Tình hình huy động vốn của các NHTM tại TP Cần Thơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại tại thành phố cần thơ (Trang 45 - 52)

Đvt: tỷ đồng

Huy động vốn 2012 2013 2014 2015

Theo thành phần kinh tế

Huy động từ tổ chức kinh tế 22.026 31,56% 25.387 15,26% 30.071 18,45% 35.972 19,62%

Huy động từ dân cư 34.169 21,55% 37.435 9,56% 42.396 13,25% 49.135 15,90%

Theo loại hình NHTM NHTM Nhà nước 12.832 24,21% 14.335 11,71% 16.612 15,88% 19.901 19,80% NHTM cổ phần 20.592 17,87% 22.549 9,50% 25.323 12,30% 28.697 13,32% NHTM liên doanh 101 -60,08% 85 -15,84% 146 71,76% 202 38,36% QTD nhân dân 166 23,88% 219 31,93% 258 17,81% 245 -5,04% NHTM phi ngân hàng 678 343,14% 2 -99,71% - -100,00% - CN NHTM nước ngoài 213 -6,99% 300 40,85% 57 -81,00% 43 -24,56% Tổng vốn huy động 56.195 25,29% 62.822 11,79% 72.467 15,35% 85.107 17,44% Nguồn: NHNN TP Cần Thơ

cực: tỷ trọng nguồn vốn giá thấp trong cơ cấu huy động vốn và tỷ trọng tín dụng bán lẻ trong cơ cấu tín dụng gia tăng đáng kể. Cụ thể, tỷ trọng huy động vốn tiết kiệm từ dân cư trên tổng nguồn vốn của các NHTM chiếm khoảng 20-23% (80% số này là qua hình thức tiền gửi tiết kiệm; giấy tờ có giá chiếm khoảng 20%).

Nhìn ở một khía cạnh khác, huy động vốn khó khăn của các NHTM cổ phần còn xuất phát từ câu chuyện điều hành lãi suất của NHNN. Để chấm dứt tình trạng các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất năm 2011, NHNN đã ban hành thông tư 02/2011-NHNN ngày 03/03/2011 ấn định mức trần lãi suất huy động VNĐ áp dụng cho các NHTM là 14% và thông tư 08/2011/TT-NHNN áp dụng từ ngày 13/04/20111 lãi suất huy động USD tối đa với tổ chức kinh tế là 1%/năm và đối với cá nhân là 3%/năm. Mức lãi suất quy định thấp hơn lãi suất huy động thị trường nên NHTM cũng gặp nhiều khó khăn. Có những thời điểm (cuối 2010-2011) lãi suất huy động lên tới 18 đến 20%, lãi suất cho vay lên tới 22 đến 24%. Thêm vào đó, chính sách tiền tệ những năm 2007-2010 có phần bị động, chưa dẫn dắt được thị trường, nới lỏng kéo dài rồi lại thắt chặt một cách đột ngột vào năm 2010. Điều này đã dẫn đến việc quy định trần lãi suất đã không được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Nhiều ngân hàng đã dùng biện pháp trả thưởng, khuyến mãi, dẫn đến lãi suất huy động vốn thực tế vượt trần quy định. Thêm vào đó, giá xăng dầu và các mặt hàng lương thực thực phẩm cũng tăng mạnh do tác động của giá thế giới và nguồn cung thiếu hụt, đã gây áp lực gia tăng lạm phát. Với diễn biến phức tạp của lạm phát, chính sách tiền tệ một lần nữa khống trần lãi suất huy động của các NHTM vào cuối năm 2015, đầu năm 2016. Các NHTM lại thực hiện nhiều biện pháp sáng tạo trong công tác huy động như “tiết kiệm lãi suất linh hoạt” hoặc “tiết kiệm rút gốc linh hoạt”. Chính những điều này làm bức tranh huy động vốn của các NHTM cổ phần thêm phần kém bền vững.

