Thu hút FDI của Thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh giai đoạn 1997 đến nay- thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 35)

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh do có những lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng và môi trường kinh doanh cùng với sự quan tâm của lãnh đạo thành phố trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài nên đã sớm thu hút được nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI so với các địa phương khác trong phạm vi cả nước. Từ 1988 - 1994, ngay sau khi Luật đầu tư nước ngođi năm 1987 được ban hành và có hiệu lực, thành phố đã bắt đầu thu hút nguồn vốn FDI nhưng số dự án còn ít và hiệu quả hoạt động chưa cao. Năm 1995, thành phố thu hút được 155 dự án với tổng vốn đầu tư là 2.498 triệu USD (mức thu hút cao nhất trong cả giai đoạn 1988-2006). Sau khi đạt mức đỉnh điểm vào năm 1995, trong 2 năm tiếp theo, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông Nam Á bộc phát ở Thái Lan vào năm 1997, số dự án và số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào TP HCM có sự giảm đáng kể và tổng vốn FDI thu hút vào thành phố tiếp tục giảm dần, đạt thấp nhất vào năm 2000 với mức thu hút rất khiêm tốn, chỉ đạt 224 triệu USD. Trong giai đoạn 2000 - 2005, thành phố thực hiện quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng ưu tiên thu hút các dự án làm tăng tỷ trọng ngành dịch vụ cao cấp, vừa đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế, vừa khắc phục tình trạng đất đai ngày càng khan hiếm ở khu vực nội thành. Đây là nguyên nhân khiến thành phố khó thu hút được các dự án FDI có qui mô lớn, đòi hỏi mặt bằng rộng. Các dự án FDI quy mô lớn, đòi hỏi diện tích đất rộng đã chuyển hướng sang các địa phương khác. Mặc dù vậy, nguồn vốn FDI thu hút vào thành phố cũng tăng dần qua các năm tuy vẫn còn ở mức thấp, chỉ ở hàng trăm triệu USD mỗi năm. Tổng

vốn FDI đã tăng đột biến trở lại ngay sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO. Vào cuối năm 2006; số dự án FDI thu hút mới đạt 283 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 1,627 tỉ USD. Nếu tính cả vốn tăng thêm của các dự án đang hoạt động thì tổng vốn FDI vào thành phố tiếp tục tăng, đặc biệt năm 2007.

Bảng 3: Dự án FDI phân theo năm cấp phép của TP HCM

Năm dự ánSố (triệu USD)Vốn đầu tư triển vốn (%)Tốc độ phát

Vốn bình quân dự án (triệu USD) 1988-1994 465 5.748 1995 155 2.498 158,6 16,12 1996 114 2.376 95,1 20,84 1997 89 1.179 49,6 13,25 1998 90 707 59,9 7,86 1999 109 471 66,6 4,32 2000 122 224 47,6 1,84 2001 182 619 276,3 3,40 2002 223 314 50,7 1,41 2003 203 315 100,3 1,55 2004 247 459 145,7 1,86 2005 314 641 139,7 2,04 2006 283 1.627 253,8 5,75

(Nguồn: Niên giám Thống kê TP HCM năm 2004, 2005, 2006)

Năm đầu tiên Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết gia nhập WTO, tổng vốn FDI đạt mức kỷ lục 2,5 tỷ USD, tăng 11,9% so với năm 2006. Tính đến cuối tháng 11/2007, số dự án còn hiệu lực hoạt động là 2.510 dự án với tổng vốn đầu tư là 16,04 tỷ USD, chiếm 22% vốn FDI của cả nước. FDI là nguồn vốn bổ sung rất quan trọng cho đầu tư phát triển kinh tế thành phố, đặc biệt là cho khu công nghiệp và dịch vụ.

