Thống kê tình hình triển khai các dự án của NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại tại thành phố cần thơ (Trang 40 - 44)

Ngân hàng MIS Core banking Basel II Kiểm tra kiểm sốt tập trung TTTMtập trung Phê duyệt tín dụng tập trung KPIs Vietinbank x X x x x X x Vietcombank x X x x x x BIDV x X x x x x Agribank x x Nguồn: NHNN và các NHTM TP Cần Thơ

Các NHTM đã thường xun rà sốt, hồn thiện, chuẩn hóa các quy trình, chính sách nội bộ tạo hành lang pháp lý cho mọi hoạt động của ngân hàng. Tiếp cận nghiên cứu và từng bước áp dụng các phương thức quản trị, điều hành tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế và quy định. Đầu tư hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin bao gồm cả hệ thống ngân hàng lõi (core banking), các hệ thống ứng dụng cũng như hạ tầng công nghệ làm cơ sở để phát triển các sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng lực đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Đầu tư nhiều dự án nhằm xây dựng hệ thống thông tin quản lý nội bộ, khơng ngừng phát triển hệ thống thanh tốn nội bộ.

3.2.6. Chất lượng nguồn nhân lực

Các NHTM đang có một số lượng cán bộ quản lý và nhân viên khá lớn so với quy mô kinh doanh và hiệu quả hoạt động. Nhận rõ vai trò quan trọng của nhân lực đối với sự tồn tại và phát triển, thời gian qua các ngân hàng đã quan tâm đến vấn đề tăng cường chất lượng đội ngũ nhân lực bằng nhiều giải pháp thích hợp: đổi mới về cơng tác tuyển dụng, đào tạo, hồn thiện các chính sách đãi ngộ, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm. Tuy vậy hiện tại phân tích cơ cấu lao động theo trình độ chun mơn, theo mảng công việc (bán hàng, hỗ trợ, tác nghiệp) thì các NHTM trong nước vẫn cịn khoảng cách khá xa so với các ngân hàng nước ngồi.

3.2.7. Khả năng ứng dụng cơng nghệ

Hiện đại hố cơng nghệ thơng tin là một trong bốn mục tiêu quan trọng trong quá trình cơ cấu lại NHTM để đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trong những năm gần đây với việc tạo điều kiện của Chính phủ, NHNN, sự giúp đỡ của WB và các tổ chức tín dụng quốc tế cộng với nguồn lực nội tại, các NHTM đều triển khai dự án core banking và hệ thống thanh toán tự động trong thanh toán nội bộ và thanh toán với khách hàng, phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, so với nhóm ngân hàng nước ngồi và yêu cầu đổi mới hoạt động thì ứng dụng cơng nghệ của các NHTM vẫn còn tụt hậu. Hệ thống thơng tin quản lý cịn thiếu, mức độ ứng dụng công nghệ trong phát triển sản phẩm và tính liên kết sản phẩm, dịch vụ ngân hàng còn thấp dẫn đến áp dụng các tiện ích ngân hàng hạn chế. Trong bối cảnh đó rõ ràng khả năng cạnh tranh của các NHTM trong nước xét về phương diện công nghệ sẽ thua kém nhiều so với nhóm ngân hàng nước ngồi. Trong khi đó các NHTM trong nước khi triển khai ứng dụng công nghệ phải qua quá trình nghiên cứu, lựa chọn, xây dựng và thử nghiệm, kể cả phương thức chuyển giao cơng nghệ trọn gói cũng qua một quy trình phức tạp.

3.2.8. Thương hiệu sản phẩm, uy tín của ngân hàng

Trong kinh doanh nói chung, hình ảnh hay thương hiệu của một doanh nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc cung cấp, tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ ra bên ngoài. Đối với hoạt động ngân hàng lại càng có ý nghĩa hơn do đối tượng kinh doanh của ngân hàng rất rộng lớn. Hiện nay, một số NHTM như Vietcombank, Vietinbank vẫn duy trì vị trí dẫn đầu về sản phẩm dịch vụ nên các ngân hàng này luôn đi đầu trong việc định hướng thị trường và thể hiện vai trò đi đầu trong thực

hiện chính sách tài chính và chính sách tiền tệ của NHNN.