3.3.4. Áp lực cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng trên địa bàn

Hiện nay, số lượng NHTM có mặt tại TP Cần Thơ gần 50, chưa kể các định chế tài chính khác như cơng ty tài chính, cơng ty bảo hiểm, cơng ty chứng khốn. Áp lực cạnh tranh xảy ra giữa các NHTM, đặc biệt là trong những năm gần đây khi tăng trưởng tín dụng gặp khó khăn đã nảy sinh hiện tượng chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng, hạ chuẩn cho vay, khơng tn thủ quy trình tín dụng dẫn đến hậu quả là chất lượng tín dụng bị bng lỏng, nợ xấu gia tăng và trong nhiều trường hợp là rất

nghiêm trọng.

Vấn đề cạnh tranh còn xuất phát từ sự thay đổi từ thị trường tài tài chính nói chung, buộc các ngân hàng phải cơ cấu lại cho phù hợp. Bên cạnh đó việc tồn tại quá nhiều ngân hàng trên một địa bàn có thể dẫn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và quản lý bị giảm sút, lợi tức ngân hàng ngày càng giảm mạnh do thu hẹp dần chênh lệch đầu vào và đầu ra.

3.3.5. Chính sách kiểm sốt tín dụng của ngân hàng nhà nước

Với sự tăng trưởng nhanh chóng của quy mơ tín dụng năm 2004-2007 đã tạo động lực tăng trưởng kinh tế nhưng điều này góp phần làm tăng áp lực lạm phát, tạo điệu kiện cho nợ xấu phát sinh, vì vậy NHNN cũng đặt mục tiêu trong điều hành hoạt động tín dụng là kiểm sốt tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với yêu cầu kiểm soát tốc độ tăng phương tiện thanh toán và tập trung đáp ứng nhu cầu vốn cho các lĩnh vực phát triển kinh tế bền vững, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động của NHTM. Để chấn chỉnh, NHNN đã ban hành Thông tư 13/2010-TT-NHNN và thông tư 06/2010-TT-NHNN quy định mức cho vay tối đa là 80% so với tổng vốn huy động của các NHTM. Tuy nhiên, để giúp các ngân hàng tăng thanh khoản và tăng luân chuyển vốn hướng đến hạ lãi suất cho vay, NHNN đã ban hành Thông tư 22. Tuy nhiên, quy định này cũng gián tiếp làm tăng mức cho vay tại các NHTM. Gần đây nhất là Thông tư 06/2016/TT-NHNN ngày 27/05/2016 của NHNN về vệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 của NHNN về việc ban hành quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an tồn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngịai, theo đó NHNN đã kiểm soát chặt chẽ tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn là 60% đến 31/12/2016, 50% đến 31/12/2017, 40% đến 01/01/2018; tỷ lệ cho vay/huy động không vượt quá 90%. Cùng với quá trình tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, các dòng vốn đổ vào thị trường bất động sản, thị trường chứng khốn có nguy cơ gây ra bong bóng tài sản. Vì thế các quy định này góp phần ổn định hoạt động của hệ thốn ngân hàng.

3.3.6. Tính liên kết của các ngân hàng thương mại

Trong thời gian qua, các NHTM – những ngân hàng có qui mơ lớn chưa tạo được sự liên kết trong kinh doanh cũng như tăng các tiện ích của sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Thậm chí ngay trong cùng một NHTM nhưng các chi

nhánh cũng cạnh tranh với nhau. Trong huy động vốn, do thiếu một chiến lược mang tính hợp tác chặt chẽ trong việc xác định mặt bằng lãi suất dẫn đến ngân hàng này tùy tiện nâng lãi suất cao để kéo nguồn từ ngân hàng kia. Trong cho vay, do cạnh tranh thiếu lành mạnh nên một số ngân hàng hạ thấp lãi suất và điều kiện vay vốn để giành giật thị phần. Lợi dụng sơ hở trong quản lý cho vay và sự thiếu hợp tác giữa các ngân hàng (thậm chí giữa các chi nhánh trong cùng một ngân hàng), một số khách hàng có thể vay của ngân hàng này để trả nợ cho ngân hàng kia, vay ngân hàng này với lãi suất thấp để gửi ngân hàng khác có lãi suất cao hơn nhằm hưởng chênh lệch. Chính sự thiếu liên kết, hợp tác và cạnh tranh không lành mạnh của các NHTM với nhau dẫn đến suy giảm chất lượng tài sản và nguồn lực tài chính của các NHTM thời gian qua.

Trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác, đặc biệt là các dịch vụ mới (chẳng hạn dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh) vẫn đang xảy ra hiện tượng “mạnh ai nấy làm” và “mỗi ngân hàng mỗi cách” mà chưa có sự đồng thuận hợp tác để đưa ra giải pháp. Hệ quả là thị trường thẻ được các NHTM trong nước tiếp cận từ khá lâu nhưng hiện tại phát triển vẫn manh nha bởi từng ngân hàng cá biệt, đua nhau phát triển hệ thống ATM, POS, phát hành thẻ làm lãng phí nguồn lực chung của xã hội.

Tóm lại, qua phần phân tích trên đã cho thấy vai trò của hệ thống NHTM tại

TP Cần Thơ. Bên cạnh những lợi thế và đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế địa phương, các NHTM cũng đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến tăng trưởng tín dụng, hiệu quả lợi nhuận, cạnh tranh, áp lực chính sách. Tuy nhiên phân tích định tính trên chỉ là để thảo luận chứ chưa thể là bằng chứng đáng tin cậy để đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động các NHTM trên địa bàn. Vì thế phần phân tích kết quả định lượng trong chương tiếp theo sẽ cho thấy một cách đánh giá hiệu quả thông qua chỉ số DEA và cho biết yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả ngân hàng cấp chi nhánh tại TP Cần Thơ.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ cơ sở lý luận được nghiên cứu ở chương 2, trong chương 3 Luận văn đã tập trung phân tích đánh giá làm rõ thực trạng hoạt động của các NHTM tại TP Cần Thơ. Các NHTM Cần Thơ có vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.

Đánh giá tình hình hoạt động trong những năm qua, có thể thấy kết quả đạt được là đã ngăn chặn được nguy cơ đỗ vỡ cũng như vực dậy được một số ngân hàng yếu kém nhưng nhìn chung lợi nhuận của các NHTM ở mức thấp, đặc biệt là sự suy giảm một số ngân hàng cổ phần đã ảnh hưởng chung đến hiệu quả của cả hệ thống. Trên cơ sở phân tích theo mơ hình CAMELS về từng khía cạnh liên quan đến vốn, chất lượng tài sản, năng lực quản trị, thanh khoản, mức độ rủi ro, luận văn đã cho thấy được những hạn chế tồn tại trong các NHTM tại TP Cần Thơ bao gồm hiệu quả hoạt động còn thấp, thị phần phân bố chưa đều, tỷ lệ nợ xấu cao, cơ cấu nguồn vốn chưa ổn định, sản phẩm ngân hàng còn đơn điệu và chất lượng dịch vụ chưa cao, một số ngân hàng có mơ hình quản trị chưa chuẩn hóa theo hướng tiếp cận đẩy mạnh bán hàng.

Phân tích thực trạng hoạt động của các NHTM trong giai đoạn vừa qua là cơ sở quan trọng để đề ra giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TP Cần Thơ trong tương lai.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chương này sẽ trình bày hiệu quả hệ thống ngân hàng TMCP tại TP Cần Thơ. Ở mức độ vĩ mô, hiệu quả hệ thống ngân hàng thể hiện thông qua khả năng cung cấp dịch vụ và ổn định hệ thống. Trong khi đó, nâng cao hiệu quả ngân hàng ở cấp độ vi mơ sẽ góp phần gia tăng lợi nhuận của từng ngân hàng, thúc đẩy giá cân bằng và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Vì vậy, kết quả nghiên cứu trong chương này là cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của các NHTM tại TP Cần Thơ.

