Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh giai đoạn 1997 đến nay- thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 74)

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót cần khắc phục trong công tác thu hút, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó có những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Về khách quan:

- Năm 2007, nền kinh tế chịu nhiều tác động bất lợi từ thị trường thế giới, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Mặc dự đã có những nỗ lực trong phát triển cơ sở hạ tầng nhưng lĩnh vực này phát triển không kịp mức tăng trưởng cao của nền kinh tế và nhìn chung vẫn còn yếu kém so với các tỉnh thành trong khu vực như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương…

- Lợi thế về nguồn lao đồng trẻ dồi dào chưa được phát huy đầy đủ do công tác đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Cùng với sự tăng trưởng nhanh của dòng vốn FDI, đã xuất hiện tình trạng thiếu hụt lao động có tay nghề và các chức danh quản lý.

- Cạnh tranh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục diễn ra ngày càng gay gắt và quyết liệt giữa các tỉnh, các vùng và trong cả nước.

Về chủ quan

- Môi trường đầu tư của tỉnh tuy được cải thiện nhưng so với các tỉnh khác thì tiến bộ bứt phá đạt được còn chậm.

- Công tác giải phóng mặt bằng có nơi, có lúc còn chậm đã làm hạn chế kết quả thu hút đầu tư mới, các địa phương chưa phát huy tính chủ động của mình.

- Công tác xúc tiến đầu tư chưa đa dạng về hình thức nên không đạt được kết quả như mong đợi; nguồn kinh phí dành cho công tác xúc tiến đầu tư ít. Việc quảng bá hình ảnh của tỉnh Bắc Ninh nói chung và các Khu công nghiệp của tỉnh chưa mạnh mẽ.

- Lực lượng cán bộ làm công tác quản lý Nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài còn mỏng, nhất là cán bộ chuyên trách làm công tác vận động xúc tiến thu

hút đầu tư nước ngoài của tỉnh.

Xúc tiến đầu tư là công việc liên quan đến nhiều hoạt động của các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh. Việc xây dựng một môi trường đầu tư thông thoáng về thủ tục, cơ chế chính sách; một thị trường năng động, có nhiều ngành nghề hỗ trợ nhau và nguồn nhân lực đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của nhà đầu tư là những việc làm cần thiết, nhưng quan trọng nhất vẫn là xây dựng, quảng bá một hình ảnh tương lai đầy tiềm năng, một định hướng phát triển rõ ràng của tỉnh, đồng thời phải hiểu rõ được đối tác chiến lược để xúc tiến cho phù hợp. Xác định nhiệm vụ thu hút đầu tư nước ngoài là nhiệm vụ lâu dài cần được sự quan tâm, chỉ đạo thống nhất của lãnh đạo tỉnh và triển khai đồng bộ với sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ban, Ngành, địa phương trong tỉnh. Cần có chiến lược về xúc tiến đầu tư để chủ động xây dựng các chương trình xúc tiến đầu tư cụ thể hàng năm và phát triển bền vững, trong đó phải xác định rõ các lĩnh vực ưu tiên đầu tư, các thị trường mục tiêu và các đối tác tiềm năng. Có đội ngũ cán bộ giỏi chuyên môn và ngoại ngữ để sử dụng một cách có hiệu quả các công cụ xúc tiến đầu tư; nội dung và hình thức các ấn phẩm tuyên truyền về hình ảnh của Bắc Ninh cần được xây dựng một cách chuyên nghiệp và phải đứng trên quan điểm của nhà đầu tư để chọn lựa cung cấp cho họ những thông tin thật sự hữu ích và cần thiết. Điều mà các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm là hệ thống các văn bản và quy trình lập hồ sơ cấp phép và thủ tục triển khai dự án sau giấy phép phải rõ ràng, minh bạch và thống nhất giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương, tránh việc giải thích nhiều lần và kéo dài thời gian dễ làm nản lòng các nhàđầu tư.

