22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP
2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt
2.1.4. Sản phẩm dịch vụ
Danh mục sản phẩm của các NHTM Việt Nam được đánh giá là khá đơn điệu, chủ yếu là các sản phẩm tín dụng truyền thống. Cho vay vẫn là sản phẩm chủ đạo, đem lại hơn 90% doanh số cho phần lớn các NHTM Việt Nam, trong đó chủ yếu là cho vay dựa trên tài sản thế chấp/ cầm cố ở mức độ đơn giản. Thời gian gần đây, các ngân hàng cũng đã tích cực thiết kế ra các gói sản phẩm hỗ trợ kinh doanh đối với khách hàng doanh nghiệp theo từng ngành, hỗ trợ tiêu dùng đối với nhóm khách hàng cá nhân đem lại nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng.
Các sản phẩm phái sinh như bao thanh toán, kỳ hạn vàng/ ngoại tệ, quyền chọn,…. còn khá mới mẻ với các NHTM Việt Nam và chưa được triển khai mạnh mẽ.
2.1.5. Mạng lƣới hoạt động
Trong thời gian qua các NHTM Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động trên khắp cả nước do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân Việt Nam ngày càng tăng. Trong đó, chiếm ưu thế về mạng lưới vẫn là các NHTM Nhà Nước, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank) dẫn dầu số lượng điểm giao dịch trải rộng trên khắp cả nước với hơn 2.300 điểm giao dịch. Trong khi đó các NHTMCP số lượng điểm giao dịch ít hơn và chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn, các cùng nông thôn vẫn chưa được khai thác triệt để.
2.1.6. Công nghệ thông tin
Hệ thống cơng nghệ ngành ngân hàng có sự tiến bộ rõ rệt. Điều này được thể hiện rất rõ là nếu như trước đây, trong khâu thanh toán phải mất thời gian từ 1 ngày đến hàng tuần mới thực hiện hoàn chỉnh một giao dịch thanh tốn, thì ngày nay nhờ có đổi mới công nghệ, thời gian thanh toán đã được rút ngắn chỉ được tính bằng phút, thậm chí bằng giây. Hơn thế nữa, nhờ có đổi mới cơng nghệ mà hệ thống NHTM đã đưa ra được rất nhiều các sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, chẳng hạn như: dịch vụ như ATM, POS, Internet Banking, Telephone Banking, ngân hàng trực tuyến... từ đó đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cũng như góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thơng hàng hóa phát triển. Hiện nay các NHTM rất quan tâm đến việc đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều bất cập: quy mơ vốn của các NHTM nhỏ, chi phí đầu tư hiện đại hóa cơng nghệ lại khá cao: khả năng ứng dụng cơng nghệ tiên tiến của nhân viên ngân hàng cịn hạn chế nên dẫn đến lãng phí, khai thác khơng hết tính năng của cơng nghệ mới.
2.1.7. Nguồn nhân lực, khả năng quản trị điều hành
Theo thống kê công bố của các ngân hàng, 80% đội ngũ lao động trong các ngân hàng có trình độ từ đại học trở lên. Hàng năm các trường đại học trên cả nước cung cấp hàng chục ngàn sinh viên, đủ đáp ứng cho nhu cầu nhân sự gia tăng của hệ thống tài chính- ngân hàng.
Trên thực tế, các ngân hàng vẫn đang gặp khó khăn về vấn đề nguồn nhân lực khi vẫn còn một khoảng khách khá xa giữa đào tạo và thực tế. Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng đang trở nên trầm trọng, đặc biệt là ở các vị trí quản lý cấp trung và cấp cao. Trong hoạt động ngành ngân hàng, khơng ít các vụ đổ vỡ tín dụng khơng những do vấn đề đạo đức mà mà cịn là vì sự yếu kém trong cơng tác quản trị cũng như trình độ nghiệp vụ của cán bộ nhân viên ngân hàng.
Bên cạnh đó, làn sóng chuyển dịch lao động từ các ngân hàng Việt Nam sang các ngân hàng, quỹ đầu tư nước ngoài thời gian gần đây đang làm cho tính trạng này trở nên trầm trọng hơn. Các ngân hàng nước ngồi với mơi trường làm việc
chuyên nghiệp, chế độ lương, phúc lợi cũng như chính sách quản lý nhân sự linh hoạt đã tỏ rõ ưu thế trong việc thu hút nhân lực so với các NHTM Việt Nam.
