5. Kết cấu đề tài
2.3. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠ
PHƯỜNG THỐNG NHẤT, THÀNH PHỐ KON TUM, TỈNH KON TUM
2.3.1. Thực trạng cơng tác xố đói giảm nghèo tại phường Thống Nhất
- Hộ dân tộc thiểu số chủ yếu sống tại nơi có địa hình phức tạp, diện tích núi cao nhiều, diện tích đất nơng nghiệp chiếm tỷ lệ thấp, phân bố phân tán nên rất khó cho tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung chuyên canh để tạo ra sản phẩm hàng hố trên quy mơ lớn. Sản phẩm sản xuất ra khơng tập trung, khó tiêu thụ, dẫn đến lợi nhuận thấp, đồng tiền thu được khơng bù đắp đủ chi phí sản xuất.
- Tỷ lệ di cư khỏi nơi sinh sống thấp và cơ hội tiếp cận với việc làm phi nơng nghiệp cịn hạn chế. Nguyên nhân của thực tế này là do thói quen sống tập trung theo thôn, làng của người đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, chất lượng nguồn nhân lực thấp cùng với điều kiện cơ sở vật chất cịn khó khăn, địa bàn dân cư xa xôi, sống chia cách, đường giao thơng đi lại khó khăn nên khó thu hút được sự đầu tư của các doanh nghiệp.
- Đa số chủ hộ nghèo khơng có trình độ chun môn kỹ thuật hoặc nắm bắt khoa học kỹ thuật còn chậm; một số đồng bào dân tộc thiểu số còn lưu giữ và làm việc theo các phong tục tập quán cổ xưa, lạc hậu; trình độ canh tác cịn thấp kém, chưa biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; một số hộ nghèo còn thiếu lao động, đông người ăn theo (đông con, những con nhỏ), thiếu vốn; thiếu đất sản xuất; lười lao động; không biết cách làm ăn, khơng có tay nghề; có lao động nhưng khơng có việc làm; ốm đau nặng hoặc mắc tệ nạn xã hội...;
30
- Hiện nay, người nghèo đang được hưởng thụ nhiều chính sách hỗ trợ, đặc biệt là các chính sách hỗ trực tiếp (chính sách BHYT, chính sách hỗ trợ giáo dục, chính sách hỗ trợ về nhà ở....), dẫn đến tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước. Đặc biệt có nhiều hộ khơng có khả năng thốt nghèo (có người già yếu, cơ đơn, khơng có con cháu, có người tàn tật nặng, người tâm thần…).
- Một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn đi xuất khẩu lao động chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc, ý thức chấp hành kỷ luật cịn thấp, chưa có tác phong công nghiệp, bỏ về nước trước hạn, vi phạm hợp đồng lao động hoặc một số doanh nghiệp dịch vụ chiếm dụng vốn của người lao động, …
- Về nguồn vốn sản xuất kinh doanh, khó khăn lớn nhất hiện nay là thiếu nguồn vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách dành riêng cho hộ dân tộc thiểu số. Do ngân sách NN còn hạn hẹp, trong những năm gần đây, một số chương trình tín dụng chính sách dành cho hộ dân tộc thiểu số do Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện chưa được cấp vốn đủ và kịp thời. Về thời gian cho vay, tại các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hộ dân tộc thiểu số được vay vốn tối đa là 5 năm (60 tháng) và thời gian gia hạn nợ tối đa không quá 5 năm. Tuy nhiên, thực tế sau thời gian gia hạn nợ tối đa này, nhiều hộ vẫn chưa trả được nợ và khoản nợ bị chuyển sang quá hạn. Việc chuyển nợ quá hạn đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong khi chưa thoát nghèo sẽ ảnh hưởng đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số và ảnh hưởng đến tính khả thi và hiệu quả của chương trình. Về mức cho vay, thực tế cho thấy mức cho vay một số chương trình cịn thấp, chưa phù hợp với tình hình thực tế do biến động của giá cả thị trường, phần nào đó tác động đến hiệu quả thực tế từ vốn vay chưa được như yêu cầu đặt ra.
- Ngoài ra, điều kiện cơ sở vật chất cịn khó khăn, địa bàn dân cư xa xôi, sống chia cách, đường giao thơng đi lại khó khăn nên cơng tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương cịn nhiều hạn chế.
