Tình hình lãi suất trong giai đoạn từ 2010 2012

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh quy nhơn luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 41)

Chương 1 : Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại

2.2 Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.2.1 Tình hình lãi suất trong giai đoạn từ 2010 2012

Năm 2010, một năm mà nền kinh tế nước ta gặp rất nhiều khó khăn trong

giai đoạn phục hồi sau những ảnh hường từ biến động kinh tế thế giới 2008 -2009. NHNN thực hiện điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt nhằm tạo điều kiện hỗ trợ tích cực cho thị trường tiền tệ hoạt động ổn định. Theo đó, NHNN đã duy trì lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ổn định ở mức 8% trong suốt 10 tháng đầu năm và thực hiện điều chỉnh lên mức 9% trong hai tháng cuối năm trước sức ép của lạm phát.

Bảng 2.4 Diễn biến các loại lãi suất năm 2010

Lãi suất cơ bản Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất tái

cấp vốn Ngày áp dụng 8% 6% 8% 01-02-2010 8% 6% 8% 01-04-2010 8% 6% 8% 01-06-2010 8% 6% 8% 01-08-2010 8% 6% 8% 01-10-2010 9% 7% 9% 05-11-2010 9% 7% 9% 01-12-2010

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Đối với lãi suất huy động: duy trì đà tăng của lãi suất huy động những tháng cuối năm 2009. Tính đến cuối tháng 12/2010, lãi suất huy động tăng 1,96 – 3,39% cho các kỳ hạn so với cuối năm 2009, tăng cao đặc biệt ở các kỳ hạn ngắn từ 1 tháng đến 3 tháng.

Trong 6 tháng đầu năm lãi suất đã tăng so với cùng kỳ của năm 2009. Trong quý I/2010, lãi suất huy động tăng bình quân 0,03 – 0,07% cho tất cả các kỳ hạn. Sang tháng đầu tiên của Quý II, các NHTM đã từng bước công bố tăng lãi suất vượt ngưỡng 10,5% - là tỷ lệ được duy trì từ tháng 12/2009 để hình thành nên một mặt bằng lãi suất mới biến động xoay quanh ngưỡng 12%. Đến tháng 7/2010 để tạo sự thống nhất về mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường, NHNN và Hiệp hội ngân hàng đã yêu cầu các NHTM đồng thuận giảm lãi suất huy động vốn bằng VND để góp phần thực hiện hạ mặt bằng lãi suất của thị trường tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất trong nền kinh tế tiếp cận được với vốn của khu vực ngân.

Cho đến ngày 15/10/2010, dưới sự hỗ trợ của NHNN và sự đồng thuận của các ngân hàng, lãi suất huy động một lần nữa được điều chỉnh xoay quanh mức 10,8 – 11%. Tuy nhiên, trước sức ép của lạm phát vào những tháng cuối năm, tỷ lệ lãi suất huy động ở lần điều chỉnh giảm thứ hai đã ngay lập tức gia tăng sau khi NHNN thực hiện điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9%. Mặt bằng lãi suất huy động mới được thiết lập ở mức 12%, và tiếp tục có xu hướng gia tăng mạnh, có thời điểm giao động xoay quay mức 17 – 18%. Trước tình trạng leo thang khó có điểm dừng của lãi suất huy động dưới nhiều hình thức, NHNN đã phải trực tiếp lên tiếng yêu cầu các ngân hàng giảm mặt bằng lãi suất huy động sẽ không vượt quá 14%/năm.

Lãi suất cho vay tuy đã có sự điều chỉnh giảm ở một số lĩnh vực, ngành nghề, nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao. Tháng 5/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết 23 ngày 7/5/2010 chỉ đạo NHNN có biện pháp phù hợp để khẩn trương hạ lãi suất huy động xuống khoảng 10%, lãi suất cho vay khoảng 12% . Tăng tính thanh khoản cho nền kinh tế thơng qua việc tăng tổng phương tiện thanh tốn và tổng dư nợ tín dụng. Để thực hiện nhiệm vụ này, NHNN đã tích cực hỗ trợ vốn cho các NHTM thông qua hoạt động của thị trường mở và thị trường liên ngân hàng nên mặt bằng lãi suất cho vay VND có xu hướng giảm dần (giảm khoảng 1%), một số đối tượng và ngành nghề kinh doanh có mức giảm lớn hơn (giảm 2 - 2,5%) như: các khoản vay để sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, doanh nghiệp xuất khẩu, chi phí sản xuất của doanh nghiệp nhỏ và vừa... Tuy nhiên, trước những diễn biến không

- 30 -

thuận lợi của kinh tế vĩ mô, mặt bằng lãi suất đã tăng cao trở lại trong hai tháng cuối năm, giao động trong khoảng 13,5 – 18,5%.

