Nguyên nhân đói nghèo

Một phần của tài liệu Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo tại Phường Thống Nhất, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum (Trang 35 - 36)

5. Kết cấu đề tài

2.2.2. Nguyên nhân đói nghèo

Điều kiện tự nhiên khơng thuận lợi, đất đai canh tác ít, mùa khơ thiếu nước đã gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như trong sinh hoạt, lúa nước có nhiều hộ chỉ sản xuất một vụ. Bên cạnh đó dịch bệnh trên cây trồng, vật ni diễn biến phức tạp; phong tục sản xuất lạc hậu ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của hộ gia đình.

Đa số đồng bào DTTS cư trú ở khu vực miền núi và cao ngun, có địa hình phức tạp, nhiều núi đá, đất đai có thể canh tác và đất ở ít; tập quán du canh du cư còn tồn tại trong một bộ phận người DTTS, do đó, họ chưa quan tâm đến việc kiên cố hoá nhà ở nhằm ổn định cuộc sống lâu dài; sự thiếu hiểu biết về chính sách đất đai khiến cho người DTTS và nhất là người nghèo DTTS dễ thua thiệt hơn trong các tranh chấp về đất đai.

Số nhân khẩu hộ nghèo cao hơn số nhân khẩu hộ khơng nghèo vì vậy tỷ lệ giảm nghèo chậm. Đa số hộ nghèo là người ĐBDTTS nên có sự chênh lệch về trình độ giáo dục, chi tiêu, mức sống, thu nhập so với người kinh ở trong phường.

Hộ nghèo bình qn có từ 1 - 2 khẩu/hộ. Nhân khẩu là trẻ em, người hết độ tuổi lao động và các đối tượng theo diện bảo trợ xã hội chiếm khá cao. Nhân khẩu trong độ tuổi lao động việc làm khơng ổn định, khơng có tay nghề, đa phần là làm thuê trong ngành nông nghiệp.

Chất lượng lao động của các nhóm hộ nghèo cịn nhiều hạn chế so với hộ không nghèo. Theo báo cáo số 203/BC-UBND trên địa bàn phường Thống Nhất về tỷ lệ lao động, trình độ học vấn các hộ nghèo, cận nghèo năm 2021, kết quả cho ta thấy số lượng lao động được qua đào tạo chỉ chiếm 11% và trình độ học vấn của chủ hộ chủ yếu là mù chữ và chưa hết cấp 2 chiếm (68%) ở 2 thôn ĐBDTTS.

Hầu hết các hộ nghèo lại nhiều khẩu, lao động chính khơng nhiều. Nhiều người phụ thuộc dẫn đến các khoản chi tiêu cao thu nhập đủ không đáp ứng được nhu cầu thiết yếu hàng ngày. Con cái khơng có tiền cho ăn học nên tỷ lệ học hành của người nghèo rất thấp.

Về nguồn lực đất đai hộ nghèo so với hộ khơng nghèo có sự chênh lệch khá lớn. Nhóm hộ nghèo và nhóm hộ khơng nghèo ở phường chủ yếu là ĐBDTTS có phong tục chia đất khi con cháu lập gia đình nên diện tích đất cho mỗi hộ ngày càng ít đi. Giá đất cao, hộ nghèo thường khơng có vốn để mua đất sản xuất nên phần lớn phải thuê thêm đất.

29

Đặc điểm chung được rút ra là nhóm ĐBDTTS có tỷ lệ nghèo cao và giảm nghèo chậm vì có tỷ lệ hơn nhân cận huyết cao, tỷ lệ tảo hơn, số năm bình quân đi học thấp.

Điều kiện kinh tế - xã hội cịn khó khăn, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng; việc tiêu thụ sản phẩm của người dân còn nhiều bất cập.

Bản thân hộ gia đình nghèo còn thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất; gia đình đông con; thiếu sức lao động, thiếu tư liệu sản xuất; sử dụng vốn không hiệu quả, gia đình có người mắc bệnh hiểm nghèo và một bộ phận không nhỏ hộ nghèo cịn tư tưởng trơng chờ và ỷ lại Nhà nước, cộng đồng.

Có nhiều chính sách hỗ trợ liên quan đến lợi ích của hộ nghèo, cận nghèo từ đó làm mất đi động lực phát triển kinh tế, tạo nên tâm lý trông chờ, ỷ lại, khơng muốn thốt nghèo trong một bộ phận hộ nghèo.

Công tác tuyên truyền vận động, tư vấn nghề nghiệp cho người lao động, hộ gia đình nghèo chưa hiệu quả.

Việc huy động các nguồn lực còn hạn chế, việc lồng ghép thực hiện các chương trình phát triển kinh tế với công tác giảm nghèo thực hiện đôi khi chưa đạt yêu cầu, kinh phí đầu tư cho mục tiêu giảm nghèo cịn hạn hẹp.

Cơng tác tuyên truyền nâng cao nhận thức chưa được thường xuyên, một bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng, cịn trơng chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa phát huy tính chủ động để vươn lên thốt nghèo.

Một phần của tài liệu Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo tại Phường Thống Nhất, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)