XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỀ TĂNG NĂNG SUẤT

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN MÔN: KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC ĐỀ TÀI: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021 và các khuyến nghị nâng cao năng suất lao động của ngành Dệt may Việt Nam (Trang 32 - 35)

may Việt Nam

1. Xu hướng phát triển của ngành Dệt may Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới sẽ phát triển theo hướng hình thành và phát triển chuỗi cung ứng trong nước nhằm đáp ứng quy tắc xuất xứ và tận dụng các FTA đã ký kết, qua đó góp phần tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong nước, dần cải thiện năng suất lao động và hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp dệt may cũng sẽ tăng cường đầu tư đổi mới cơng nghệ, đổi mới mơ hình kinh doanh phù hợp với xu thế tiêu dùng mới.

1.1. Xu hướng thị trường

Ở quy mô thị trường toàn cầu, may mặc và giày dép là mặt hàng tiêu dùng không thể thiếu của con người. Ngay cả khi có trào lưu tiêu dùng xanh, mức chi tiêu toàn cầu cho các mặt hàng này vẫn tiếp tục tăng lên. Thị trường dệt may thế giới sẽ đạt trên 2 nghìn tỷ USD vào năm 2025, và thị trường tiêu thụ chính sẽ dịch chuyển từ Hoa Kỳ và EU sang Trung Quốc và Ấn Độ. Khi đó, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ giảm xuất khẩu, và chuyển từ thị trường xuất khẩu sang thị trường nhập khẩu hàng may mặc, giày dép, mở ra cơ hội cho các nước đi sau, trong đó có Việt Nam. Năm 2017, Trung Quốc đã gia nhập nhóm các thị trường nhập khẩu trên 1 tỷ USD hàng dệt may từ Việt Nam. Bên cạnh xu hướng mở rộng quy mô và dịch chuyển trung tâm tiêu dùng hàng may mặc, nhờ công nghệ thông tin phát triển, thị trường tồn cầu cịn chứng kiến sự thay đổi và đa dạng hố về thói quen tiêu dùng hàng may mặc, đó là xu hướng thời trang nhanh (rút ngắn thời gian đưa sản phẩm từ khâu thiết kế đến tay người tiêu dùng) đi cùng với xu hướng thời trang chậm (tiêu dùng xanh, sản phẩm may mặc thân thiện môi trường), và đa dạng hố về ngun liệu, ứng dụng cơng nghệ mới vào các sản phẩm dệt may (vải giữ nhiệt, vải điều hồ khơng khí nhiệt độ, vải khử mùi, vải tự làm sạch, v.v). Phân tích và dự báo, cập nhật thông tin thị trường là nhu cầu thiết yếu để các doanh nghiệp trong nước có thể bắt kịp xu hướng phát triển của ngành dệt may tồn cầu.

Cịn tại thị trường Việt Nam, với quy mô dân số đạt trên 95 triệu dân năm 2020 và trên 100 triệu dân vào năm 2030, Việt Nam sẽ là thị trường tiêu dùng hàng dệt may tiềm năng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, thu nhập bình qn đầu người tăng lên, cùng với

sự gia tăng của nhóm dân số trung lưu hứa hẹn mức chi tiêu cho các mặt hàng may mặc tăng trưởng nhanh hơn. Cụ thể, số liệu khảo sát mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kcho biết mức chi bình quân cả nước của một nhân khẩu trong 1 tháng cho các mặt hàng may mặc, mũ nón, giày dép đã tăng từ 21.000 đồng năm 2006 lên 74.000 đồng năm 2016, trong đó chi tiêu của nhân khẩu ở thành thị trong cùng giai đoạn tăng từ 31.000 đồng lên 106.000 đồng. Nhìn chung, chi tiêu cho các mặt hàng may mặc, giày dép chiếm từ 3-4% trong tổng chi tiêu của 1 nhân khẩu trong 1 tháng. Như vậy, hiện nay quy mô thị trường tiêu dùng hàng may mặc, giày dép trong nước đạt khoảng 4-5 tỷ USD/năm, và dự kiến sẽ tăng lên 6-7 tỷ USD vào năm 2020.