2.1.8. Kết quả hoạt động kinh doanh
Năm 2012, là năm khó khăn chung của tồn ngành tài chính, vì vậy lợi nhuận có sự sụt giảm đáng kể so với năm 2011.
Biểu đồ 2.5: Lợi Nhuận sau thuế của một số Ngân hàng năm 2011-2012
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng 2012 của Phương Nam Securities
Theo số liệu từ ngân hàng nhà nước, tổng lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28.600 tỷ đồng, sụt giảm gần 50% so với năm 2011. Tình hình lợi nhuận ảm đạm trong 2012 đã chấm dứt những năm tháng hoàng kim lãi khủng của các ngân hàng. Hầu hết các ngân hàng đều bị sụt giảm lợi nhuận rất mạnh, ngay cả những ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV cũng không tăng trưởng đáng kể so với năm trước, dù vẫn đứng đầu toàn ngành về lợi nhuận. 3 nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm trong năm 2012: do tăng trưởng tín dụng trong năm 2012 khá thấp, lãi suất cho vay hạ nhiệt, chi phí dự phịng rủi ro tăng mạnh do nợ xấu gia tăng.
2.2. Sự cần thiết của hoạt động mua bán, sáp nhập các ngân hàng thƣơng mạiViệt Nam Việt Nam
2.2.1. Các NHTM Việt Nam phát triển nhiều về số lƣợng nhƣng chất lƣợng cịn thấp
Như đã phân tích thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ở trên, mặc dù đóng vai trị lưu thơng tiền tệ trong tồn bộ nền kinh tế
song ngân hàng Việt Nam vần có nhiều yếu kém. Những yếu kém đang bộc lộ ngày càng rõ nét như: rủi ro thanh khoản cao (do mất cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn, biểu hiện qua lãi suất liên ngân hàng có thời điểm lên đến 30%), mất kiểm sốt trong quản lý rủi ro tín dụng (chịu tác động từ sự đóng băng của ngành bất động sản và xu hướng tuột dốc của thị trường chứng khoán), mất cân đối tiền tệ trong hệ thống ngân hàng, nợ xấu luôn được coi là mối lo ngại hàng đầu của ngành ngân hàng, khả năng quản trị cịn yếu gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước trong việc huy động vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong q trình hội nhập kinh tế tồn cầu thực tế cho thấy khi nền kinh tế vượt ra ngồi tầm kiếm sốt, cơ cấu phức tạp và khó hệ thống hóa thì nhu cầu cấp thiết với chính phủ mỗi quốc gia là tái cấu trúc nền kinh tế. Lúc này mua bán, sáp nhập doanh nghiệp được coi là giải pháp cứu cánh hữu hiệu trong đó tái cấu trúc hệ thống ngân hàng được quan tâm hơn cả.
2.2.2. Sự tham gia vào thị trƣờng của các ngân hàng nƣớc ngoài
Đây là nhân tố quan trọng gây sức ép cạnh tranh ngày càng lớn trong ngành ngân hàng. Bằng các cam kết song phương và đa phương, nước ta bước vào hội nhập kinh tế bằng việc đón nhận sự tham gia của các đối tác nước ngoài vào thị trường nội địa. Nhiều năm trở lại đây, xu thế đó ngày càng phát triển và đem lại khơng ít thuận lợi cũng như khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Năm 2007 là thời điểm mà các ngân hàng nước ngồi chính thức thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngồi tại Việt Nam. Mặc dù cịn những hạn chế về việc huy động vốn bằng VND và thành lập chi nhánh con trực thuộc, song hoạt động của những chi nhánh này tại Việt Nam rất khả quan. Với những hậu thuẫn vũng chắc từ những định chế tài chính lớn, với kinh nghiệm và công nghệ hiện đại, việc cạnh tranh để giành thị phần dựa vào những lợi thế trên dường như nghiêng hẳn về phía các ngân hàng ngoại, trong khi các ngân hàng nội địa lại vượt trội về mức độ quen thuộc với thị trường, thị phần lớn sẵn có.
Thị trường tài chính Việt Nam cịn rất non trẻ, ngồi ngân hàng chính sách và các NHTM nhà nước thì các NHTM cổ phần đều có quy mơ trung bình và nhỏ. Đặc
điểm của các ngân hàng này là tập trung kinh doanh dịch vụ ngân hàng nhỏ lẻ, tập trung ở các nội đơ lớn và mạng lưới cịn rất mỏng. Những điểm yếu như vậy khiến cho các ngân hàng này không khỏi lo lắng tìm kiếm các đối tác là định chế tài chính lớn để tồn tại.
