các nhà nƣớc trên thế giới
Ngoài sự nỗ lực của doanh nghiệp thì Nhà nước cũng đóng vai trị khơng kém phần quan trọng giúp cho thị trường mua bán, sáp nhập ngày càng phát triển theo hướng tích cực, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và nền kinh tế.
1.6.2.1. Kinh nghiệm của Đài Loan
Qua nhiều nghiên cứu về hệ thống ngân hàng Đài Loan cho thấy, xét về cơ cấu tài chính Đài Loan khá giống với hệ thống tài chính của Việt Nam, dù mức độ mở cửa lớn và sớm hơn nhiều. Ngành ngân hàng Đài Loan đã phát triển mạnh mẽ về số lượng, với đỉnh điểm năm 2001 lên tới 53 ngân hàng nội địa, mật độ ngân hàng tại Đài Bắc trên một vạn dân là 3,4 chi nhánh vượt qua nhiều thành phố khác trên thế giới như Chicago và Seoul (2,0), Hongkong (1,9), Sydney (1,6) và Tokyo (1,0). Độ sâu tài chính (do bằng dư nợ/GDP) của Đài Loan ở mức cao so với các nước trong khu vực. Trong khi đó mức độ tập trung thị phần của 5 ngân hàng lớn nhất Đài Loan chỉ vào khoảng 38,5% so với mức độ trung bình 60% của các thị trường tương tự trên thế giới. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng cung cấp những dịch vụ tương đối giống nhau dẫn đến kết cục nhiều tài khoản ngân hàng được mở mà khơng có giao dịch, lợi nhuận biên ngành ngân hàng bị giảm sút, các khoản nợ quá hạn, nợ xấu làm xói mịn tài sản của các ngân hàng. Số ngân hàng bị thua lỗ ăn vào vốn chủ sở hữu lên đến 10% vào cuối năm 2002.
Để cải tổ hệ thống ngân hàng của mình, Đài Loan phải thực hiện giảm số lượng các NHTM và tập đồn tài chính và tăng quy mơ của các TCTD bằng cách thúc đẩy nhanh quá trình mua bán và sáp nhập. Các biện pháp chính được đưa thực hiện là: tăng thêm các luật và quy định về tài chính (tiếp theo luật sáp nhập các Tổ
chức tài chính năm 2000, năm 2001 Đài Loan đã thông qua Luật tập đồn tài chính), thành lập các cơng ty quản lý tài sản để xử lý nhanh những khoản nợ xấu và chuẩn hóa các tiêu chuẩn về quy định phân loại nợ xấu và trích dự phịng rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế (có hiệu lực từ năm 2005). Tháng 07/2004, Đài Loan đã thành lập Ủy ban giám sát tài chính FSC trên cơ sở hợp nhất chức năng giám sát ngân hàng, chứng khoán và bảo hiểm trước đây được đảm nhiệm bởi Bộ tài chính, NHNN và cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Trung Ương. Một trong những chức năng cơ bản của FSC là giám sát và điều hành quá trình mua bán và sáp nhập các định chế tài chính một cách tập trung và thống nhất thay cho hệ thống giám sát tài chính phân tán trước đây.
Kết quả là số lượng ngân hàng đã giảm từ 53 (năm 2000) xuống còn 37 (năm 2008), chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu giảm chỉ còn 1,8% so với 11,3% năm 2001, hệ số CAR theo tiêu chuẩn quốc tế của các Ngân hàng Đài Loan đạt 11,7%.
1.6.2.2. Kinh nghiệm của Mỹ
Mua bán, sáp nhập được xem xét và điều tiết chủ yếu từ góc độ của pháp luật về cạnh tranh theo cơ chế kiểm soát tập trung kinh tế mà đối với Mỹ là bằng những Luật chống độc quyền và án lệ. Luật chống độc quyền của Hoa Kỳ quy định những giao dịch là thay đổi sở hữu công ty từ 5% trở lên đều phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh của nước đó. Điều này chứng tỏ, họ đều có cơ chế theo dõi chặt chẽ những động thái có nguy cơ làm suy giảm tính cạnh tranh của thị trường.
Hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng được giao cho Bảo hiểm tiền gửi Hoa Kỳ (FDIC). FDIC được thành lập năm 1993 sau khủng hoảng tài chính đầu thế kỷ XX theo sắc lệnh của Tổng thống Franklin D. Roosevelt. FDIC hoạt động theo Luật bảo hiểm tiền gửi ban hành năm 1993. Đây là tổ chức Bảo hiểm tiền gửi đầu tiên trên thế giới. FDIC độc lập với chính phủ và chịu sự kiểm sốt trực tiếp của Quốc Hội. Với mục tiêu chủ động giải quyết nhanh các vụ mua bán, sáp nhập đạt hiệu quả cho xã hội và nền kinh tế, Quốc hội dành cho FDIC những thẩm quyền đặc biệt để đạt được mục tiêu đó (bất kể luật pháp có quy định khác) được phép toàn
quyền tiếp nhận và thanh lý tài sản của tổ chức nhận tiền gửi thuộc diện mua bán, sáp nhập mà không chịu sự chi phối của cổ đơng, tịa án hay các cơ quan kiểm sốt khác.
FDIC đảm bảo thực hiện bốn nguyên tắc cơ bản trong hoạt động mua bán, sáp nhập:
1. Các ngân hàng thuộc diện mua bán, sáp nhập được xử lý với chi phí thấp nhất
2. Thực hiện mua bán, sáp nhập nhanh nhất
3. Tài sản tiếp nhận được quản lý và đưa ra thị trường để bán với giá trị cao nhất (bán cho khu vực kinh tế tư nhân)
Hoạt động mua bán, sáp nhập được bắt đầu kể từ khi cơ quan cấp phép gửi thư thông báo cho FDIC là người thực, FDIC sẽ thực hiện dàn xếp để một hoặc một số ngân hàng tốt chấp nhận mua lại một phần hay toàn bộ tài sản của ngân hàng thuộc diện mua bán, sáp nhập và tiếp nhận nghĩa vụ nợ của tổ chức đó. Từ năm 1980 đến 1994, 1.188 trong số 1.617 trường hợp đổ vỡ (tương đương 73,5%) được FDIC xử lý theo phương pháp mua và tiếp nhận nợ. Trong đó giai đoạn khủng khoảng lớn nhất 1987-1994, thông qua 34 ngân hàng cầu nối, FDIC đã xử lý êm thấm 114 ngân hàng với tổng tài sản 89,9 tỷ USD. Trong năm 2008, FDIC đã tiến hành M&A đối với 25 ngân hàng trong đó có trường hợp tiêu biểu là ngân hàng Indy Mac.
Điểm tương đồng trong chính sách quản lý của Đài Loan và Hoa Kỳ là đều thành lập một cơ quan quản lý thống nhất hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng, Đài Loan là Ủy Ban Giám Sát Tài Chính FSC, ở Hoa Kỳ là cơ quan Bảo Hiểm tiền gửi FDIC. Thêm vào đó, hệ thống pháp luật về mua bán, sáp nhập của cả hai nước cũng khá hồn chỉnh. Đài Loan có một luật riêng về sáp nhập các tổ chức tài chính. Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý mua bán, sáp nhập ngân hàng có sự độc lập tương đối với một số đặc quyền nhất định song cũng bị điều chỉnh bởi luật riêng ví dụ như FDIC của Hoa Kỳ là Luật Bảo hiểm tiền gửi. Từ những kinh nghiệm trong
công tác quản lý mua bán, sáp nhập của Đài Loan và Hoa Kỳ, Việt Nam có thể có những gợi ý cho áp dụng vào thực tiễn.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chương 1 của luận văn đã nêu các vấn đề tổng quan nhất về hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực ngân hàng như khái niệm về mua bán, sáp nhập là gì, các phương thức, các bước tiến hành mua bán, sáp nhập cũng như những lợi ích và hạn chế mà các ngân hàng gặp phải khi thực hiện một thương vụ mua bán, sáp nhập. Đồng thời, trong chương 1, luận văn cũng nêu ra những bài học kinh nghiệm từ các thương vụ mua bán, sáp nhập thành công và thất bại của một số quốc gia trên thế giới để từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn cho các ngân hàng TMCP Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về tình hình hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay Nam hiện nay
2.1.1. Về quy mô vốn
Dưới áp lực tăng vốn điều lệ nhằm đáp ứng yêu cầu cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế, cũng như đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ thì đến năm 2010, vốn điều lệ tối thiểu của các ngân hàng thương mại phải đạt 3.000 tỷ đồng. Đến nay, các ngân hàng đã thực hiện xong quy định vốn pháp định tối thiểu, trong đó một số ngân hàng cịn có số vốn điều lệ khá cao như: VCB, BIDV, Viettinbank, Agribank, ACB..., các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng dần tăng quy mô vốn điều lệ để đảm bảo hoạt động từ trên 15 triệu USD.