(1) FDI phân theo ngành kinh tế:

Số dự án FDI tập trung khá nhiều vào lĩnh vực công nghiệp giai đoạn 1988 - 2005 khu vực công nghiệp - xây dựng trên địa bàn đã thu hút 1.201 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư trên 6 tỷ USD. Khu vực dịch vụ tuy chỉ thu hút 702 dự án FDI nhưng số lượng vốn đầu tư cũng đạt trên 6 tỉ USD. Khu vực dịch vụ tuy chỉ thu hút 702 dự án FDI nhưng số lượng vốn đầu tư cũng đạt trên 6 tỉ USD. Do đó

số vốn trung bình trên mỗi dự án khu vực dịch vụ cao hơn nhiều sơ với khu vực khác. Những năm gần đây mục tiêu phát triển kinh tế thành phố là tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, trong đó tập trung vào các ngành tài chính - ngân hàng, bưu chính viễn thông, vận tải kho bãi, y tế, giáo dục, tư vấn, bảo hiểm, những ngành có giá trị gia tăng cao, phù hợp với cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội của TP HCM.

Biểu 4: Vốn FDI mới và tăng thêm trên địa bàn TP HCM (2000-2007)

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chớ Minh)

(2)Phân theo hình thức đầu tư:

Hình thức liân doanh chiếm 41%; Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 51%; Hình thức hợp tác kinh doanh chiếm 8%.

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hồ Chí Minh)

Số lượng dự án và tổng vốn đầu tư còn hiệu lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn, năm 2000 số dự án còn hiệu lực là 900 với tổng vốn đầu là 10,232 tỷ USD đến năm 2007 số dự án là 2.110 dự án với tổng vốn đầu tư là 16,04 tỷ USD.

Bảng 6: Dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Năm Số dự án Tổng vốn đầu tư

(triệu USD) Tổng vốn pháp định (triệu USD) 1996 505 8.181 3.718 1997 677 10.093 4.896 1998 742 9.868 4.878 1999 816 10.232 5.065 2000 900 10.519 5.203 2001 1.604 11.098 5.498 2002 1.249 11.305 5.547 2003 1.415 11.636 5.747 2004 1.644 12.315 6.028 2005 1.914 12.348 6.126 2006 2.168 14.469 6.687 2007 2.510 16.040

Nguồn: Niên giám Thống kê TP HCM năm 2006

(3) Các ngành nghề đầu tư chủ yếu: Nguồn vốn FDI tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, gia công hàng may mặc, giày da, chế biến gỗ, sản xuất hóa chất, dự án xây dựng nhà ở, khu đô thị mới, khu vui chơi giải trí, các dịch vụ

như vận tải, giao nhận hàng hóa, các hoạt động liên quan đến bất động sản, các dịch vụ tư vấn pháp luật, kiểm toán, nghiên cứu thị trường, kiến trúc, tư vấn thiết kế... đặc biệt từ năm 2006 luồng vốn FDI chuyển hướng đầu tư vào công nghệ cao như ngành viễn thông và chế tạo chip

Thành phố Hà Nội

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày càng trở thành một bộ phận quan trọng, hữu cơ, năng động và có tốc độ tăng trưởng cao trong các thành phần kinh tế của Thủ đô. Tổng số dự án đăng ký từ năm 1987 đến năm 2007 là 1253 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 14.589 triệu USD. Trong đó vốn đầu tư thực hiện là 5.038 triệu USD, bằng 34,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Khu vực ĐTNN chiếm khoảng 41% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, tạo ra trên 15% nguồn thu ngân sách, 46% tổng kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm cho hơn 90.000 lao động của Hà Nội.

- Giai đoạn 1997-2004: đây là thời kỳ khủng hoảng và sau khủng hoảng tài chính khu vực, vốn FDI vào Hà Nội đăng ký ở giai đoạn này là 426 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 3.048 triệu USD.

