QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2015

Một phần của tài liệu hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh giai đoạn 1997 đến nay- thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 78)

Quan điểm:

- Tiếp tục phát triển Bắc Ninh với tốc độ nhanh nhưng phải bền vững, hiệu quả và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại để phát huy các lợi thế so sánh về vị trí kinh tế và nguồn nhân lực của tỉnh.

- Nền kinh tế phải phát triển năng động, linh hoạt và hiệu quả phù hợp với kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế và cạnh tranh quốc tế.

- Phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh đặt trong mối quan hệ và sự hợp tác chặt chẽ với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đồng bằng Sông Hồng, đặt biệt là thủ đô Hà Nội.

- Đảm bảo phát triển bền vững, phát triển kinh tế kết hợp chặt chẽ với phát triển xã hội, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng, tiến bộ xã hội. Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái. Không làm tổn hại và suy thoái cảnh quan thiên nhiên, các di tích văn hoá lịch sử.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và xây dựng nền hành chính vững mạnh, hiệu quả.

Mục tiêu:

Để nhanh chóng xây dựng Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015 với một hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội tương đối hiện đại và đồng bộ gắn kết chặt chẽ với hệ thống hạ tầng vùng Thủ đô Hà Nội, trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực và y tế chất lượng cao, văn hoá phát triển lành mạnh hiện đại và đậm đà bản sắc Kinh Bắc; đồng thời hình thành không gian kinh tế thống nhất giữa đô thị hạt nhân với các khu vực nông thôn bằng khung kết cấu hạ tầng đồng bộ, mục tiêu cụ thể là:

- Nhịp độ tăng GDP (giá 1994) bình quân hàng năm đạt 15-16%, trong đó: Nông nghiệp tăng 4-5%; Công nghiệp-xây dựng tăng 19-20% (riêng công nghiệp tăng trên 20%); Dịch vụ tăng 17-78%.

- Cơ cấu GDP đến năm 2010 (giá hiện hành): Nông nghiệp 14%, Công nghiệp-xây dựng 55% và dịch vụ 31%.

- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 20,6 triệu đồng giá hiện hành (tương đương với 1300 USD; hiện tại là 800USD).

- Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 20112 tỷ đồng (giá 1994), tăng bình quân 25%/năm;

- Giá trị sản xuất nông lâm thuỷ sản năm 2010 đạt 2939-3108 tỷ đồng (giá 1994), tăng bình quân 6-7,2%/năm; giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 65 triệu đồng/ha, trong đó giá trị trồng trọt đạt 42 triệu đồng/ha canh tác.

- Năm 2010 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 800-900 triệu USD tăng bình quân hành năm 54,8-58,5%, trong đó địa phương 18,7-21,2%.

- Thu ngân sách trên địa bàn năm 2010 đạt 3200 tỷ đồng, tăng bình quân 25%/năm, huy động ngân sách từ GDP 15% năm 2010.

- Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 39-40% GDP, trong đó, nguồn vốn huy động từ bên ngoài chiếm khoảng 35%.

- Hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục bậc trung học vào năm 2010; 100% các trường được kiên cố hoá.

- Giải quyết việc làm bình quân hàng năm từ 22-24 nghìn lao động, chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động xã hội theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp-xây dựng và dịch vụ, đến năm 2010 có cơ cấu lao động xã hội: khu vực I là 42,8%, khu vực II và III là 57,2%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 39-40%.

- Tỷ lệ hộ nghèo năm 2010 còn dưới 7% (theo tiêu chuẩn năm 2005).

* Thời kỳ 2011-2015: Nhịp độ tăng GDP (giá 1994) bình quân hàng năm 13%, tỷ trọng GDP Bắc Ninh so cả nước tăng từ 1,65% năm 2010 lên 2,12% vào năm 2015.

Cơ cấu GDP đến năm 2015 là: Công nghiệp-xây dựng 59,8%, Nông nghiệp 9% và Dịch vụ 31,2% (giá hiện hành).

Nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh:

Để thực hiện mục tiâu trờn, Bắc Ninh phải huy động nguồn vốn rất lớn cho đầu tư phát triển (thời kỳ 2006-2010 tổng vốn đầu tư 48747 tỷ đồng - khoảng 3165 triệu USD; thời kỳ 2011-2015 tổng vốn đầu tư 117981 tỷ đồng (giá hiện hành) - khoảng 7661 triệu USD, thời kỳ 2016-2020 khoảng 279696 tỷ đồng (theo giá hiện hành) - khoảng 18162 triệu USD, trong đó nguồn vốn ngân sách từ 24 - 26 %, vốn đầu tư từ doanh nghiệp và từ dân 58-60 %, vốn FDI, ODA chiếm khoảng 14-18 %).

Bảng 26: Nhu cầu vốn đầu tư theo ngành

Giá 2005, đơn vị tính: tỷ đồng. 2006-2010 2011-2015 2016-2020

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ 48747 117981 279696

1. Khu vực Công nghiệp, xây dựng 28955 74116 166771

2. Khu vực nông nghiệp 3187 4772 7071

3. Khu vực dịch vụ và KCHT 16605 39092 105853

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh.

Để thực hiện thu hút đầu tư và đưa thông tin đầu tư về cơ chế, chính sách, chế độ ưu đãi, ngành nghề, lĩnh vực kêu gọi đầu tư đến được các nhà đầu tư đang có nhu cầu hoặc các nhà đầu tư tiềm năng thì việc tổ chức xúc tiến đầu tư một cách chuyên nghiệp bằng các công cụ xúc tiến như: ấn phẩm giới thiệu môi trường đầu tư (CD, sách), hội nghị, hội thảo chuyên đề về đầu tư, tổ chức các đồn đi vận động đầu tư,… là yếu tố đóng vai trị quan trọng trong thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Đa dạng hoá các hình thức huy động và tạo vốn trong tỉnh, đây là nguồn vốn có ý nghĩa quyết định về lâu dài, đảm bảo có đủ năng lực nội tại để tiếp nhận đầu tư trong và ngoài nước. Nhận thức được điều đó và vai trò quan trọng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trên cơ sở phân tích lợi thế so sánh, những điểm yếu và điểm mạnh, công tác xúc tiến, thu hút đầu tư nước ngoài đã được lãnh đạo UBND

tỉnh quan tâm và đã mang lại những kết quả nhất định. Trong thời gian tới cần có định hướng mục tiêu nhằm thúc đẩy hơn nữa nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh giai đoạn 1997 đến nay- thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 78)