hàng thương mại nhỏ, nhằm tăng cường khả năng thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng.

3.3.CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI EXIMBANK NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢNLÝ THANH KHOẢN LÝ THANH KHOẢN

Việc xây dựng, ban hành quy trình về quản lý thanh khoản tại Eximbank cần phải được xem xét thực hiện để các đơn vị có liên quan theo đó thực hiện hoạt động quản lý thanh khoản một cách trình tự, chính xác, đồng thời trách nhiệm của các đơn vị và bộ phận có liên quan theo đó được phân định rõ ràng, khơng có sự chồng chéo,

Một phần của tài liệu Quản lý thanh khoản tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w