1.2. Xu hướng về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực dệt may

Cách mạng Công nghiệp 4.0 cung cấp thêm nhiều lựa chọn cho doanh nghiệp Dệt may ứng dụng các công nghệ mới giúp tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. Công nghệ phổ biến nhất của Công nghiệp 4.0 đã, đang và tiếp tục được áp dụng trong các ngành cơng nghiệp nói chung và ngành dệt may nói riêng là cơng nghệ số hố kết hợp với tự động hoá và Internet vạn vật nhằm tăng cường tính minh bạch và kiểm sốt chất lượng, cắt giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu suất và năng suất, chất lượng. Cũng nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin trong thời kỳ công nghiệp 4.0, sự gắn kết với thị trường, khách hàng tiềm năng cũng sẽ được cải thiện. Các giải pháp công nghệ này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh, tiếp cận nhanh hơn với thị trường tồn cầu. Bên cạnh đó, ngành dệt may cũng phải thích ứng với xu thế tiêu dùng mới của xã hội trong ngành dệt may, đó là xu hướng tiêu dùng xanh và bền vững, sản phẩm may mặc chất lượng cao tích hợp nhiều tính năng ở các thị trường phát triển. Cùng với xu thế này là các nguyên vật liệu mới (xơ sợi hữu cơ, vải đa tính năng…) và các cơng nghệ mới để sản xuất ra các loại nguyên vật liệu này. Ngoài khả năng ứng dụng vào sản xuất, công nghệ thông tin và các công nghệ mới cũng tạo cơ hội hình thành các phương thức giao dịch, bán hàng mới, thể hiện rõ nhất qua thương mại và giao dịch điện tử. Cùng với sự tiến bộ và ứng dụng của công nghệ thông tin, số hoá trong sản xuất, việc mặc thử và tìm hiểu, đánh giá chất lượng sản phẩm khơng địi hỏi người tiêu dùng phải đến tận cửa hàng và kiểm tra trực tiếp sản phẩm mà có thể thực hiện qua mạng. Những công nghệ mới này cho phép sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ của hoạt động thiết kế phát triển mẫu mã, hoạt động mua bán các sản phẩm dệt may qua mạng; dịch vụ thương mại và giao dịch điện tử đối với hàng may mặc sẽ phát triển nhanh chóng địi hỏi phải có khung pháp lý điều chỉnh các hoạt động này và các chính sách phát triển phù hợp nhằm bảo vệ người tiêu dùng và các nhà sản xuất.

2. Cơ hội và thách thức đối với tăng năng suất lao động ngành Dệt may 2.1. Nâng cao năng suất ngành Dệt may 2.1. Nâng cao năng suất ngành Dệt may

đại thì năng suất ngành dệt may hứa hẹn sẽ bùng nổ. Đón đầu cuộc cách mạng cơng nghiệp này thì nhiều Doanh nghiệp đã chủ động đi trước để đón đầu có thể kể đến như Cơng ty Cổ phần May 10. Nhờ việc áp dụng máy móc mà sản phẩm sản xuất ra đã giảm từ 1980 xuống cịn 690 giây/sản phẩm. Mỗi cơng nhân hiện đã điều khiển một lúc 2 nhà máy và năng suất lao động đã tăng lên đến 52% so với trước. Đồng thời tỷ lệ hàng lỗi cũng giảm xuống 8% và tăng thu nhập 10% cho công nhân làm việc. Ngành Dệt may đã tận dụng được lợi thế lao động dồi dào, có kỹ năng và tay nghề, cùng vị trí địa lý thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, trong thời gian tới, ngành Dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó lợi thế về lao động dồi dào và chi phí lao động thấp sẽ giảm dần. Dưới tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0, ngành Dệt may cần phải đổi mới công nghệ, xây dựng chiến lược đào tạo, chuyển đổi nguồn nhân lực chất lượng cao một cách kịp thời.

