Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến hiệu quả NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại tại thành phố cần thơ (Trang 28 - 38)

2.4. Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể qua hai bước sau:

2.4.1. Đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại

Đầu tiên, nghiên cứu thực hiện đo lường hiệu quả hoạt động tổ chức tín dụng TP Cần Thơ thông qua phương pháp phi tham số DEA trong giai đoạn 2010-2015.

Chất lượng tín dụng: H1 Thị phần: H5 Thanh khoản: H4 Chi phí: H2 Cấu trúc thu nhập: H3 Các yếu tố tác động

Lợi nhuận ROA: H6 Hình thức sở hữu: H7 Quy mơ: H8

An tồn vốn tối thiểu: H9

Hiệu quả NHTM

Theo Berger and Mester (1997), cách tiếp cận sản xuất để đánh giá hiệu quả ngân hàng dường như phù hợp đối với một ngân hàng trong khi cách tiếp cận trung gian thì tốt hơn trong trường hợp đánh giá hiệu quả của nhiều ngân hàng. Với cách tiếp cận sản xuất, ngân hàng được xem là một đơn vị sản xuất sử dụng các đầu vào như vốn, lao động để sản xuất các giao dịch hoặc dịch vụ như tiền gửi hoặc cho vay hoặc giao dịch tiền mặt. Tổng chi phí bao gồm tồn bộ chi phí đầu vào nhưng loại trừ chi phí lãi vay. Điều này nói lên rằng tiền gửi là yếu tố đầu vào của ngân hàng để tạo ra đầu ra là các khoản cho vay. Tổng chi phí ngân hàng gồm chi phí hoạt động và chi phí tài chính.

Hiệu quả chi phí là cơng cụ đo lường khoảng cách giữa chi phí thực tế của NHTM đến chi phí của đơn vị tốt nhất để sản xuất ra cùng số lượng đầu ra và cùng một điều kiện sản xuất như nhau, với sự thay đổi của chi phí là do giá của yếu tố đầu vào và số lượng đầu ra, các yếu tố tác động của môi trường kinh tế, sai số ngẩu nhiên. Cơng thức hiệu quả chi phí được biểu diễn dưới dạng hàm như sau:

C = f(w, y, z, v, uc, єc)

Trong đó, C là chi phí, w là vector giá sản phẩm đầu vào, y là vector số lượng sản phẩm đầu ra, z là các đầu vào hoặc đầu ra được thêm vào công thức, v là tập hợp các yếu tố môi trường tác động đến hiệu quả chi phí, uc là phi hiệu quả chi phí và єc là phần dư phân phối ngẩu nhiên. Để việc đo lường hiệu quả chi phí được đơn giản, hàm số chi phí được viết lại theo dạng logarit tự nhiên, trong đó các yếu tố phi hiệu quả uc và phần dư єc được nhóm lại thành yếu tố sai số , như sau:

Hiệu quả chi phí được định nghĩa là chi phí thực tế của NHTM so với chi phí của đơn vị tốt nhất để sản xuất ra. Khi đó hiệu quả chi phí được biểu diễn như sau :

Các điều kiện ràng buộc:

Trong đó: là vector chi phí tối thiểu của các đầu vào; là vector giá đầu vào; là mức đầu ra. Mơ hình này giả định vector giá đầu vào là như nhau giữa các ngân hàng thứ i, khi đó chi phí một ngân hàng là

Với quan điểm cho rằng ngân hàng là một tổ chức trung gian, và trên cơ sở lược khảo lý thuyết, đề tài sẽ chọn cách tiếp cận trung gian trên cơ sở nghiên cứu của (Nguyen, 2007). Theo cách tiếp cận này, tiền gửi được xem là đầu vào trong quá trình tạo ra các đầu ra của ngân hàng có thể được đo bằng tổng cho vay, các hoạt động đầu tư và cung cấp dịch vụ của ngân hàng. Trong đó các biến số đầu vào và đầu ra được định nghĩa như sau:

Tên biến Diễn giải Yếu tố đầu vào

X1 Tổng vốn huy động

Tiền gửi có kỳ hạn ngắn, trung dài hạn, tiền gửi NHNN Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng

Trái phiếu, .. X2 Tổng tài sản cố

định

Giá trị sổ sách của tài sản cố định còn lại sau khi đã trừ khấu hao

X3 Chi phí nhân viên

Tổng số chi phí nhân viên gồm lương và các khoản phụ cấp cho nhân viên

Gía yếu tố đầu vào

W1 Giá của chi phí huy động vốn

Tỷ số của tổng chi phí huy động vốn/tổng vốn huy động W2 Giá của tài sản

cố định

Tỷ số của chi phí hoạt động khác/giá trị sổ sách của tài sản cố định rịng. Chi phí hoạt động khác gồm tấc cả chi phí hoạt động ngoại trừ chi phí cho nhân viên

W3 Giá của lao động

Tổng chi phí lao động/tổng số nhân viên

Yếu tố đầu ra

Thu nhập lãi Thu nhập lãi và khoản phí từ hoạt động tín dụng Thu nhập phi

lãi

Phí và hoa hồng thu được từ khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng gồm mua bán ngoại tệ, ngân hàng điện tử, hoạt động thanh toán, giao dịch tiền mặt, hoạt động đầu tư, và các hoạt động khác ngồi hoạt động tín dụng.

2.4.2. Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả ngân hàng thương mại

Gần giống cách phân tích của Stewart et al. (2016), đề tài này phân tích tác động của các yếu tố chất lượng tín dụng, yếu tố chi phí, cấu trúc thu nhập, thị phần, hình thức sở hữu, lợi nhuận, an toàn vốn tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Một điểm khác biệt so với mơ hình của Stewart et al. (2016), đề tài đưa vào mơ hình biến hình thức sở hữu cấu trúc thu nhập tác động đến hiệu quả ngân hàng. Mơ hình hồi quy có dạng như sau :

Hiệu quả = f (d1, d2, d3, d4, d5, d6, d7, d8, d9, d11) (1) Hiệu quả = f (d10, d2, d3, d4, d5, d6, d7, d8, d9, d11) (2)

Do độ đo hiệu quả DEA có dạng phân phối bị chặn giữa 0 đến 1 nên đề tài sẽ áp dụng phương pháp hồi quy Tobit để phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả ngân hàng.

Đề tài sử dụng phương pháp để kiểm định sự phù hợp của mơ hình, đề tài sử dụng phương pháp Maximum Likelihood (ML) cùng với sự trợ giúp của phần mềm Stata 12.0

2.4.3. Dữ liệu nghiên cứu

Nguồn số liệu: Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đề ra, luận văn thu

thập số liệu thứ cấp của các NHTM TP Cần Thơ từ nguồn NHNN TP Cần Thơ, NHTM trên địa bàn. Trong trường hợp số liệu cung cấp không cung cấp đầy đủ

thông tin cần thiết, luận văn sử dụng các báo cáo thường niên, bản cáo bạch từ ủy ban chứng khốn.

Cách tính số liệu: Nhìn chung, việc lấy số liệu dựa vào việc kết hợp nhiều

báo cáo công bố qua các kênh thơng tin khác nhau để đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của số liệu:

- Tỷ lệ nợ xấu: là tỷ lệ nợ nhóm 3, 4, 5 trên tổng dư nợ, được tính dựa trên báo cáo tài chính của ngân hàng. Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng cung cấp đầu đủ thơng tin các nhóm nợ trong thuyết minh tài chính. Vì vậy, tỷ lệ nợ xấu được lấy từ báo cáo cơng bố của các ngân hàng mà khơng có sự tính tốn lại.

- Hình thức sở hữu: là tỷ lệ sỡ hữu của tổ chức nhà nước bao gồm doanh nghiệp nhà nước và NHTM nhà nước trong tổng vốn chủ sỡ hữu.

Hạn chế về số liệu: Một hạn chế trong q trình thu thập và tính tốn số liệu

là thông tin thường không được cập nhật hoặc khuyết thông tin ở một vài năm. Tuy nhiên, luận văn đã sử dụng các công cụ xử lý số liệu đối với các năm đó để đảm bảo tính nhất quán của bộ số liệu của 21 NHTM từ năm 2005-2015.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn đã phân tích nhiều nội dung quan trọng: Thứ nhất, luận văn đã biện luận vì sao phải nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng cũng như khái quát được các yếu tố tác động đến hiệu quả ngân hàng; Thứ hai, có nhiều phương pháp đo lường hiệu quả nhưng phương pháp phân tích hiệu quả biên được xem là một trong những phương pháp hiện đại đang được áp dụng phổ biến trên nhiều ngành khoa học. Chương này cũng đã trình bày nguồn gốc của phương pháp đo lường này, trên cơ sở các nghiên cứu Hung (2007), Stewart et al. (2016), luận văn đã đề xuất các yếu tố đầu vào và đầu ra để đo lường chỉ số DEA. Bên cạnh đó, trên cơ sở các nghiên cứu thực nghiệm trước và lý luận thực tiễn, luận văn đã đề xuất 9 giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố tác động đến hiệu quả ngân hàng. Các yếu tố này thuộc về các đặc tính bên trong ngân hàng và bao hàm được các yếu tố về rủi ro, năng lực hoạt động, lực về vốn, khả năng tài chính của ngân hàng.

