1. Cơ quan quản lý Nhà nước
Các cơ quan, bộ, ngành, v.v. đóng vai trị thiết yếu trong việc xây dựng, giám sát, hỗ trợ thực hiện chiến lược và tuân thủ luật pháp, quy định, qua đó đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh, tập trung vào phát triển ngành Dệt may mang tầm vĩ mô và lâu dài. Thứ nhất, Sở Kế hoạch & Đầu tư, cơ quan chịu trách nhiệm cấp phép dự án ngành Dệt may, cần rà soát trước khi cấp phép các án may gia công trên địa bàn tỉnh (trừ các huyện miền núi), giữ quỹ đất tập trung phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.
Thứ hai, các cấp địa phương như huyện, thị xã, thành phố cần rà soát, đánh giá hiệu suất dự án đầu tư ngành Dệt may, về tỷ suất đầu tư, quy mô dự án thực tế triển khai so với đăng ký dự án, v.v. đối với dự án trong cụm công nghiệp và ngồi cụm.
Thứ ba, cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp để trực tiếp tuyển dụng và đào tạo lao động. Sau đó, phải kết hợp đào tạo gắn với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp.
Thứ tư, tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát việc thực hiện luật lao động và các chế độ bảo hiểm, quy định về an toàn lao động.
Thứ năm, xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn lao động ngành dệt may, da giày đáp ứng thị trường lao động cho các doanh nghiệp tại địa phương.
2. Người sử dụng lao động
Bên cạnh các cơ quan nhà nước, người sử dụng lao động cũng đóng vai trị rất lớn trong việc thúc đẩy, nâng cao năng suất lao động toàn ngành Dệt may.
Thứ nhất, chủ doanh nghiệp và tổ chức phải chủ động đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị trong các dây chuyền sản xuất cũng như ứng dụng cách mạng công nghệ 4.0 vào ngành Dệt may, nhằm tăng năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, đồng thời giải quyết tình hình thiếu nguồn lao động trong những năm đến.
Thứ hai, đối với việc tuyển dụng, chủ sử dụng lao động cần xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động hàng năm và nhiều năm. Thông tin tuyển dụng lao động cần được quảng cáo rộng rãi ở các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút lao động từ nhiều vùng, nhiều địa phương. Việc tuyển dụng cần phải tuân thủ đầy đủ và đúng các quy định của pháp luật. Thứ ba, cần đưa ra chế độ, chính sách về lao động gắn liền với chế độ thưởng phạt hợp lý nhằm khuyến khích người lao động có tinh thần tự giác, tích cực trong sản xuất và có ý thức tự nâng cao trình độ chun mơn kỹ thuật. Thường xuyên tổ chức đối thoại giữa chủ sử dụng lao động và người lao động; tạo nên môi trường đồng thuận, gắn bó chặt chẽ giữa các nhóm người lao động trong việc thực hiện các chuyền sản xuất.
Thứ tư, về thu nhập và phúc lợi của người lao động, phải nắm rõ tinh thần thu nhập là động lực chính để phát huy và nâng cao chất lượng lao động. Do vậy, lương của người lao động phải được xác định là nội dung quan trọng trong hợp đồng tuyển dụng. Thực hiện chế độ trả công đúng với năng lực trên cơ sở đồng thuận với người lao động. Cần phải có chính sách chăm lo đời sống cơng nhân như nhà ở, vui chơi giải trí, chế độ bảo hiểm, v.v. để cơng nhân có thể làm việc lâu dài với doanh nghiệp, tránh tình trạng thay đổi chỗ làm gây khó khăn trong quản lý lao động của doanh nghiệp.