3.3. Thách thức đối với sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thương mại tại TP Cần Thơ mại tại TP Cần Thơ

Qua việc phân tích tình hình hoạt động của các NHTM tại TP Cần Thơ đã cung cấp một bức tranh tổng quát của các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Nhìn chung, khả năng sinh lời thấp so với bình quân của hệ thống NHTM Việt Nam. Trong khi đó chỉ số này đang có xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong những năm gần đây. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả lợi nhuận thấp nhưng bối cảnh thực tiễn có thể đưa ra phân tích định tính như sau:

3.3.1. Tốc độ tăng trưởng tín dụng chậm lại và chất lượng tín dụng có dấu hiệu suy giảm. suy giảm.

Hình 3.2: Tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của các NHTM tại TP Cần Thơ

Nguồn: NHNN TP Cần Thơ

Cùng với sự tăng trưởng nhanh của các NHTM tạo động lực tăng trưởng kinh tế, thì tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn trong những năm gần đây đã có biểu hiện suy giảm. Nguyên nhân là do trong điều kiện kinh tế cịn khó khăn, và những dự báo về triển vọng phục hồi vẫn chưa thật sự rõ nét cùng với nhu cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp và tiêu dùng cá nhân đều sụt giảm. Một số dự án bất động sản đã có dấu hiệu khởi sắc nhưng vẫn cịn phải chịu sự kiểm sốt chặt chẽ. Thêm vào đó, lãi suất cho vay liên tục biến động, có những thời điểm lên rất cao xung quanh năm 2008 lên đến 25%, và biến động khó dự báo, nên đã vượt quá khả năng chịu đựng của người vay vốn.

Đi liền với tăng trưởng tín dụng chậm lại, chất lượng tín dụng có biểu hiện suy giảm. Đây có thể là hậu quả của việc theo đuổi chính sách tăng tưởng tín dụng cao trong các năm 2006, 2007 trong khi năng lực và chính sách quản lý rủi ro tín dụng vẫn cịn hạn chế, cộng với những bất lợi từ khó khăn kinh tế đã khiến cho nợ xấu các ngân hàng tăng lên, các ngân hàng phải trích lập dự phịng nhiều hơn. Một số ngân hàng có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh khơng đủ để trang trãi chi phí trích lập dự phịng rủi ro. Do chất lượng tín dụng bị sụt giảm nên các ngân hàng phai trích lập dự phịng rủi ro. Theo số liệu báo cáo của NHNN, các NHTM Cần Thơ, tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro năm 2014, 2015 cao hơn rất nhiều so với năm 2012, dẫn đến lợi nhuận trên địa bàn giảm nghiêm trọng. Một số ngân hàng có tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro/tổng dư nợ tăng cao hơn các ngân hàng ở mức trung bình. Với tình hình các doanh nghiệp vẫn cịn khó khăn như hiện nay, thì khoản trích lập dự phòng được dự báo tiếp tục tăng trong tương lai, làm giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng.

Nếu phân loại nợ theo đúng chuẩn quốc tế (một số ngân hàng vẫn chưa xây dựng được hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ), thì số tiền trích lập dự phịng sẽ cao hơn rất nhiều, lợi nhuận ngân hàng sẽ giảm đi hơn nữa.

Hình 3.3: Phân bố doanh nghiệp ngành thủy sản tại TP Cần Thơ Nguồn: NHNN TP Cần Thơ Nguồn: NHNN TP Cần Thơ

Một nguyên nhân khác dẫn đến rủi ro là tín dụng ngành thủy sản và lương thực cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Nợ xấu gia tăng tại nhiều NHTM trong những năm gần đây bắt nguồn từ dư nợ tín dụng hai ngành này. Đặc điểm của các ngành này đều có doanh nghiệp có quy mơ trung bình lớn là chủ yếu, yếu tố thời vụ,

yếu tố tự nhiên (dịch bệnh, khan hiếm nguyên liệu) ảnh hưởng lớn đến biến động biến động giá, các khoản giải ngân phần lớn bằng tiền mặt, tồn kho lớn nhưng rất khó kiểm đếm, cơng nợ phải thu khách hàng nước ngoài là chủ yếu. Những đặc điểm này dẫn đến 2 ngành chế biến thủy sản và ngành lương thực dễ gặp rủi ro hơn các ngành khác, từ đó nguy cơ rủi ro tín dụng cao hơn các ngành hàng khác. Thật vậy, những khó khăn của khu vực sản xuất kinh doanh đã dẫn đến những hệ lụy to lớn cho hệ thống ngân hàng. Những hệ lụy đó cùng với những vấn đề nội tại của các NHTM đã khiến cho khối lượng nợ xấu gia tăng khổng lồ.

3.3.2. Khả năng sinh lời của các ngân hàng có xu hướng suy giảm

Cơ cấu thu nhập của các NHTM Việt Nam từ lãi thuần là chủ yếu, chiếm bình quân khoảng 80%. Điều này cho thấy hoạt động sinh lời chủ yếu của các NHTM tại TP Cần Thơ hiện nay vẫn là hoạt động tín dụng. Điều này tiềm ẩn rủi ro khi rủi ro ngành hàng, tình hình kinh tế vĩ mơ vẫn cịn nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại tại thành phố cần thơ (Trang 40 - 44)