II. THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
5. Những vấn đề đặt ra đối với tăng năng suất lao động ngành dệt may Việt Nam gia
Nam giai đoạn 2019-2021
Có rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến năng suất lao động, trong đó yếu tố chính nằm tại nội hàm doanh nghiệp liên quan đến công tác quản lý điều hành, xây dựng văn hoá, chiến lược mục tiêu phát triển doanh nghiệp và tổ chức quản lý, phát triển nguồn nhân lực.
(MPDF) thực hiện, cung cấp thơng tin cho các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp về các vấn đề của ngành may nói chung. Một trong những vấn đề mà nghiên cứu này quan tâm là năng suất lao động trong ngành may. Nghiên cứu này tập trung khảo sát các doanh nghiệp may tại Việt Nam, có xét đến các đặc thù của ngành. Các chuyên gia MPDF đã khảo sát thực tế và phân tích về các nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp ở các công ty may mặc trong ngành dệt may như sau:
5.1. Thu nhập của công nhân thấp
Một nghiên cứu "Tiền lương không đủ sống và hệ lụy" được thực hiện tại sáu doanh nghiệp may thuộc các vùng lương ở 3 miền Bắc, Trung, Nam. Kết quả khảo sát được thực hiện qua phỏng vấn với mẫu nhỏ, với 157 người gồm công nhân, quản lý. Dù chưa thể hiện bức tranh toàn ngành may nhưng qua đó nhiều đánh giá có giá trị nhất định đối với người sử dụng lao động, các nhà quản lý và người lao động. Cụ thể, theo kết quả của nghiên cứu này, nếu tính cả tiền lương làm thêm giờ, vẫn có 52% cơng nhân may ở Việt Nam đang được trả mức lương dưới mức của Liên minh Lương đủ sống toàn cầu.
Kết quả nghiên cứu khảo sát của Oxfam và nhóm chun gia thuộc Viện Cơng nhân và Cơng Đồn về “Tiền lương không đủ sống và hệ lụy” của công nhân ngành dệt may cho thấy, có tới 69% cơng nhân cho biết họ khơng có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt của mình, 31% khơng tiết kiệm được gì từ tiền lương, 37% ln ở trong tình trạng vay nợ bạn bè và 96% không bao giờ hoặc hiếm khi đi ăn hàng. Đặc biệt, có 23% cơng nhân đang sống trong các điều kiện nhà ở tạm bợ và 44% cho biết đang sử dụng nước giếng và nước mưa. Lương cơ bản của công nhân may đạt khoảng 5,1 triệu đồng, chiếm tới 64% tổng thu nhập,
đây là khoản chắc chắn mà người lao động được nhận hàng tháng. Các khoản phụ cấp, lương tăng ca, thường khác chiếm đến 36% tổng thu nhập. Đây là khoản có thể bị trừ hoặc khơng nhận được vào những giai đoạn ít việc. Qua đó cho thấy cuộc sống của người công nhân may mặc rất bấp bênh. Hơn nữa, nếu tính mức chênh lệch giữa thu – chi trong tháng, có tới 80% lao động ngành may có thu nhập thực tế dưới 5 triệu/tháng; trong đó có hơn 10% có mức chi lớn hơn mức thu.
Sơ đồ trên cho thấy mối quan hệ giữa thu nhập của công nhân và năng suất trong các doanh nghiệp may Việt Nam, thể hiện công nhân được trả lương cao sẽ làm việc tích cực và gắn bó với cơng việc hơn. Qua đó, việc trả lương xứng đáng sẽ là một động lực tạo nên năng suất lao động tốt hơn.
Nguyên nhân dẫn đến thu nhập thấp của công nhân do các đơn hàng phải qua nhiều lần trung gian. Thông thường các khách hàng từ Mỹ, Châu Âu đặt hàng cho đối tác ở Đài Loan, Hàn Quốc, Hồng Kông. Những công ty này sẽ thiết kế và giao cho đối tác khác sản xuất, có thể đối tác đó tiếp tục giao lại cho các công ty may gia công. Cứ thế đơn hàng đến Việt Nam thì giá gia cơng sẽ càng thấp và người lao động là thiệt thịi nhất. Bên cạnh đó, việc chưa tối ưu được năng suất lao động của doanh nghiệp, thiếu chi phí và đầu tư cơng nghệ dẫn đến việc gia tăng các chi phí sản xuất. Khi chưa cân bằng được cán cân chi phí, doanh thu, doanh nghiệp sẽ có xu hướng tối ưu giảm lương của cơng nhân để có nguồn chi phí cho các hoạt động khác của doanh nghiệp.