Giai đoạn từ 2005 đến nay tình hình đầu tư nước ngoài vào Hà Nội đã khởi sắc: năm 2005 số vốn đăng ký là 1.585 triệu USD với 166 dự án kể cả cấp mới và tăng vốn. Năm 2006 số vốn đăng ký là 1.106 triệu USD và năm 2007 đạt mức tăng trưởng cao về thu hút FDI, gấp 2,3 lần năm 2006 với tổng vốn đăng ký đạt 2.535 triệu USD. Tổng cộng từ năm 2005 đến hết năm 2007 số dự án đăng ký là 567 dự án và 5.226 triệu USD vốn đầu tư đăng ký.

Vốn FDI đăng ký và thực hiện tại Thành phố Hà Nội giai đoạn 1997- 2007 và số dự án còn hiệu lực chia theo hình thức đầu tư được thể hiện tại Bảng 7 và Bảng 8.

Bảng 8: Các dự án còn hiệu lực tại Hà Nội chia theo hình thức đầu tư (Tính đến tháng 6/2007) TT Chỉ tiêu Số dự án Tỷ lệ % theo số dự án Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Tỷ lệ % theo tổng vốn đầu tư 1 - Dự án 100% vốn NN 495 64,20% 3054,573 31,63% 2 - Dự án liên doanh 258 33,46% 5683,045 58,84% 3 - HĐHTKD 18 2,33% 920,806 9,53% 4 Tổng cộng 771 100,00% 9658,424 100,00%

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội.

- Tính đến cuối năm 2006 các dự án FDI đã tạo việc làm cho khoảng 78 nghìn lao động, cuối năm 2007 con số này là gần 90 nghìn lao động. So sánh sau 5 năm cho thấy số việc làm tạo mới trong các doanh nghiệp FDI đã tăng gần 7 lần. Đa số trong số đó được đào tạo và tiếp cận với trình độ kỹ thuật và quản lý tiên tiến.

- Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quyết định nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm của Thành phố Hà Nội:

Biểu 10: Kim ngạch xuất khẩu của Khu vực FDI tại Hà Nội qua các năm

Tính từ năm 1989 đến hết năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của khối doanh nghiệp có FDI ước đạt 5.937 triệu USD, đặc biệt trong các năm cuối đã tăng rất nhanh, cao hơn tốc độ tăng trung bình kim ngạch xuất khẩu chung của toàn thành

phố. Tốc độ tăng giá trị xuất khẩu khu vực FDI giai đoạn 2001-2005 ước đạt bình quân 49%, cao hơn con số của toàn thành phố là 17%/năm và cao hơn giai đoạn 5 năm trước (1996-2000) là 9%/năm.

- Một trong những kết quả quan trọng của hoạt động FDI đối với phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội là tăng nguồn thu cho ngân sách thành phố thông qua các loại thuế. Trong 20 năm qua, các dự án ĐTNN đã đóng góp cho ngân sách Thành phố hơn 1.839 triệu USD và con số này được tăng dần qua các năm:

Biểu 11: Thu ngân sách từ khu vực FDI tại Hà Nội qua các năm

Để đạt được những kết đó thành phố đã triển khai hệ thống các giải pháp trong đó tập trung vào:

* Nâng cao chất lượng quy hoạch đầu tư: Quy hoạch đầu tư nước ngoài phải là một bộ phận hữu cơ trong quy hoạch đầu tư chung của thành phố Hà Nội. Định hướng và giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài phải gắn chặt với quy hoạch phát triển các ngành, vùng lãnh thổ và đặt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; khai thác những tiềm năng và lợi thế so sánh của Hà Nội, nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế. Nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể

nói chung và quy hoạch đầu tư nước ngoài nói riêng, tăng lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài.

* Phát triển đồng bộ, hiện đại hoá cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Tiếp tục nâng cao vai trò của ngân sách nhà nước trong xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng ngoài hàng rào khu công nghiệp. Cho phép vay ưu đãi hoặc được phát hành trái phiếu công trình để đầu tư vào các công trình trọng điểm. Khuyến khích đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, áp dụng quy chế ưu đãi cụ thể đối với các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT vào các dự án, địa bàn trọng điểm.