4.1. Thống kê mô tả

Số lượng ngân hàng chi nhánh tại TP Cần Thơ gần 50 ngần nhưng thơng tin báo cáo tài chính khơng được cơng bố nên số lượng ngân hàng và số quan sát thì khơng đầy đủ như tổng thể. Sự hạn chế về mặt dữ liệu cịn thể hiện ở khía cạnh một số ngân hàng trong mẩu được thành lập vào giữa giai đoạn nghiên cứu. Chính vì thế, dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp trong giai đoạn 2005-2015 của 21 NHTM tại TP Cần Thơ được phân thành 02 bộ dữ liệu: (i) dữ liệu cho trường hợp bảng cân bằng của 21 ngân hàng trong giai đoạn 2009-2015, (ii) bộ dữ liệu cho trường hợp không cân bằng của 21 ngân hàng trong giai đoạn 2005-2015. Một điểm đáng lưu ý là Agribank TP Cần Thơ là một trong 4 ngân hàng trụ cột từ những ngày đầu thành lập hệ thống ngân hàng tại TP Cần Thơ, nhưng do khó khăn trong việc thu thập dữ liệu nên nghiên cứu này không nghiên cứu cho trường hợp Agribank TP Cần Thơ.

Như mơ tả tại bảng 4.1 có 21 ngân hàng được nghiên cứu trong đó gồm 208 quan sát đối với bảng dữ liệu không cân bằng và 147 quan sát đối với dữ liệu không cân bằng. Nếu năm 2005 có 11 NHTM hoạt động thì từ năm 2009 đã có đến 21 NHTM hoạt động, có 2 ngân hàng có thời gian hoạt động tại TP Cần Thơ là 7 năm trong giai đoạn nghiên cứu như Ngân hàng Đông Nam Á và Ngân hàng Xăng Dầu Petrolimex. Kết quả thống kê mô tả hiệu quả hoạt động kinh doanh được trình bày tóm tắt bảng sau:

Bảng 4.1a: Mô tả số quan sát theo năm trong giai đoạn 2005-2015 tại TP Cần Thơ Năm Số quan sát 2005 11 2006 14 2007 17 2008 19 2009 21 2010 21 2011 21 2012 21 2013 21 2014 21 2015 21 Tổng 208

Bảng 4.1b: Mô tả số quan sát theo ngân hàng trong giai đoạn 2005-2015 tại

TP Cần Thơ

Tên ngân hàng Số quan sát

Ngân hàng Công Thương 11

Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển 11

Ngân hàng Hàng Hải 11

Ngân hàng Ngoại Thương 11

Ngân hàng Sài Gòn 8

Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương 11

Ngân hàng TMCP Á Châu 11

Ngân hàng TMCP An Bình 9

Ngân hàng TMCP Đông Á 11

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 7

Ngân hàng TMCP Kỹ thương 8

Ngân hàng TMCP phát triển TPHCM 10

Ngân hàng TMCP phương Đông 11

Ngân hàng TMCP Quân Đội 9

Ngân hàng TMCp Quốc tế 10

Ngân hàng TMCP Sài gòn - Hà Nội 9 Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín 11 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

Vượng

10 Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex 7

Ngân hàng TNHH Indovina 11

Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu 11

Tổng cộng 208

Với cách tiếp cận trung gian khi xem xét các ngân hàng là định chế tài chính nhận tiền gửi để cho vay, luận văn có 3 yếu tố đầu vào (Tổng vốn huy động, Tổng tài sản cố định, Chi phí nhân viên) và 2 yếu tố đầu ra (Thu nhập lãi, Thu nhập phi

lãi) được áp dụng trong nghiên cứu của (Nguyen, 2007). Thống kê mô tả của các biến để đo lường hiệu quả được thể hiện qua bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại tại thành phố cần thơ (Trang 45 - 52)