Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN MÔN: KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC ĐỀ TÀI: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021 và các khuyến nghị nâng cao năng suất lao động của ngành Dệt may Việt Nam (Trang 43 - 44)

IV. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG NGÀNH DỆT

3. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách

3.1 Giải pháp về nâng cao vai trò quản lý nhà nước ngành Dệt may

Để nâng cao vai trò quản lý nhà nước ngành Dệt may, điều đầu tiên chính là thống nhất quản lý ngành. Nhà nước cần yêu doanh nghiệp dệt may cung cấp thông tin định kỳ và đột xuất phục vụ công tác quản lý ngành. Tiếp theo đó là chủ trì xây dựng và điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành dệt may trên cả nước. Ngành Dệt may cịn tham gia góp ý kiến trong việc cấp giấy phép đầu tư các dự án dệt may của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo sự phân cấp. Đồng thời cũng tham gia sắp xếp các doanh nghiệp dệt may ở địa phương. Ngồi ra ngành Dệt may cịn theo dõi việc thực hiện kế hoặc hàng năm đối với doanh nghiệp trung ương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp địa phương ngành dệt may. Tiếp theo, giải pháp cuối cùng được đưa ra là định kỳ mỗi quý thành phố tổ chức tiếp xúc, gặp gỡ doanh nghiệp để các bên thống nhất, trao đổi thông tin và đưa ý kiến liên quan đến quản lý nhà nước và chính sách trong ngành.

3.2 Giải pháp về chính sách hỗ trợ phát triển ngành Dệt may

Về chính sách hỗ trợ phát triển, đầu tiên phải kể đến chính là khuyến khích các ngân hàng cho vay đầu tư, bảo lãnh, hỗ trợ lãi suất vay vốn; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp dệt may tiếp cận với các chương trình hỗ trợ vốn đầu tư. Thứ hai là khẩn trương điều chỉnh, sửa đổi các văn bản pháp lý về quản lý xây dựng và đầu tư hiện hành theo hướng nhanh gọn. Thứ ba là tranh thủ sự hỗ trợ của Hiệp hội dệt may Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội dệt may tại từng địa phương.

Tiếp đó là hình thành Trung tâm khuyến cơng, tổ chức tư vấn về lập dự án khả thi, cung cấp những thông tin cập nhật về thị trường. Cần dành một khoản kinh phí hàng năm hỗ trợ đào tạo, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu sản phẩm mới, định hướng đầu tư. Khơng chỉ vậy, ngành Dệt may cịn khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, hộ cá thể đầu tư trong lĩnh vực dệt lụa tơ tằm, dệt thảm, dệt vải; khuyến khích các doanh nghiệp phát triển hoặc hợp tác với các đơn vị trong nước và nước ngồi về các mẫu thời trang. Bên cạnh đó, ngành dệt cịn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuê đất và hỗ trợ một phần tiền thuê đất để xây dựng nhà ở cho công nhân. Cuối cùng là đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp phù hợp tham gia đầu tư sản xuất hàng Dệt may, với các chính sách và ưu đãi hỗ trợ.

3.3 Giải pháp về quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu và chính sách phát triển cơng nghiệp hỗ trợ Dệt may triển công nghiệp hỗ trợ Dệt may

Nguyên liệu là một yếu tố cấu thành đầu vào cho ngành Dệt may. Vì vậy, cần xem xét quy hoạch đầu tư phát triển một số vùng thuận tiện để trồng bông phục vụ cho nhu cầu của ngành. Nếu quy hoạch đơ thị khơng tìm được một địa điểm để trồng bơng thì có thể đầu tư hợp tác phát triển vùng trồng bông tại các vùng lân cận. Ngoài ra, cần nghiên cứu đầu tư thêm cơ sở sản xuất các sản phẩm tại chỗ phục vụ cho nhu cầu may mặc địa phương như các loại nút, dây khóa kéo, mút đệm, dây thun, dây thắt, chỉ các loại, v.v. quy hoạch cơ sở vệ tinh sản xuất sản phẩm phụ trợ.

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN MÔN: KINH TẾ NGUỒN NHÂN LỰC ĐỀ TÀI: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của ngành Dệt may Việt Nam giai đoạn 2019 – 2021 và các khuyến nghị nâng cao năng suất lao động của ngành Dệt may Việt Nam (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)