* Mở rộng tự do hoá đầu tư và tăng cường xúc tiến vận động đầu tư:

Khuyến khích các thành phần kinh tế trong nước hợp tác đầu tư với nước ngoài thành lập công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép phát hành cổ phiếu, trái phiếu để mở rộng quy mô đầu tư. Một số tập đoàn có nhiều dự án đầu tư được phép thành lập công ty quản lý vốn để điều hành và hỗ trợ các dự án đã đầu tư.

Cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được phép thuê đất để xây dựng nhà ở cho thuê hoặc bán cho người nước ngoài, người Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài được kinh doanh rộng rãi hơn trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, nhất là bảo hiểm, ngân hàng và một số dịch vụ khác. Nhà đầu tư được tự do lựa chọn hình thức đầu tư, đối tác đầu tư, ngành nghề và địa điểm đầu tư.

Xử lý linh hoạt việc chuyển đổi các hình thức đầu tư như chuyển đổi hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đối với các dự án sử dụng công nghệ cao, xuất khẩu phần lớn sản phẩm, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp ở địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn, xem xét việc cho phép dự án quảng cáo theo hình thức liên doanh.

Gắn công tác vận động xúc tiến đầu tư với chương trình dự án, đối tác, địa bàn cụ thể. Hướng dẫn các nhà đầu tư trong từng khâu: tìm hiểu cơ hội, chuẩn bị dự án, xem xét cấp giấy phép và triển khai dự án.

được mô tả khái quát về nội dung, sản phẩm, địa điểm, khả năng thị trường, dự kiến vốn đầu tư, thời gian triển khai dự án, đối tác trong nước... để nhà đầu tư nước ngoài nghiên cứu các thông tin này có thể ra quyết định đầu tư.

Cung cấp thông tin đầu tư như in ấn tài liệu giới thiệu các chính sách, các ưu đãi, các điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, giá thuê đất, giá điện, nước ở Hà Nội để các doanh nghiệp, nhà đầu tư nghiên cứu, so sánh và dễ dàng trong việc ra quyết định đầu tư.

Xây dựng trang Web Hà Nội, cung cấp thông tin về các dự án, các công trình, chính sách kêu gọi FDI vào Hà Nội để các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng nghiên cứu, tìm hiểu. Gửi tới các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài, các tổ chức Việt kiều danh mục các dự án FDI mời gọi đầu tư. Tổ chức các hội nghị với các doanh nghiệp nước ngoài, các nhà tài trợ, các cuộc họp mặt, tiếp xúc với nhà đầu tư để giới thiệu cơ hội đầu tư và lắng nghe ý kiến của họ để sửa đổi chính sách cho phù hợp với thực tế. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội mở đường dây nóng trả lời miễn phí các câu hỏi của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, đơn giản thủ tục mở văn phòng đại diện, mở chi nhánh của các công ty nước ngoài hoạt động ở Hà Nội. Thường xuyên tổ chức các hội nghị văn phòng đại diện nước ngoài để nắm bắt những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp FDI, từ đó tìm ra hướng giải quyết. Chú trọng thu hút vốn đầu tư các công ty, tập đoàn của Liên minh châu Âu (EU), Bắc Mỹ, Nhật Bản nhằm tranh thủ công nghệ, kỹ thuật hiện đại.

* Rà soát, đánh giá, phân loại, hỗ trợ các dự án đẩy mạnh triển khai: Thành phố đã quan tâm đến công tác rà soát, phân loại các dự án đã được cấp phép đầu tư, bám sát quá trình thực hiện, kịp thời giải quyết các khó khăn, hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài triển khai dự án hoặc đề xuất hướng xử lý đối với những dự án đang gặp khó khăn, chậm triển khai. Công tác quản lý đầu tư nước ngoài cũng đã được tăng cường lên cấp độ mới, chặt chẽ và định kỳ thường xuyên hơn.

mới công tác chỉ đạo điều hành, phổ biến pháp luật, định kỳ lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư.

Một phần của tài liệu hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh giai đoạn 1997 đến nay- thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w