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH BẮC NINH

GIAI ĐOẠN 2008-2015

chủ trương thu hút đầu tư nước ngoài: “Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực, tạo lập những điều kiện thuận lợi hơn nữa để khai thác lợi thế của đất nước và khắc phục những vướng mắc ảnh hưởng đến việc thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Mở rộng lĩnh vực, địa bàn và hình thức thu hút FDI, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng và các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về số lượng, chất lượng và hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài” đã tiếp tục củng cố lòng tin của cộng đồng đầu tư quốc tế, thúc đẩy gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

Cùng với sự phát triển tích cực quan hệ ngoại giao với các nước, trong năm 2006, vị thế của Việt Nam trên thế giới tiếp tục nâng cao, nhất là sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tổ chức thành công diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 14 và được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR), tiếp tục làm tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với Việt Nam.

Môi trường đầu tư, kinh doanh của nước ta tiếp tục được cải thiện. Ngoài việc triển khai Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp cùng các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ được ban hành đã tạo môi trường pháp lý thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư. Dòng vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục có xu hướng chuyển mạnh sang các nước đang phát triển, nhất là các nền kinh tế mới nổi, có tốc độ tăng trưởng cao, có lợi thế về lao động và chính sách đầu tư thông thoáng, trong đó có Việt Nam. Những rủi ro do tập trung đầu tư quá lớn vào Trung Quốc đã bộc lộ rõ trong năm 2005 làm cho các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các tập đoàn lớn điều chỉnh chiến lược đầu tư dài hạn, trong đó có việc phân bổ nguồn vốn đầu tư sang một số nước khác trong khu vực trong đó có Việt Nam là nước được nhiều tập đoàn quốc gia quan tâm. Các tập đoàn của Nhật Bản đã thực hiện chiến lược phân bổ nguồn vốn đầu tư theo mô hình

Trung Quốc + 1. Điều này tạo cơ hội mới cho Việt Nam trong việc tăng cường thu hút đầutư của các tập đoàn Nhật Bản.

Do môi trường pháp lý và thể chế kinh tế thị trường của nước ta ngày càng hoàn thiện hơn, thị trường xuất khẩu được mở rộng, chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại tích cực trong những năm qua của Việt Nam đã củng cố lòng tin và làm gia tăng mối quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian tới. Việc các tập đoàn kinh tế từ Nhật Bản, Đài Loan, Singapore và Hàn Quốc đang xây dựng chiến lược đầu tư hạ tầng các Khu công nghiệp, Khu đô thị và Khu công nghệ cao tại Bắc Ninh sẽ tạo tiền đề thúc đẩy đầu tư từ những nền kinh tế hàng đầu thế giới vào tỉnh Bắc Ninh. Bên cạnh đó, việc phân cấp triệt để quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài và cấp Giấy chứng nhận đầu tư về địa phương cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài.

Từ kết quả thu hút FDI đạt được trong những năm qua và môi trường đầu tư của Bắc Ninh ngày càng được cải thiện sẽ tạo đà cho sự gia tăng dòng vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Bắc Ninh trong những năm tiếp theo. Trên cơ sở đánh giá tiềm năng của tỉnh cũng như những nhân tố mới có tác động đến dòng vốn đầu tư nước ngoài, có thể dự báo rằng, nếu giải quyết tốt những vấn đề về kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, thủ tục hành chính, thì

dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Bắc Ninh sẽ tiếp tục xu hướng gia tăng. Với mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp, cần tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, phương pháp quản lý tiên tiến để mở rộng thị trường, phát triển sản xuất. Hoạt động hợp tác đầu tư với nước ngoài phải gắn liền với mục tiêu kinh tế - xã hội từng thời kỳ, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội làm tiêu chuẩn hàng đầu, kết hợp chặt chẽ với an ninh, quốc phòng, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Một phần của tài liệu hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh bắc ninh giai đoạn 1997 đến nay- thực trạng và giải pháp (Trang 71 - 74)