5.2. Thiếu sự quan tâm, hỗ trợ và quyết tâm của quản lý cấp cao
Sự thiếu quan tâm của quản lý được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự thất bại của cải tiến năng suất trong ngành Dệt may. Quản lý cấp cao cần tạo điều kiện cho việc thực hiện các sáng kiến về cải tiến năng suất, tạo cơ hội để phân tích triển khai và kiểm tra giám sát sau đó. Dệt may là một ngành sản xuất tương đối đặc thù, đến từ tính chất về giới tính, thể hiện ở việc lao động nữ chiếm số đơng. Do đó, cấp quản lý cần khéo léo trong việc quan tâm và xử lý các vấn đề liên quan đến con người. Bên cạnh đó, người quản lý phải có
sự cam kết đối với năng suất và sẵn sàng hỗ trợ, cung cấp nguồn lực và chịu trách nhiệm để đạt được mục tiêu.
Hiện tại, trong các doanh nghiệp may, việc trả lương theo sản phẩm nên quản lý cấp cao thường cho rằng vấn đề năng suất được quyết định ở các chuyền may và vai trò của người chuyền trưởng là quan trọng. Họ là người thống kê, ghi chép năng suất lao động và doanh nghiệp chỉ căn cứ vào đó để trả lương cho cơng nhân, quản lý cấp cao khơng thể kiểm sốt, xem xét trực tiếp tất cả các hoạt động sản xuất ở các chuyền may. Tuy nhiên, đây là một quan điểm chưa phù hợp, do quản lý cấp cao cần nắm được thông tin về năng suất để kịp thời có biện pháp khắc phục, hỗ trợ dây chuyền sản xuất, cũng như nhắc nhở, đôn đốc và động viên người lao động một cách hợp lý, qua đó đảm bảo năng lực vận hành, sản lượng của cả nhà máy và doanh nghiệp. Người quản lý luôn phải có tư duy sát sao, quan tâm đến việc sản xuất trực tiếp cũng như nguồn lực con người để doanh nghiệp phát huy tối đa tiềm năng của mình.
5.3. Chiến lược và mục tiêu của doanh nghiệp chưa thực sự phù hợp
Doanh nghiệp cần xác định chiến lược mục tiêu phát triển phù hợp với môi trường kinh doanh hiện tại, như thoả mãn nhu cầu khách hàng, tiến đến phân khúc cao hơn, cải tiến chất lượng liên tục trong cả sản phẩm và quá trình nhằm đạt được các mục tiêu từ việc tập trung vào việc quản lý chi phí và sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Mục tiêu rõ ràng sẽ tạo nên môi trường thúc đẩy công nhân viên làm tốt cơng việc của mình.
Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp trong ngành Dệt may tại Việt Nam cịn hoạt động với quy mơ nhỏ lẻ, chủ yếu liên quan đến gia cơng giản đơn, chưa có khả năng và quan tâm đến việc xây dựng được các chiến lược, mục tiêu toàn diện, lâu dài. Điều này gây nên rủi ro lớn trong tương lai, khiến các doanh nghiệp dễ bị tổn thương hơn trong bối cảnh hiện đại hóa về kỹ thuật và máy móc trong cuộc Cách mạng Cơng nghiệp 4.0 khiến lợi thế cạnh tranh về nhân công giá rẻ bị đe dọa và giảm sút. Nếu không muốn bị tụt hậu, các doanh nghiệp cần chú trọng yếu tố này khi hoạch định chiến lược và các hoạt động của mình.
5.4. Tổ chức quản lý và kế hoạch sản xuất chưa khoa học, hiệu quả
Việc tổ chức quản lý và hệ thống sản xuất của doanh nghiệp Dệt may cũng ảnh hưởng đến năng suất. Tổ chức quản lý cần phải linh hoạt, gọn nhẹ và không quan liêu. Hệ thống cần phải thích nghi một cách nhanh chóng với những thay đổi nhu cầu của khách hàng cũng như môi trường kinh doanh xã hội, đồng thời phải đủ hiệu quả và hợp lý để tạo ra những sản phẩm có chất lượng với giá cạnh tranh. Công việc phải được thực hiện đúng với chỉ tiêu kỹ thuật và hoàn thành đúng kế hoạch sao cho sản phẩm và dịch vụ được giao cho khách hàng kịp thời với chất lượng mà họ mong muốn. Xét về việc lập kế hoạch, kế hoạch sản xuất nhằm theo dõi và kiểm tra tiến độ thực hiện đơn hàng một cách chặt chẽ, giúp doanh nghiệp chủ động trong việc ký kết hợp đồng với khách hàng về thời gian giao
hàng. Việc lập kế hoạch không tốt sẽ dẫn đến giao hàng khơng đúng hạn, làm giảm uy tín doanh nghiệp và làm phát sinh nhiều chi phí, nhất là chi phí lao động.
