Cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư

Một phần của tài liệu hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh giai đoạn 1997 đến nay- thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 52)

Quán triệt và tổ chức thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tiếp tục xây dựng mới, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp với đặc điểm của tỉnh. Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật. Xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các cấp, các cơ quan trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước.

Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, trước hết là thủ tục quan hệ hành chính với công dân và doanh nghiệp. Rà soát, loại bỏ những thủ tục hành chính bất hợp lý và phiền hà; công khai công tác chỉ đạo điều hành, thủ tục hành chính của chính quyền các cấp; duy trì kỷ cương hành chính và tác phong công chức. Kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thi hành công vụ. Tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa”. Ban hành và thực hiện quy chế kiểm tra, giám sát cán bộ công chức và cơ quan hành chính trong thi hành công vụ. Nâng cao năng lực điều hành và

quản lý của các cơ quan nhà nước. Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy, xây dựng và ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Nâng cao phẩm chất, năng lực, của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thực hiện việc sắp xếp, bố trí, bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Các giải pháp cụ thể là:

- Xây dựng hành lang pháp lý, tạo môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Cải tổ bộ máy cơ quan Nhà nước sao cho bộ máy này có đủ khả năng và tư cách là người trọng tài nghiêm minh, giải quyết và điều hồ các mối quan hệ, lợi ích trong nền kinh tế thị trường.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư có trọng điểm khu vực kinh tế quốc doanh, xây dựng một số ngành kinh tế mũi nhọn, cung cấp các dịch vụ công.

- Cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và hấp dẫn các nhà đầu tư; xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư; chú trọng các vấn đề về thủ tục hành chính, đất đai, lao động...

FDI thực hiện thông qua các dự án đầu tư. Quy trình hoạt động dự án FDI bắt đầu từ việc chuẩn bị dự án, lựa chọn đối tác, đàm phán, ký kết, lập hồ sơ, xin giấy phép cho đến việc triển khai xây dựng và đưa dự án vào hoạt động. Sự phức tạp này đìi hỏi cần có một cơ quan quản lý Nhà nước đủ mạnh để theo dõi, hỗ trợ cho các dự án hoạt động một cách thành công. Những cải cách này bao gồm các bước nhằm thiết lập nguồn thông tin rõ ràng và đỏng tin cậy hơn về nguồn vốn và tình hình thực hiện các dự án đầu tư bao gồm theo dõi đầu vào, đỏnh giá thực hiện, phân tích các bài học đơc kết được để tạo bước đột phá trong thu hút FDI .

Phương thức quản lý cũng chuyển dần từ quản lý trực tiếp sang quản lý gián tiếp bằng các công cụ luật pháp, kế hoạch và các chính sách kinh tế,

trong đú luật pháp, kế hoạch và các chính sách tài chính, tiền tệ là đặc biệt quan trọng. FDI là một bộ phận trong quan hệ kinh tế quốc tế. Quản lý FDI cũng tuân thủ những nguyên lý chung về quản lý Nhà nước về kinh tế nhưng cũng có những nét đặc thù riêng, đìi hỏi có yêu cầu riêng về quản lý. FDI là hoạt động thị trường, đặc biệt là hoạt động thị trường quốc tế, mang đầy đủ tính chất và quy luật của thị trường. Do vậy quản lý Nhà nước về FDI là phải tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài hiểu đầy đủ và có thông tin rõ ràng về đường lối chính sách, pháp luật v? kinh tế của Nhà nước.

Một phần của tài liệu hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh giai đoạn 1997 đến nay- thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w