2.2.3. Áp lực canh tranh giữa các ngân hàng nội địa
Hiện nay các NHTM không chỉ chịu áp lực cạnh tranh gay gắt khơng chỉ từ phía các NHNNg đang hoạt động ở Việt Nam mà còn phải chịu áp lực cạnh tranh với chính các ngân hàng trong nước đang ngày càng lớn mạnh về mặt số lượng, quy mơ vốn cũng như tương đối đa dạng về hình thức. Sự góp mặt của rất nhiều ngân hàng các loại, các cơng ty tài chính, cơng ty cho th tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân cũng có chức năng huy động vốn và cho vay như ngân hàng đã tạo sức ép cạnh tranh gay gắt cho các ngân hàng. Nếu khơng có tiềm lực vững mạnh, hoạt động khơng hiệu quả thì các ngân hàng khó có thể đứng vững ở một thị trường nhỏ với quá nhiều đối thủ cạnh tranh.
2.2.4. Sự tồn tại của nhiều ngân hàng nhỏ với áp lực tăng vốn theo quy định của ngân hàng nhà nƣớc của ngân hàng nhà nƣớc
Sức ép tăng vốn điều lệ được xem là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy việc mua bán cổ phần giữa các doanh nghiệp với nhau. Nhằm thanh lọc thị trường và tăng hiệu quả hoạt động, chính phủ đã lần lượt ban hành các văn bản bắt buộc các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ngân hàng phải đảm bảo mức vốn pháp định thì mới được tiếp tục hoạt động trên thị trường.
Năm 2011 là mốc quan trọng đối với các TCTD để tăng vốn điều lệ đủ điều kiện hoạt động. Theo nghị định số 141/2006 /NĐ-CP, đến ngày 31/12/2010 các TCTD được cấp phép thành lập và hoạt động phải có vốn điều lệ là 3000 tỷ đồng . Chính vì vậy mà hầu hết các ngân hàng với mức vốn pháp định trên và dưới 3.000 tỷ đều ráo riết tăng vốn. Ngân hàng chưa đủ 3.000 tỷ thì cố tăng cho đủ điều kiện, những ngân hàng đã đạt trên ngưỡng 3.000 tỷ thì cũng muốn tăng cường năng lực canh tranh, mở rộng ảnh hướng. Đây là một trong những nhân tố chủ yếu khiến cho cuộc đua tăng vốn cổ phần trở nên “nóng” hơn bao giờ hết, nhất là đối với các ngân
hàng mà mức vốn pháp định còn cách xa ngưỡng 3.000 tỷ. Thống đốc NHNN cũng đã khẳng định sẽ xử lý chặt chẽ đối với những ngân hàng khơng theo kịp lộ trình tăng vốn và cũng chuẩn bị sẵn các phương án có thể áp dụng đối với các đối tượng này
Như vậy trong bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đã gây cho các ngân hàng nhỏ rất nhiều khó khăn. Nếu trong những năm tới, NHNN yêu cầu tiếp tục tăng vốn điều lệ nhằm đảm bảo an tồn hệ thống tài chính thì đây là sẽ trở thành một thách thức buộc các ngân hàng tìm đến M&A.
2.2.5. Tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới
Cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới đã đi qua song những hệ lụy của nó để lại khơng hề nhỏ. Các nền kinh tế lớn nhỏ đều đang dốc sức cải thiện tình hình tài chính sau cơn bão. Việt nam tuy khơng phải gánh chịu hậu quả nặng nề như nhiều quốc gia trên thế giới song các doanh nghiệp cũng rất chật vật để xoay sở trong giai đoạn khó khăn này. Ngành ngân hàng cũng không phải ngoại lệ, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế mà phải phá sản, đóng cửa dẫn đến nợ quá hạn của ngành ngân hàng theo đó cũng tăng cao, ảnh hưởng đến thanh khoản của hệ thống. Do đó việc sáp nhập mua các ngân hàng yếu kém để thanh lọc hệ thống là một điều tất yếu. Ngoài ra, trong giai đoạn phục hồi kinh tế hoạt động mua bán, sáp nhập theo truyển thống được đánh giá là tăng tưởng mạnh mạnh mẽ.