Điều này đến từ việc các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn thiếu sự chủ động trong việc lập kế hoạch và bị động, phụ thuộc nhiều vào khách hàng. Hầu hết các nguyên phụ liệu chờ cung ứng từ nước ngoài nên khi gặp trục trặc hoặc khi bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất khả kháng như dịch bệnh, gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, khơng theo được tiến độ thời gian định trước. Mặt khác, các khách hàng đặt gia công thường khơng muốn vốn của mình tồn đọng trong thời gian dài. Do vậy, để đảm bảo tiến độ giao hàng đã cam kết, hầu hết các doanh nghiệp phải tổ chức sản xuất tăng ca, làm thêm giờ vào những giai đoạn cao điểm và vào những thời gian chuyển mùa, cơng việc có thể giảm đáng kể. Điều này gây gián đoạn trong sản xuất của doanh nghiệp, đặc biệt ở các tổ chức có quy mơ nhỏ lẻ khó đáp ứng được việc điều chỉnh tăng, giảm năng lực sản xuất và nhân sự.
5.5. Chưa phát triển nguồn nhân lực tối ưu
Điều này đến từ hạn chế trong năng lực quản lý, tuyển dụng, thu hút, cũng như thiếu các chiến lược cần thiết để phát triển, duy trì vốn nhân lực trong doanh nghiệp. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp là yếu tố then chốt, nếu khơng muốn nói là quan trọng nhất trong việc cải tiến năng suất. Kể cả khi có cơng nghệ và trang thiết bị tốt, tất cả đều cần sự tác động của con người. Do đó, năng lực của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp cần liên tục được cải thiện, thường được thể hiện dưới hình thức phát triển kỹ năng một cách thống nhất, đào tạo lại, mở rộng khai thác thơng tin, tăng cường phạm vi và trình độ kiến thức thơng qua đào tạo không ngừng. Liên quan trực tiếp đến vấn đề đào tạo là mối quan hệ giữa nhân viên, tạo điều kiện để nhân viên thực hiện tốt cơng việc của mình và để đạt được mục tiêu đó, cần phải xây dựng được hệ thống khuyến khích nhân viên. Ngày nay người lao động ngày càng quan tâm đến việc tham gia vào việc lập kế hoạch, sắp xếp cơng việc của chính mình. Họ cũng mong muốn có thu nhập cao, được đánh giá cơng bằng và được thừa nhận thành tích, bên cạnh đó là mơi trường làm việc thuận lợi, nhiều cơ hội phát triển và hệ thống phúc lợi tốt. Khi doanh nghiệp làm cho người lao động cảm thấy mình có ích, có giá trị, họ sẽ không ngừng tự hồn thiện trong cơng việc, từ đó chủ động có giải pháp tăng năng suất lao động cho chính vị trí cơng việc mình đảm nhiệm.
Ngành Dệt may có đặc điểm là số lượng công nhân lớn, năng suất lao động ảnh hưởng rất lớn tới thu nhập của chính bản thân họ và ảnh hưởng tới năng suất của tồn doanh nghiệp. Do đó, năng lực của mỗi cơng nhân cần liên tục được cải tiến thông qua đào tạo, tạo điều kiện để công nhân thực hiện tốt công việc. Dù vậy, một thực tế đang diễn ra trong ngành Dệt may là sự dịch chuyển lao động giữa các doanh nghiệp cùng ngành và với các ngành khác do sự chênh lệch về điều kiện lao động và thu nhập. Nhiều doanh nghiệp đã phải liên tục tuyển lao động mới, chất lượng lao động không đồng đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, năng suất lao động và hiệu quả của doanh nghiệp. Thậm chí nhiều doanh
nghiệp đã khơng ký được hợp đồng dài hạn với công nhân do họ không yên tâm sản xuất. Cuối cùng, công tác đào tạo công nhân trong ngành chưa phù hợp, do các nguyên tắc cơ bản của đào tạo được dựa trên việc dạy và hiểu cơ cấu hình thành một sản phẩm may hồn chỉnh. Phương pháp này khơng phù hợp cho công nhân một dây chuyền sản xuất, hoạt động của dây chuyền này phụ thuộc vào việc sản xuất lặp đi lặp lại và có hiệu quả các thao tác trong một công đoạn nhất định.