Nội dung cuối cùng trong chương này là phương pháp nghiên cứu. Chỉ số DEA được đo lường bằng phần mềm Deap 2.1 và dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các NHTM và NHNN tại TP Cần Thơ. Với mơ hình nghiên cứu được đề xuất, trước khi phân tích kết quả nghiên cứu định lượng, luận văn tiếp tục phân tích thực trạng hoạt động của các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ. Đây là cơ sở thực tiễn bổ sung cho phân tích từ kết quả nghiên cứu định lượng, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các NHTM tại địa bàn TP Cần Thơ.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI TP. CẦN THƠ

Hệ thống ngân hàng là một cấu phần đặc biệt của nền kinh tế với cấp độ vi mô và vĩ mô. Ở cấp độ vi mơ, các tổ chức tín dụng cung cấp các dịch vụ và hoạt động vì mục tiêu sinh lời. Nghiên cứu lý thuyết cho thấy có nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển hệ thống NHTM. Để có thêm cơ sở phân tích kết quả nghiên cứu và gợi ý chính sách, luận văn sẽ phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTM tại TP Cần Thơ.

3.1. Vai trò của các ngân hàng thương mại đối với sự phát triển kinh tế TP Cần Thơ Cần Thơ

NHTM trên địa bàn cũng là một cấu phần của kinh tế địa phương. Do đó, hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng đóng vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế chung của địa phương. Xét trên tổng thể so với các ngành khác, các NHTM đã cho thấy sự cố gắng trong việc chia sẽ khó khăn và đóng vai trị là nhà cung cấp dịch vụ cho tổ chức kinh tế, và người dân.

Trong tổng dư nợ tín dụng cho các doanh nghiệp chiếm tỷ trọng tối đa trong cơ cấu cho vay, trong đó cơ cấu tín dụng đang dịch chuyển sang doanh nghiệp vừa và nhỏ gần 30% tổng dư nợ tồn địa bàn (NHNN). Trong những thời điểm khó khăn 2007-2012 nguồn vốn cung cấp cho các doanh nghiệp góp phần khơi phục và mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp, góp phần tạo cơng ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp cho nền kinh tế. Trong cơng tác thẩm định tín dụng, các dự án chất lượng tốt, hiệu quả kinh tế xã hội cao được tiếp cận nhanh chóng. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tăng cường hỗ trợ các lĩnh vực ưu tiên như xuất nhập khẩu, công nghiệp chế tạo, cơng nghệ cao, phát triển dịch vụ. Thơng qua đó, các NHTM góp phần đáng kể vào thay đổi cơ cấu kinh tế của địa phương.

Một thành công đáng ghi nhận đóng góp vào sự phát triển của địa phương là thông qua hoạt động của các NHTM trên đại bàn, tổng phương tiện thanh toán của TP Cần Thơ đã tăng trưởng trung bình 9,45%/năm, trong đó có cấu tổng phương

tiện thanh tốn thay đổi tích cực, tỷ trọng tiền mặt giảm trong khi lượng thanh tốn khơng dùng tiền mặt tăng lên. Điều này đóng góp quan trọng vào sự phát triển của

địa phương. Hiện nay, các NHTM tại TP Cần Thơ đều hướng đến phát triển dịch vụ bán lẻ, hướng đến khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Từ sau 2010, các NHTM trên địa bàn xác định thị trường bán lẻ là thị trường mục tiêu để đạt kế hoạch. Thực hiện chủ trương đó, các NHTM đã tăng cường mở rộng mạng lưới, gia tăng các kênh phân phối nhằm tạo sự khác biệt trong dịch vụ ngân hàng bán lẻ hướng đến 1,4 triệu người dân. Các sản phẩm ngân hàng ngày càng trở nên rộng rãi và phổ biến, không chỉ cung cấp thơng tin, thanh tốn, chuyển tiền, mà dịch vụ thẻ ATM đã mang lại nhiều thuận lợi cho người sử dụng, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công định hướng thanh tốn khơng dùng tiền mặt của nhà nước.