2.2. Cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội nhờ Cách mạng Công nghiệp 4.0, tuy nhiên, cũng cần lưu ý sản xuất dệt may là một trong những ngành công nghiệp chịu nhiều thách thức nhất do sử dụng nhiều lao động. Theo đó, tự động hóa sẽ được kết nối trên nền tảng Internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, cơng nghệ sản xuất in 3D, phân tích dữ liệu lớn và trí thơng minh nhân tạo sẽ dần thay thế người lao động trong các dây chuyền sản xuất trong nhà máy và trong toàn bộ chuỗi cung ứng sản phẩm dệt may. Bên cạnh đó, trong bối cảnh hội nhập, xu thế sử dụng sản phẩm xanh, vật liệu nano, vật liệu có tính năng đặc biệt ngày càng phổ biến trên thế giới. Vì vậy, cơng nghệ sản xuất của ngành Sợi, Dệt, Nhuộm phải đáp ứng xu thế này thì mới có đơn hàng. Ngồi ra, sử dụng thiết bị dệt may được số hóa, tự động hóa, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất sợi, dệt, nhuộm và may cơ bản (nhà máy thông minh, in 3D, dệt 3D), v.v. cũng sẽ phải theo xu thế này để kết nối minh bạch trong toàn bộ chuỗi cung ứng.

Ở Việt Nam trên 70% doanh nghiệp trong ngành Dệt may có quy mơ nhỏ và trung bình, nên sẽ rất khó khăn trong việc đầu tư, ứng dụng công nghệ mới. Chỉ 30% doanh nghiệp, gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp lớn trong nước đã ứng dụng tự động hóa theo từng cơng đoạn sản xuất, trong đó dưới 5% có kế hoạch triển khai cơng nghệ tự động hóa kết nối. Qua khảo sát thực tế cho thấy, việc đáp ứng các yêu cầu của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đang là những thách thức rất lớn cho doanh nghiệp dệt may trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, trình độ nhân lực của các doanh nghiệp Dệt May còn thấp (với 84,4% lao động có trình độ phổ thơng), trong khi lao động có trình độ đại học chỉ chiếm 0,1%.

Trước bối cảnh hội nhập, phương thức đặt hàng tự động trên nền tảng trí tuệ nhân tạo và robot sẽ được ứng dụng rộng rãi trong khâu kết nối doanh nghiệp với khách hàng. Thương mại điện tử cũng sẽ là kênh bán hàng được phát triển rộng rãi trong nhiều khâu của

chuỗi cung ứng trong ngành Sợi, đặc biệt là khâu bán hàng. Điều đó càng địi hỏi các doanh nghiệp Dệt may cần phải thường xun cập nhật tình hình về cơng nghệ của thế giới để có thể tiếp cận với cơng nghệ hiện đại và có định hướng đầu tư đúng đắn, tránh tình trạng cơng nghệ sản xuất của Việt Nam bị mất khả năng cạnh tranh do lạc hậu.

Ngoài ra, khi Việt Nam đã tham gia vào các sân chơi chung thì các doanh nghiệp cũng cần tuân thủ luật chơi của khách hàng, đối tác các nước bán hàng. Một trong số đó chính là tham gia áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất, tiêu chuẩn về nhãn hàng may mặc và trách nhiệm xã hội, v.v. Ngành Dệt may có nhiều tiêu chuẩn điển hình các nước đang tham gia áp dụng như BSCI, WRAP, v.v. Về trách nhiệm xã hội, tiêu chuẩn nhãn hàng như PVH, Nike, GRS, RCS,... để có thể nhận được sự tin tưởng từ đối tác, bán hàng thì địi hỏi quy trình sản xuất cần phải đảm bảo chất lượng và thân thiện với môi trường.

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN MÔN: KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC ĐỀ TÀI: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021 và các khuyến nghị nâng cao năng suất lao động của ngành Dệt may Việt Nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)