Bảng 2.1: Thống kê quy mô vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam
Quy mô vốn 3.000 tỷ đồng trên 3.000- 5.000 tỷ đồng trên 5.000 - 10.000 tỷ đồng trên 10.000 tỷ đồng TỔNG NGÂN HÀNG TMNN 0 1 1 4 6 NGÂN HÀNG TMCP 11 11 8 4 34 NGÂN HÀNG 100% VỐN 4 1 5 NƢỚC NGOÀI TỔNG 15 13 9 8 45
Nguồn: Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam (www.sbv.com.vn)
Mặc dù đã có những cải thiện tích cực trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung quy mơ vốn của các NHTM Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé và là một trong những điểm yếu của các NHTM Việt Nam. Đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế thì với quy mơ vốn của các NHTM Việt Nam sẽ rất khó cạnh tranh với các tổ chức tài chính nước ngồi. Quy mơ vốn nhỏ làm hạn chế khả năng cho vay
(do quy định tổng dư nợ cho vay một khách hàng không vượt quá 15% vổn điều lệ) hạn chế việc đầu tư trang thiết bị công nghệ, cơ sở vật chất đồng thời cũng không đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế.
2.1.2. Hoạt động huy động vốn
Biểu đồ 2.1: Tăng trƣởng huy động của ngân hàng Việt Nam qua các năm
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng 2012 của Phương Nam Securities
Bảng 2.2: Số dƣ huy động và tăng trƣởng huy động vốn của một số ngân hàng đến năm 2012
Ngân hàng Số dƣ huy động năm
2012 (Đvt: Tỷ đồng) Tỷ lệ tăng trƣởng so với 2011 Vietinbank 289.105 12,37% Vietcombank 284.414 25,28% ACB 125.233 11,94% MBBank 117.747 31,49% Eximbank 70.458 31,32% Sacombank 107.458 43,10% SHB 77.598 123,08%
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng 2012 của Phương Nam Securities
Theo số liệu từ NHNN, huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng năm 2012 tăng khoảng 16% đạt 3.195.763 tỷ đồng. Tại các ngân hàng lớn, ngoại trừ sụt giảm của ngân hàng do khủng hoảng, tình hình huy động vốn tăng khá mạnh, đứng đầu về tốc độ huy động là SHB với mức tăng 123% so với năm 2011.
Tỷ trọng vốn huy động của các ngân hàng hiện nay chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các NHTM trong việc quản trị nguồn vốn, khó đảm bảo cân đối kỳ hạn, kỳ hạn huy động vốn bình qn có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài hạn tạo ra nguy cơ rủi ro về thanh khoản và lãi suất.
2.1.3. Hoạt động tín dụng
Biều đồ 2.2 : Tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng Việt Nam qua các năm
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng 2012 của Phương Nam Securities
Hoạt động tín dụng năm 2012 tăng rất thấp, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1992, mức tăng trưởng tín dụng ở một chữ số. Nguyên nhân tín dụng tăng thấp là cầu yếu, khả năng tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hàng tồn kho cao nên nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn; các TCTD phải kiểm sốt chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu...
Bảng 2.3: Dƣ nợ tín dụng và tăng trƣởng tín dụng của một số ngân hàng đến năm 2012 Dƣ nợ tín dụng năm 2012 (tỷ đồng) Tỷ lệ tăng trƣởng so với 2011 Vietinbank 329.682 13.53% Vietcombank 235.670 15.57% ACB 104.334 -0.48% MBBank 73.166 26.25% Eximbank 74.316 0.37% Sacombank 97.888 19.02% SHB 55.689 93.32%
ỷ l ệ nT ợ x ấ u
Xử lý nợ xấu đang là một yêu cầu đặt ra không chỉ với bản thân các TCTD mà cịn cả tồn bộ hệ thống ngân hàng và nền kinh tế. Nợ xấu lớn như hiện nay cũng đã làm ách tắc dòng chu chuyển vốn trong nền kinh tế, ảnh hưởng tiêu cực không chỉ với các TCTD mà còn cả các doanh nghiệp. Do bị đọng vốn trong nợ xấu, các TCTD khơng có điều kiện mở rộng tăng trưởng tín dụng, khiến cho hoạt động sản xuất của nền kinh tế gặp khó khăn.
