II. THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
4. Đánh giá các nhân tố, điều kiện tăng năng suất lao động của ngành dệt may Việt Nam
may Việt Nam giai đoạn 2019-2021
bao gồm cả ngành Dệt may. Tuy nhiên ngành này vẫn đứng vững trước đại dịch và có nhiều điểm khởi sắc. Dưới đây là phân tích chi tiết các yếu tố và điều kiện giúp tăng năng suất lao động dệt may Việt Nam.
Đối với nhân tố tổ chức sản xuất, quản lý, nguồn lao động, một số biện pháp đã được
thực hiện để nâng cao năng suất lao động, như tổ chức quản lý nguồn nhân lực khoa học hiệu quả như xây dựng hệ thống kích thích lao động, đảm bảo quyền lợi vật chất, tinh thần cho người lao động. Quản lý lao động đưa ra chế độ, chính sách về lao động gắn liền với chế độ thưởng phạt hợp lý nhằm khuyến khích người lao động có tinh thần tự giác, tích cực trong sản xuất và có ý thức tự nâng cao trình độ chun môn kỹ thuật. Thường xuyên tổ chức đối thoại giữa chủ sử dụng lao động và người lao động; tạo nên mơi trường đồng thuận, gắn bó chặt chẽ giữa các nhóm người lao động trong việc thực hiện các chuyền sản xuất.
Đối với nhân tố công nghệ, các doanh nghiệp ngành Dệt may và Nhà nước liên tục
đào tạo, nâng cao tay nghề cho nguồn lao động ngành dệt may, đặc biệt khi Cách mạng Công nghiệp 4.0 được kỳ vọng sẽ tạo nên sự thay đổi lớn về phương thức sản xuất, làm thay đổi sâu rộng chuỗi giá trị sản phẩm, từ nghiên cứu - phát triển đến sản xuất, dịch vụ logistics đến dịch vụ khách hàng, giúp giảm đáng kể chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối và làm tăng năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Ngành dệt may đã đầu tư từ năm 2014 - 2015 những nhà máy sợi chỉ có 20 cơng nhân trên 1 vạn cọc sợi, trước đây là 100 công nhân. Ứng dụng về cơng nghệ thơng tin, trí tuệ nhân tạo (AI) để chuyển giao dữ liệu từ nơi sản xuất tại Việt Nam tới tất cả người mua hàng dù người đó ở Hoa Kỳ, Úc hay Nhật Bản. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đầu tư cho công nghệ mới yêu cầu về vốn lớn hơn rất nhiều so với phương thức đầu tư công nghệ cổ điển sử dụng nhiều lao động. Có thể thấy, yếu tố này có mối quan hệ tỷ lệ thuận với năng suất của ngành Dệt may cần khai thác thêm để đạt hiệu quả cao hơn nữa.
Đối với Trình độ quản lý, trình độ và khả năng tổ chức sản xuất, năng suất được nâng cao khi có sự phối hợp đầy đủ vào hiệu quả giữa quản lý, lao động và cơng nghệ, do đó cần tạo ra mơi trường tốt nhất cho sự phối hợp giữa quản lý và lao động. Ngồi ra, trình độ và khả năng tổ chức sản xuất của mỗi doanh nghiệp có tác động mạnh tới năng suất thông qua việc xác định phương hướng phát triển, phương án đầu tư, lựa chọn dây chuyền cơng nghệ, cách thức bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý để khai thác tối đa lợi thế, giảm chi phí và nâng cao năng suất. Tương tự với hai yếu tố trên, yếu tố này và năng suất lao động có mối tương quan tỷ lệ thuận với nhau. Như vậy, đây là một trong những nhân tố quan trọng có thể thúc đẩy hiệu quả lao động của ngành Dệt may.
Đối với nhân tố điều kiện tự nhiên, Kinh tế - xã hội, Chính sách, Pháp luật về lao động, nhiều biện pháp đã thực hiện thích ứng các điều kiện tự nhiên trong bối cảnh dịch
bệnh Covid-19 hoành hành, như thực hiện đào tạo cán bộ và nâng cao trình độ lành nghề, hoàn thiện cơ cấu cán bộ, thực hiện cơ chế chính sách ổn định, phát triển kinh tế - chính trị
và tăng cường hợp tác kinh tế thế giới, thu hút đầu tư. Chính phủ đã có nghị quyết chỉ đạo các ngành có biện pháp ứng phó; có gói chính sách tiền tệ tín dụng nhằm cơ cấu lại, giãn- hoãn nợ và xem xét giảm lãi đối với tổng dư nợ của các đối tượng chịu ảnh hưởng; gói cho vay mới 300.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi; gói tài khóa giãn thuế, hồn thuế, chậm nộp tiền thuê đất có tổng giá trị 180.000 tỷ đồng; gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng. Trong tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2021, ngành dệt may đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước nhờ chuỗi sản xuất phục hồi với đơn hàng truyền thống tăng trở lại. Các nền kinh tế lớn trên thế giới triển khai tiêm phòng vắc xin để phòng dịch Covid-19, đồng thời từng bước mở cửa trở lại để khôi phục kinh tế. Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam dần hồi phục và tận dụng tốt cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết và đi vào thực thi. Đặc biệt, các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc có nhiều dấu hiệu tích cực khi nhiều doanh nghiệp dệt may hiện đã có đơn hàng xuất khẩu đến quý III/2021. Nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng ở Mỹ và châu Âu đối với mặt hàng quần áo tăng mạnh khi kinh tế được phục hồi do dỡ bỏ dần lệnh phong tỏa. Do đó, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, chính sách và pháp luật lao động càng tích cực, năng suất lao động ngành Dệt may sẽ được cải thiện.
Trong những yếu tố trên, Công nghệ sẽ giữ vai trị vơ cùng quan trọng để ngành Dệt may nâng cao năng suất lao động trong tương lai. Khi thế giới và Việt Nam đang tăng cường hiện đại hóa, số hóa việc sản xuất, tất cả các ngành nghề trong xã hội sẽ ngành càng phát triển và đòi hỏi cao hơn về tốc độ tăng trưởng cũng như chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Ngành Dệt may cũng khơng nằm ngồi quy luật này. Việc áp dụng cơng nghệ vào sản xuất sẽ giúp ngành tăng sản lượng và chất lượng. Cơng nghệ, máy móc điện tử tự động mới hiện đại sẽ giúp tăng năng suất và tạo ra các sản phẩm có mẫu mã đa dạng, tính thẩm mỹ cao với chi phí tối ưu hơn. Dù tay nghề của người lao động vững chắc, nếu khơng có sự hỗ trợ của máy móc, việc nâng cao năng suất vẫn là một bài tốn khó. Ví dụ, khi sản xuất một chiếc áo khốc nắp túi, cơi túi, người lao động nếu chỉ kẻ vẽ bằng tay thì năng suất trung bình một ngày chỉ ra đc 100 cái, tuy nhiên nếu sử dụng thêm cữ gá và các máy may lập trình tự động thì năng suất sẽ tăng gấp từ 4 đến 4,5 lần. Vì vậy, số hóa sản xuất kết hợp với nâng cao năng lực của người lao động và cải thiện các yếu tố khác sẽ đem lại năng suất lao động cao hơn, tối ưu hơn.