2.3.2. Chính sách xóa đói giảm nghèo tại phường Thống Nhất
Theo tổng kết Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2021, UBND phường Thống Nhất đã có những dự án, chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo như sau:
a. Chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất
Đến nay tổng dư nợ cho vay hộ nghèo, cận nghèo; 3.828.500.000đ trong đó có 21 trên 43 hộ hộ nghèo với tổng số tiền là 1.020.000.000đ và 63 hộ cận nghèo 2.808.500.000đ. Đến nay các hộ đã sử dụng tốt và có hiệu quả từng vốn vay, UBND phường đang tiếp tục rà soát các đối tượng hộ nghèo cận nghèo, mới thoát nghèo chưa được tiếp cận nguồn vốn để hỗ trợ vay vốn đảm bảo theo quy định.
- Ngoài ra trong năm 2018 UBND phường tiếp nhận 19 con bò thuộc đề án 580 của UBND TP cấp cho các đối tượng hộ nghèo khuyết tật, người già và trẻ mồ côi, hộ nghèo trên địa bàn.
- Hiện tại trên địa bàn cịn có 01 mơ hình tổ liên kết phụ nữ dân tộc thiểu số nghèo cùng nhau phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo.
31
Tuy nhiên nguồn vốn chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay nên việc sản xuất của người nghèo khó có thể thể tiến hành phần đông là không tiếp cận được với các nguồn vốn vì vậy cơng tác xóa đói giảm nghèo vẫn chưa phát huy hết hiệu quả. Chính vì vậy mà cơng tác xóa đói giảm nghèo của địa phương trong những năm qua vẫn đang còn hạn chế.
Mặt dù vậy nhưng với những hộ được tiếp cận nguồn vốn vay đã góp phần cải thiện được đời sống của bà con nơng dân thuộc diện khó khăn, có thêm vốn họ có điều kiện phục vụ cho sản xuất nâng cao thu nhập. Giúp họ cải thiện đời sống và vươn lên thốt nghèo.
Tóm lại tỷ lệ tiếp cận được nguồn vốn vay của hộ nghèo là khá thấp nên cần có các chương trình chính sách của các cấp chính quyền để tất cả các hộ nghèo có thể tiếp cận nguồn vốn phục vụ cho việc sản xuất và nâng cao đời sống. Bên cạnh đó cần tăng số tiền vốn vay và thời gian cho vay dài hơn nữa để họ có điều kiện và yên tâm sản xuất.
b. Chính sách hỗ trợ về giáo dục
- Thực hiện miễn học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, hỗ trợ ăn trưa đối với học sinh mầm non với tổng số tiền được hỗ trợ là 340.244.500 đồng.
- Chính sách miễn, giảm học phí cho học sinh, với số tiền: 57.005.000 đồng, hỗ trợ chi phí học tập với số tiền là 174.130.000 đồng, tiền ăn trưa đối với học sinh mầm non, học sinh bán trú tại phường là: 370.266.000 đồng.
- Chính sách cho vay học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn: Tổng dư nợ đến 31/3/2020 đạt 60.000.000 đồng, với 6 hộ vay vốn.
- Trong những năm qua, Chính sách miễn, giảm học phí cùng với các chính sách hỗ trợ khác của Chính phủ đã phần nào hỗ trợ học sinh, sinh viên con hộ nghèo có điều kiện học tập tốt hơn, giảm bớt khó khăn cho gia đình và các em học sinh, từ đó nâng cao tỷ lệ đi học chuyên cần ở các thôn, các tổ dân phố, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn phường.
c. Các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo
- Tình hình cấp, phát thẻ BHYT (tháng 1/2021): Thực hiện cấp phát Thẻ hộ nghèo: 58 thẻ, Hộ DTTS: 200 thẻ, Hộ người kinh: 10 thẻ, trẻ em dưới 6 tuổi: 40 thẻ. Công tác lập danh sách và cấp phát thẻ BHYT cho các đối tượng đã được các thôn trên địa bàn phường triển khai thực hiện và kịp thời phục vụ công tác khám chữa bệnh của các đối tượng được thụ hưởng.
- Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo được hỗ trợ 100% từ ngân sách TW và địa phương.
- Chỉ đạo Trạm y tế phường tăng cường công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân trong đó đặc biệt quan tâm đến đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo; thực hiện miễn giảm khi khám chữa bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định.
- Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo đã có nhiều chuyển biến tích cực, chất lượng khám chữa bệnh cho các đối tượng từng bước được nâng lên; tuy nhiên việc cung cấp dịch vụ y tế ở cơ sở còn hạn chế, chất lượng nguồn
32
nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho đối tượng. Nhận thức của người nghèo về chăm sóc sức khỏe cho chính mình chưa thực sự được quan tâm.
d. Hỗ trợ về nhà ở, tiền điện, trợ cấp khó khăn cho hộ nghèo
- Chính sách hỗ trợ tiền điện hộ nghèo và hộ gia đình chính sách từ năm 2017 đến đầu năm 2021 với tổng số tiền là 250.360.852.000 đồng. Chính sách hỗ trợ tiền điện đã hỗ trợ một phần đời sống sinh hoạt của hộ nghèo, tác động tích cực đến sản xuất kinh doanh của một số hộ gia đình nghèo, đảm bảo mục tiêu giáo dục, y tế.
- Đã thực hiện hỗ trợ cho 77 lượt hộ nghèo (100% người nghèo đều được hỗ trợ tiền trợ cấp khó khăn theo quyết định 471/2011/QĐ-TTg) với tổng số tiền 67.500.000 đồng.
- Thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, trong giai đoạn 2011 - 2015 xây dựng 19 căn nhà theo quyết định 167, chương trình nhà Đại đoàn kết, Đền ơn đáp nghĩa, với số tiền 950.300.000 đồng (50 triệu/căn)
- Năm 2019 Ủy ban mặt trận tổ quốc phường kết hợp với nguồn vốn của TP hỗ trợ xây dựng nhà đại đồn kết, xóa nhà tranh tre tạm bợ cho 5 hộ gia đình có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, neo đơn với số tiền là 106.200.000 đồng trong đó cấp trên hỗ trợ là 57.200.000 đồng số còn lại do cộng đồng dân cư và gia đình đóng góp 49.000.000 đồng.
- Năm 2020 trên địa bàn phường đã xây dựng được 10 ngơi nhà với tổng kinh phí 250.000.000 đồng trong đó vốn nhà nước hỗ trợ cho mỗi ngơi nhà là 12.000.000 đồng và vay lãi ưu đãi tại ngân hàng chính sách 8.000.00 đồng cịn lại do gia đình bỏ ra và quyên góp của hàng xóm (nguồn hỗ trợ từ NHCS, GNGTN).
Trong năm năm với sự cố gắng nỗ lực của các cấp chính quyền đã xây dựng được 16 ngơi nhà cho hộ nghèo gặp khó khăn về nhà ở. Đó là một kết quả khả quan mà các cấp chính quyền cần phát huy hơn nữa để tạo mọi điều kiện tốt nhất cho hộ thốt nghèo.
e. Chính sách tín dụng đối với hộ nghèo
Chi nhánh ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum thường xuyên phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các đoàn thể của phường tập trung hướng dẫn hộ nghèo tiếp cận với nguồn vốn chính sách ưu đãi với lãi suất thấp để hộ nghèo vay vốn phát triển kinh tế gia đình.
Tổng dư nợ tín dụng đến thời điểm hiện nay đối với hộ nghèo 954.666.000 đồng với 39 hộ dư nợ; dư nợ đối với người thuộc hộ cận nghèo 451.100.000 đồng với 30 hộ dư nợ. Các hoạt động hỗ trợ vay vốn hộ nghèo tiếp tục được các cấp, ngành đặc biệt quan tâm. Thông qua việc thành lập các tổ vay vốn do các Hội, đoàn thể phụ trách, người dân đặc biệt là hộ nghèo đã được tiếp cận với nhiều nguồn vốn vay từ NHCSXH TP như: vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; vay học sinh, sinh viên; nước sạch và vệ sinh mơi trường; giải quyết việc làm...
f. Chính sách đào tạo nghề cho người nghèo.
Tổng số lao động nông thôn được học nghề trong đoạn 2011 - 2020 theo quyết định 1956/QĐ/TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ có 6 lớp trong đó:
33
02 lớp sửa chữa xe máy, 02 lớp dệt vải thổ cẩm, 01 lớp may dân dụng, 01 lớp làm tranh thêu với 182 học viên tham gia.