Xử lý được nợ xấu sẽ góp phần hạ mặt bằng lãi suất, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lành mạnh và góp phần tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, đưa nền kinh tế trở lại quỹ đạo tăng trưởng bền vững.
Theo báo cáo từ NHNN về nợ xấu cho thấy, tính đến cuối tháng 2/2013, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng đã giảm từ 8.82% của 9/2012 xuống cịn 6%. Điều lưu ý là những con số cơng bố của các TCTD và giám sát của NHNN có sự khác biệt rất lớn, theo báo cáo của các TCTD vào cuối năm 2012, nợ xấu khoảng 135.000 tỷ đồng, tương đương 4,86% tổng dư nợ và tăng 67,25% so với 2011
Biểu đồ 2.3 : Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng qua các năm
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu năm 2012 của một số NHTM Việt Nam
Nguồn: Báo cáo phân tích ngành ngân hàng 2012 của Phương Nam Securities
2.1.4. Sản phẩm dịch vụ
Danh mục sản phẩm của các NHTM Việt Nam được đánh giá là khá đơn điệu, chủ yếu là các sản phẩm tín dụng truyền thống. Cho vay vẫn là sản phẩm chủ đạo, đem lại hơn 90% doanh số cho phần lớn các NHTM Việt Nam, trong đó chủ yếu là cho vay dựa trên tài sản thế chấp/ cầm cố ở mức độ đơn giản. Thời gian gần đây, các ngân hàng cũng đã tích cực thiết kế ra các gói sản phẩm hỗ trợ kinh doanh đối với khách hàng doanh nghiệp theo từng ngành, hỗ trợ tiêu dùng đối với nhóm khách hàng cá nhân đem lại nhiều sự lựa chọn hơn cho khách hàng.
Các sản phẩm phái sinh như bao thanh toán, kỳ hạn vàng/ ngoại tệ, quyền chọn,…. còn khá mới mẻ với các NHTM Việt Nam và chưa được triển khai mạnh mẽ.
2.1.5. Mạng lƣới hoạt động
Trong thời gian qua các NHTM Việt Nam đã nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động trên khắp cả nước do sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân Việt Nam ngày càng tăng. Trong đó, chiếm ưu thế về mạng lưới vẫn là các NHTM Nhà Nước, Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank) dẫn dầu số lượng điểm giao dịch trải rộng trên khắp cả nước với hơn 2.300 điểm giao dịch. Trong khi đó các NHTMCP số lượng điểm giao dịch ít hơn và chủ yếu tập trung tại các đô thị lớn, các cùng nông thôn vẫn chưa được khai thác triệt để.
2.1.6. Công nghệ thông tin
Hệ thống cơng nghệ ngành ngân hàng có sự tiến bộ rõ rệt. Điều này được thể hiện rất rõ là nếu như trước đây, trong khâu thanh toán phải mất thời gian từ 1 ngày đến hàng tuần mới thực hiện hoàn chỉnh một giao dịch thanh tốn, thì ngày nay nhờ có đổi mới cơng nghệ, thời gian thanh toán đã được rút ngắn chỉ được tính bằng phút, thậm chí bằng giây. Hơn thế nữa, nhờ có đổi mới cơng nghệ mà hệ thống NHTM đã đưa ra được rất nhiều các sản phẩm dịch vụ giá trị gia tăng dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, chẳng hạn như: dịch vụ như ATM, POS, Internet Banking, Telephone Banking, ngân hàng trực tuyến... từ đó đã đáp ứng nhu cầu của khách hàng, cũng như góp phần thúc đẩy sản xuất và lưu thơng hàng hóa phát triển. Hiện nay các NHTM rất quan tâm đến việc đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập: quy mô vốn của các NHTM nhỏ, chi phí đầu tư hiện đại hóa cơng nghệ lại khá cao: khả năng ứng dụng cơng nghệ tiên tiến của nhân viên ngân hàng cịn hạn chế nên dẫn đến lãng phí, khai thác khơng hết tính năng của cơng nghệ mới.
2.1.7. Nguồn nhân lực, khả năng quản trị điều hành
Theo thống kê công bố của các ngân hàng, 80% đội ngũ lao động trong các ngân hàng có trình độ từ đại học trở lên. Hàng năm các trường đại học trên cả nước cung cấp hàng chục ngàn sinh viên, đủ đáp ứng cho nhu cầu nhân sự gia tăng của hệ