Bước sang năm 2011, lãi suất tiếp tục lên ở mức cao, nhưng dưới sức ép của

lạm phát cao NHNN vẫn buộc tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ. NHNN đã hạ mục tiêu tăng trưởng tín dụng từ mức 23% xuống cịn dưới 20%, tăng trưởng cung tiền cũng được điều chỉnh giảm 15 – 16%. Trong năm này, NHNN đã 2 lần tăng lãi suất chiết khấu từ 7% lên 13%, 4 lần tăng lãi suất tái cấp vốn từ 9% lên 15%. Ngồi ra, NHNN cịn ban hành Thơng tư 02 luật hóa trần huy động lãi suất 14%. Điều này đã gây khó khăn cho rất nhiều ngân hàng khi huy động vốn trên thị trường.

Bảng 2.5 Diễn biến các loại lãi suất năm 2011

Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất tái

cấp vốn Ngày áp dụng 7% 11% 17-02-2011 12% 12% 08-03-2011 12% 13% 01-04-2011 13% 14% 01-05-2011 13% 15% 10-10-2011

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Trong quý I, lãi suất huy động vốn VND đã trở nên ít biến động hơn so với cuối năm 2010, phổ biến ở mức 13.5 – 14%/năm, lãi suất cho vay tăng khoảng 1 – 1.5% và duy trì ở mức bình quân 16.23%/năm.

Đầu tháng 4, thị trường bắt đầu chứng kiến cuộc đua tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn của hàng loạt các ngân hàng. Lãi suất huy động vốn không kỳ hạn bị đẩy lên mức rất cao 9 – 10% thay cho mức 2 – 3%, gây rủi ro thanh khoản cho cả hệ thống ngân hàng. Lãi suất cho vay thì ở mức rất cao, trung bình từ 18 – 19%/năm, cao nhất đạt 25%/năm. Các doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, sản xuất đình trệ, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực phi sản xuất.

Đến tháng 9, với chỉ thị từ Thống đốc NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện nghiêm cơ chế về mức trần lãi suất huy động kèm theo thông điệp quyết liệt giám sát và chế tài xử lý mạnh đối với các trường hợp vi phạm, các ngân hàng lần lượt áp lại trần lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay xuống 17 -19%/năm. Lãi suất cho vay tuy giảm, nhưng lãi suất chưa thể giảm đại trà và khả năng tiếp cận tín dụng khơng phải dễ. Trong bối cảnh nợ xấu gia tăng, các ngân hàng khá thận trọng cho vay tín dụng, mức lãi suất 17 – 19%/năm vẫn là mức tương đối cao nên các điều kiện tiếp cận cũng khá khắt khe.

Năm 2012: ngay từ đầu năm, NHNN đã đưa ra lộ trình giảm lãi suất trung

bình mỗi quý 1%/năm, dựa trên cơ sở khả năng kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, kinh tế vĩ mô từng bước cải thiện, hoạt động ngân hàng ổn định, thực hiện điều chỉnh nhanh và mạnh các mức lãi suất điều hành của NHNN và lãi suất huy động tối đa bằng VND để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 2.6 Diễn biến các loại lãi suất năm 2012

Lãi suất tái chiết khấu

Lãi suất tái

cấp vốn Ngày áp dụng 12% 14% 13-03-2012 11% 13% 11-04-2012 10% 12% 28-05-2012 9% 11% 11-06-2012 8% 10% 01-07-2012 7% 9% 24-12-2012

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Trong năm này có 6 lần giảm lãi suất huy động và cho vay. Lần đầu tiên vào ngày 13/3, mức điều chỉnh từ 14% về 13%/năm theo yêu cầu giảm lãi suất huy động của Thủ tướng chính phủ. Tiếp đó, đến ngày 11/4, lãi suất huy động cũng giảm

thêm 1%, về 12% một năm. Ngày 28/05/2012, Ngân hàng Nhà nước vừa quyết định đưa trần lãi suất huy động - cho vay lần lượt về còn 11 và 14% một năm, đồng thời hạ một loạt lãi suất điều hành. Từ ngày 11/6/2012, trần lãi suất huy động VND đã giảm từ mức 11%/năm xuống cịn 9%/năm. Bên cạnh đó, theo thơng tư 19/2012/TT-NHNN được ban hành ngày 8/6/2012, NHNN đã cho phép các NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn dài (từ 12 tháng trở lên). Đây là một bước đi hợp lý của NHNN, giúp các NHTM tự cân đối được cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn của mình. Từ 24/12/2012, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh quy nhơn luận văn thạc sĩ (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w