Đi cùng với sự phát triển về số lượng và chất lượng, hiện đại hóa cơng nghệ thơng tin nhằm cung cấp cho người dân dịch vụ tốt nhất, chất lượng và chi phí tốt nhất. Với những nỗ lực của các NHTM trên địa bàn TP Cần Thơ, các NHTM đã phủ sóng gần 8 quận huyện trong TP Cần Thơ, cả thành thị và nơng thơn, từ đó góp phần phát triển kinh tế của thành phố.

Những phân tích trên đã cho thấy vai trò quan trọng của các NHTM đối với hệ thống tài chính của TP Cần Thơ nói riêng và sự phát triển TP Cần Thơ nói chung. Để có thể có cái nhìn sâu sắc hơn về hoạt động các NHTM tại TP Cần Thơ, luận văn tiếp tục phân tích sâu tình hình hoạt động của NHTM trong nội dung tiếp theo.

3.2. Tình hình hoạt động của các ngân hàng thương mại tại TP Cần Thơ 3.2.1. Mạng lưới hoạt động

Phát triển mạng lưới các ngân hàng được xem như công cụ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Chính vì thế, trong những năm gần đây, các NHTM tại TP Cần Thơ đã có sự phát triển vượt bật về mặt số lượng. Đến năm 2015, tổng số NHTM trên địa bàn là 47 chi nhánh và 10 quỹ tiết kiệm. Các NHTM này còn mở thêm 161 điểm giao dịch để gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Trong đó, nổi bật nhất là Quận Ninh Kiều tập trung 44 chi nhánh NHTM, 62 phòng giao dịch và 10 Quỹ tiết kiệm.

Tại TP Cần Thơ, Agribank là ngân hàng có mạng lưới lớn nhất với gần 18 chi nhánh và phịng giao dịch. Vietinbank cũng có 13 chi nhánh và phịng giao dịch, Vietcombank có 11 chi nhánh và phòng giao dịch. Với mạng lưới rộng lớn, các NHTM có thể phát huy lợi thế trong huy động vốn và cung cấp dịch vụ ngân hàng

bán lẻ. Tuy nhiên do việc mở rộng mạng lưới quá nhanh và dàn trải dẫn đến làm tăng chi phí, hạn chế năng lực cạnh tranh của các NHTM. Hướng phát triển trong tương lai, các NHTM phải thực hiện rà soát, củng cố hệ thống mạng lưới hiện có, đảm bảo hoạt động an tồn; bên cạnh đó đẩy mạnh phát triển các kênh ngân hàng phi vật lý (internet banking, SMS banking) để cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng.

Bảng 3.1: Mạng lưới giao dịch các NHTM tại TP Cần Thơ năm 2015

Đơn vị tính: điểm

TT Địa bàn Phòng giao dịch Quỹ tiết kiệm

1 Ninh Kiều 44 62 10 116 2 Cái Răng 17 17 3 O Môn 16 16 4 Thốt Nốt 1 23 24 5 Vĩnh Thạnh 6 6 6 Cờ Đỏ 6 6 7 Thới Lai 2 3 3 8 Bình Thủy 23 25 9 Phong Điền 5 5 Tổng số 47 161 10 218 Nguồn: NHNN TP Cần Thơ 3.2.2. Thị phần

Bảng 3.2: Thị phần tiền gửi và tín dụng của các NHTM tại TP Cần Thơ

Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tiền gửi Tín dụng Tiền gửi Tín dụng Tiền gửi Tín dụng Tiền gửi Tín dụng Tiền gửi Tín dụng Tổng 28.572 47.337 34.582 44.856 37.492 43.804 42.396 49.907 49.135 54.073 NHTM Nhà nước 10.331 17.090 12.832 18.957 14.335 21.427 16.612 26.187 19.901 29.848 NHTM cổ phần 17.470 27.607 20.592 23.337 22.549 20.636 25.323 22.959 28.697 23.158 NHTM liên doanh 253 427 101 257 85 209 146 351 202 629 QTD nhân dân 134 204 166 241 219 277 258 284 245 306 NHTM phi ngân hàng 153 746 678 515 2 36 0 11 0 0 CN NHTM nước ngoài 229 1.263 213 1.548 300 1.219 57 115 43 132 Nguồn: NHNN TP Cần Thơ

Sự xuất hiện của NHTM nước ngoài và NHTM cổ phần đã làm cho bức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại tại thành phố cần thơ (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)