Hầu hết các đối tượng sau khi tham gia các lớp đào tạo nghề, tự tạo việc làm hoặc áp dụng những kiến thức đã được học vào việc phát triển kinh tế hộ gia đình góp phần nâng cao tay nghề, nâng cao chất lượng cuộc sống từng bước phát triển kinh tế giúp thốt nghèo. Cơng tác dạy nghề cho người nghèo được quan tâm; các cấp, ngành đã thực hiện tốt các chế độ, chính sách hỗ trợ học nghề cho người nghèo, cơ bản đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người nghèo. Người nghèo tham gia học nghề đã được khảo sát nhu cầu học nghề; được hỗ trợ chi phí cho khóa học và được tiếp thu kiến thức, giải quyết việc làm tạo thu nhập, phát triển kinh tế gia đình.
g. Chính sách về sản xuất cây trồng, vật ni.
Công tác khuyến nông, khuyến lâm được chú trọng, chuyển đổi mạnh cơ cấu vật nuôi cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xóa bỏ dần phong tục tập quán sản xuất lạc hậu của người DTTS, nâng cao năng lực và chất lượng cuộc sống của người dân, làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
Giai đoạn 2011 - 2020 Ngân hàng Nông nghiệp hỗ trợ theo đề án 580 cho hộ nghèo 19 con bò cái sinh sản, 5 con bò từ dự án CBM cho người khuyết tật và người nghèo, tạo điều kiện cho hộ nghèo vươn lên thoát nghèo.
Bên cạnh đó tập trung phát huy nguồn vốn từ ngân sách Trung ương, TP, phường và lồng ghép các nguồn vốn từ chương trình xây dựng nơng thơn mới, Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất và đa dạng hóa sinh kế thuộc chương trình MTQG giảm nghèo: Trong đó hỗ trợ 06 con bị cái sinh sản với số tiền 65 triệu đồng (vốn Ngân sách Trung ương 60 triệu, Quỹ Vì người nghèo phường 5 triệu đồng) giai đoạn 2016 - 2020 và 5 con bò cái sinh sản cho 5 hộ nghèo từ chương trình MTQG về xây dựng NTM, giai đoạn 2011 - 2015.
Chính sách hỗ trợ cây cao su tiểu điền cho hộ nghèo: giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn xã cho 10 hộ nghèo, diện tích 19,5 ha. Đến nay diện tích cây cao su được hỗ trợ, phát triển tốt và một số hộ đã đi vào khai thác mủ.
Hỗ trợ phân bón cho: 5 hộ nghèo - 31 khẩu - 422,8 kg, 3 hộ cận nghèo: 3 hộ - 8 khẩu - 184,4kg.
2.3.3. Đánh giá kết quả đạt được từ các dự án, chính sách, chương trình giảm nghèo tại phường Thống Nhất nghèo tại phường Thống Nhất
● Kết quả thực hiện đến năm 2016
- Năm 2016, tồn phường có 146 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,83%. - Phường có 6 tổ và 2 thơn, với 2653 hộ
● Kết quả thực hiện giai đoạn 2017 – 2021
- Năm 2017 tồn phường có 134 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,13%. - Năm 2018 tồn phường có 130 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 5,06%. - Năm 2019 tồn phường có 85 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,26%. - Năm 2020 tồn phường có 67 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 2,89%.
34
- Năm 2021 tồn phường có 43 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,88%.
- Năm 2017 phương triển khai thực hiện hỗ trợ 02 con bị sinh sản cho 02 hộ nghèo; trong đó có 01 con bị lai, 01 con bò cỏ theo đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra. (Ngân sách Trung ương; 21 triệu, huy động khác: 5 triệu (Qũy vì Người nghèo phường). Hiện nay bò phát triển tốt.
- Năm 2018 phường thực hiện hỗ trợ 02 sinh sản cho 02 hộ nghèo theo đúng kế hoạch đề ra (Ngân sách Trung ương 21 triệu đồng, hộ dân là 6 triệu đồng).
- Năm 2019 phường đã thực hiện hỗ trợ 2 con bò sinh sản cho 02 hộ nghèo theo đúng kế hoạch đề ra (Ngân sách Trung ương 21 triệu đồng, hộ dân là 6 triệu đồng).
- Năm 2020 phường đã phối hợp trao 30 suất quà của Quỹ Thiện Tâm-Tập đoàn