Các chỉ số phản ánh độ sâu của trường tín dụng 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại tại thành phố cần thơ (Trang 37 - 39)

Chỉ số 2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ lệ huy động vốn/GDP (%) 51,11% 51,50% 48,51% 60,99% 63,05% Tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP (%) 84,67% 66,80% 56,68% 71,79% 69,39%

Nguồn: NHNN Cần Thơ

Mặc dù cơ cấu hoạt động của các NHTM đã có những chuyển dịch tích cực: tỷ trọng nguồn vốn giá thấp trong cơ cấu huy động vốn và tỷ trọng tín dụng bán lẻ trong cơ cấu tín dụng gia tăng đáng kể nhưng độ sâu tài chính có xu hướng giảm. Điều này được phản ánh qua chỉ số tiền gửi/GDP và tín dụng/GDP ở bảng 3.3. Tỷ lệ huy động vốn trên GDP tăng nhẹ từ mức 51,11% năm 2011 lên 63,05% năm 2015, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn ở mức thấp. Trong khi đó, tỷ lệ dư nợ tín dụng/GDP có xu hướng giảm cho thấy các NHTM thừa thanh khoản. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh kinh tế trong những năm qua là sức cầu nền kinh tế kém, lãi suất huy động liên tục giảm nên khả năng thu hút vốn của các NHTM thấp.

3.2.4. Hiệu quả lợi nhuận kinh doanh

Với tình hình thị trường khó khăn từ năm 2008 đến nay, sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng về huy động vốn, tín dụng, dịch vụ ngân hàng nhưng cùng với những hỗ trợ về mặt chính sách của Nhà nước và nỗ lực tích cực của NHTM,

hoạt động kinh doanh của các NHTM TP Cần Thơ nhìn chung có lãi, nhưng xu hướng lợi nhuận có xu hướng giảm.

Đvt: tỷ đồng

Hình 3.1: Tình hình hoạt động của hệ thống NHTM TP Cần Thơ

Nguồn: NHNN TP Cần Thơ

Lợi nhuận có được từ nguồn thu nhập lãi và phi lãi trừ đi chi phí lãi và phi lãi. Với môi trường kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, các NHTM chuyển hướng sang phát triển mạnh về bán lẻ, trong đó thu nhập từ hoạt động tín dụng bán lẻ ngày càng giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu thu nhập của NHTM trên địa bàn. Có thể thấy lợi nhuận ngân hàng đang có chiều hướng giảm đáng kể. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhưng bằng trực quan cho thấy nợ xấu gia tăng đã làm hao mòn lợi nhuận của các ngân hàng. Bên cạnh đó, các kênh phân phối hiện đại đã phát triển khá mạnh trong thời gian qua nhưng tỷ trọng còn thấp. Nhiều dịch vụ ngân hàng quan trọng chưa được triển khai hoặc phát triển chưa đúng mức, đặc biệt đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, công nghệ và thương hiệu chưa trở nên phổ biến, khiến thị trường dịch vụ ngân hàng thiếu ổn định và dễ xảy ra các cuộc đua tăng lãi suất và cạnh tranh mở rộng mạng lưới một

cách phi kinh tế. Các nghiệp vụ phái sinh tiền tệ, lãi suất, tỷ giá trong hoạt động kinh doanh vốn, ngoại hối và đầu tư (hoán đổi, kỳ hạn, tương lai và quyền chọn) được triển khai chưa nhiều. Thị phần thanh toán quốc tế của các NHTM có xu hướng giảm trong những năm gần đây do sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM cổ phần và các ngân hàng nước ngoài. Bên cạnh các yếu tố trên, việc giảm lợi nhuận còn xuất phát từ việc ngân hàng quản lý chi phí khơng hiệu quả.

Xét về loại hình các NHTM, với lợi thế về cơng nghệ và thị phần, năng lực hoạt động, lợi nhuận khối NHTM Nhà nước (như bảng 3.4) đóng góp phần lớn lợi nhuận trong toàn ngành ngân hàng trên địa bàn. Các NHTM cũng đã tăng cường đẩy mạnh công tác khách hàng, gia tăng thị phần hoạt động, chú trọng nghiên cứu phát triển các sản phẩm đặc biệt là sản phẩm bán lẻ. Theo hình 3.1, lợi nhuận năm 2012 là 767 tỷ đồng, giảm còn 140 tỷ đồng vào năm 2014, trước khi tăng lên 312 tỷ đồng năm 2015. Khối NHTMCP tư nhân có lợi nhuận âm liên tiếp trong 2 năm: -85 tỷ đồng năm 2014 và -196 tỷ đồng năm 2015 đã ảnh hưởng đến hiệu quả lợi nhuận chung của khối ngân hàng trên địa bàn. Đó là hệ quả của nợ xấu bùng phát tại một số NHTMCP tư nhân như OCEAN,… Một số ngân hàng chi nhánh đang được giám sát của NHNN TP Cần Thơ nhằm kiểm sốt đến mức tổn thất tín dụng và hạn chế ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống ngân hàng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại tại thành phố cần thơ (Trang 37 - 39)