2.3. Thực trạng hoạt động mua bán, sáp nhập các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
2.3.1. Tình hình mua bán, sáp nhập ngân hàng giai đoạn trƣớc 2008
2.3.1.1.Giai đoạn từ 1991-2005
Lịch sử hoạt động ngân hàng đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. M&A ngân hàng đã bắt nguồn từ những yếu kém nội tại của bản thân các ngân hàng và đề xuất chỉ đạo của Nhà Nước và Chính Phủ. Giai đoạn này hoạt động M&A diễn ra với các ngân hàng quy mô vốn nhỏ, hoạt động yếu kém và rơi vào tình trạng mất thanh khoản, lún sâu và thua lỗ. Riêng năm 1998, có đến 18 ngân hàng tại TP. Hồ
Chí Minh rơi vào tình trạng mất thanh khoản, bắt buột phải tiến hành sáp nhập, tránh phá sản gây ảnh hưởng tới toàn hệ thống.
Năm 2000, thực hiện theo đúng quyết định số 20/2000/QĐ-NHNN5 ngày 14/08/2000 phê duyệt phương án chấn chỉnh, sắp xếp lại các TCTD cổ phần và NHNN cũng như duy trì sự ổn định tài chính, NHNN đã sử dụng một số lượng lớn nguồn tiền cung ứng để đóng cửa một số ngân hàng và tái cấp vốn cho những ngân hàng thực hiện cơ cấu lại. Hoạt động M&A trong thời kỳ này cũng khá ít, chủ yếu diễn ra trong tình thế bắt buộc bởi NHNN nhằm tránh tình trạng phá sản, gây bất ổn cho nền kinh tế.
Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực 1997 là nguyên nhân chính dẫn đến hàng loạt các thương vụ M&A diễn ra trong giai đoạn này. Cuộc khủng hoảng này buộc nhiều ngân hàng đứng trước nguy cơ phá sản do những khoản cho vay trả góp, cho vay kinh doanh bất động sản,…. Không thu hồi được vốn, cùng với nhiều vụ chiếm đoạt vốn ngân hàng trong thời kỳ này đã khiến cho hệ thống ngân hàng ngày càng suy yếu. Đặc biệt là các ngân hàng TMCP Nơng Thơn có nguy cơ mất vốn lớn do hoạt động kinh doanh chủ yếu là cho vay, trong đó cho vay sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 80%, nhiều trường hợp cho vay vùng sâu vùng xa kém hiệu quả cho mất mùa, thiên tai,… Trước tình hình đó NHNN đã can thiệp theo cơ chế:
− Kiểm soát đặc biệt để xử lý các sai phạm và yếu kém, giúp các ngân hàng hoạt động trở lại bình thường.
− Kiểm sốt đặc biệt và hạn chế dần các hoạt động để tiến tới đóng cửa đối với các tổ chức mà NHNN xác định là quá yếu kém.
− Chỉ định các ngân hàng nhỏ tự động giải thể hoặc sáp nhập, hợp nhất bán lại cho các tổ chức khác.
Để duy trì ổn định tài chính, NHNN đã sử dụng khoảng 1.500 tỷ đồng từ nguồn tiền cung ứng để đóng của một số Ngân hàng và thực hiện tái cấp vốn cho các ngân hàng cần được cơ cấu lại. Nhìn chung hầu hết các thương vụ M&A giai đoạn này là bắt buộc để khắc phục hậu quả của việc kinh doanh không tốt của các
ngân hàng, không hẳn dựa trên tinh thần tự nguyện nhằm tạo ra các ngân hàng lớn, mở rộng thị phần và tăng năng lực cạnh tranh.
Bảng 2.4 Một số thương vụ M&A ngân hàng tiêu biểu trong giai đoạn 1991-2005
Thời
gian Ngân hàng bị sáp nhập Ngân hàng sáp nhập
1997 Ngân hàng TMCP Đồng Tháp Ngân hàng TMCP Phương Nam 1999 Ngân hàng TMCP Đại Nam Ngân hàng TMCP Phương Nam 2000 Quỹ TDND Định Công – Thanh Trì- Hà
Nội Ngân hàng TMCP Phương Nam 2001 Ngân hàng TMCP Châu Phú Ngân hàng TMCP Phương Nam 2002 Ngân hàng TMCP Từ Giác Long Xuyên Ngân hàng TMCP Đông Á
2003 Ngân hàng TMCP Thạnh Thắng Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín 2003 Cơng ty Tài Chính Sài Gịn SFC Ngân hàng TMCP Đà Nẵng thành lập ra
Ngân hàng TMCP Việt Á 2003 Ngân hàng TMCP Nông Thôn Cái Sắn Ngân hàng TMCP Phương Nam