IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT
2. Nhóm giải pháp về công tác quản trị doanh nghiệp
2.2 Giải pháp về chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp
Theo đánh giá chung trong Hội thảo phát triển ngành cơng nghiệp Dệt May đến năm 2020, tầm nhìn 2030 do Bộ Cơng thương tổ chức, ngành Dệt may nước ta có lực lượng lao động dồi dào, kỹ năng và tay nghề tốt, công nghệ và thiết bị ngành may đã được hiện đại hóa lên rất nhiều, các sản phẩm may mặc có chất lượng ở phân khúc trung bình khá có tính cạnh tranh cao. Qua đó, định hướng phát triển của các doanh nghiệp cần tập trung vào những nội dung như sau: Đầu tiên, lấy hoạt động gia công, sản xuất hàng dệt may là chính, phát triển các thị trường trong nước, bước đầu tiếp cận thị trường nước ngoài. Tiếp theo, nâng cao chất lượng để đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng của các đơn hàng, nhất là các đơn hàng có yêu cầu cao. Bên cạnh đó, cần tăng mức độ đa dạng trong gia cơng, đầu tư thiết kế mẫu mã phù hợp thị hiếu của thị trường. Và hơn hết các doanh nghiệp cần làm tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tăng ổn định và phải chú trọng hơn nữa vào đầu tư công nghệ, cải tiến kỹ thuật. Cuối cùng, cần bảo vệ tên tuổi của thương hiệu, giảm hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Liên hệ với thực tế, Việt Tiến luôn quan tâm đến việc bảo vệ thương hiệu, thực hiện
các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng và tạo ra các chiến lược về dịch vụ khách hàng một cách tốt nhất. Và việc đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng đồng nghĩa với việc Việt Tiến đã chiếm được lòng tin tuyệt đối của khách hàng. Chính vì vậy, thương hiệu Việt Tiến là đơn vị đi đầu trong ngành dệt may trong việc áp dụng hệ thống LEAN (Cải tiến hiệu quả) vào khâu quản lý và điều hành từ sản xuất đến kiểm soát chất lượng thành phẩm. Mỗi sản phẩm của Việt Tiến, từ nút bấm, dây đeo đến mác áo đều được chú trọng thiết kế tinh xảo trên hệ thống máy móc đặc biệt và đã được đăng ký bảo hộ thương hiệu, logo trên thị trường trong nước và quốc tế. Ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Tiến đã bắt tay vào thực hiện kế hoạch xây dựng và bảo vệ thương hiệu. Công ty đã xây
dựng thương hiệu may mặc nổi tiếng tại 6 nước khối ASEAN là Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, đồng thời tiếp tục đăng ký bản quyền thương hiệu tại 2 nước Châu Âu và sẽ hợp tác với hiệp hội Luật gia Hà Nội nhằm thúc đẩy các hoạt động chống hàng giả, hàng nhái và làm mất uy tín thương hiệu của mình trên thị trường. Kết quả là Việt Tiến đã bảo vệ thương hiệu của mình và giúp khách hàng phân biệt các sản phẩm chính hãng với hàng giả, hàng nhái thành cơng. Hoạt động xúc tiến thương mại khá thành công với các chiến lược quảng cáo trên tạp chí thời trang, đăng ký các banner trên web, báo chí, tạp chí, radio, các trung tâm thương mại, v.v.