TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN,

Một phần của tài liệu Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo tại Phường Thống Nhất, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum (Trang 53 - 58)

5. Kết cấu đề tài

3.3. TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CỦA CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN,

MTTQ VÀ CÁC ĐỒN THỂ CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO

Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện đồng bộ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và NN về giảm nghèo. Các chính sách về giảm nghèo thực sự đi vào cuộc sống; đồng thời, huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp; đã tạo được sự đồng thuận và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân và của chính người thuộc hộ nghèo. Do đó chương trình giảm nghèo trên địa bàn phường đã đạt được những kết quả tích cực: Cơ sở hạ tầng được tăng cường; tỷ lệ hộ nghèo giảm qua các năm; đã cơ bản xóa xong một số nhà tạm bợ cho hộ nghèo; đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân được nâng lên; mức sống dân cư được cải thiện; bộ mặt nơng thơn có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và NN.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được, việc thực hiện chính sách giảm nghèo cịn nhiều tồn tại, hạn chế: kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao; công tác tổ chức triển khai, tuyên truyền, vận động, giáo dục ở cơ sở chưa đạt yêu cầu, tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính

47

sách hỗ trợ của NN cịn khá phổ biến; cịn có địa phương, cơ sở khơng muốn thốt nghèo; đặc biệt, việc rà sốt, bình xét hộ nghèo cịn nể nang, chưa đúng đối tượng, chưa đúng với quy định của NN nhất là ở các xã, phường các hộ gia đình cịn gặp khó khăn. Vai trị lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc của MTTQ và đồn thể ở nhiều địa phương chưa được đề cao, chỉ đạo chưa quyết liệt.

Nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém nêu trên, Ban Thường vụ phường yêu cầu các cấp ủy, chính quyền Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:

- Tăng cường và nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của nhân dân các dân tộc thực hiện chương trình giảm nghèo; xác định rõ đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là chương trình trọng tâm, trọng điểm của địa phương, cơ sở cần thực hiện đồng bộ, toàn diện, quyết liệt. Nâng cao hiệu lực quản lý NN để thực hiện tốt chương trình giảm nghèo; có giải pháp mạnh khuyến khích người dân vươn lên thoát nghèo. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác giảm nghèo, tổ chức ký cam kết việc thực hiện các chỉ tiêu về giảm nghèo, đưa kết quả thực hiện các chỉ tiêu giảm nghèo làm tiêu chí xếp loại hàng năm. Thực hiện nghiêm việc bình xét hộ nghèo và kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với địa phương, cơ sở, hộ gia đình thực hiện tốt chính sách về giảm nghèo và phấn đấu thốt nghèo.

- Tiếp tục quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, NN và tầm quan trọng của chính sách giảm nghèo; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong phường, xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành; chú trọng tuyên truyền các tấm gương điển hình vươn lên thốt nghèo nhằm thay đổi nhận thức trong nhân dân, khắc phục tư tưởng lệch lạc khơng muốn thốt nghèo để hưởng chính sách hỗ trợ của NN.

- Ban cán sự Đảng UBND phường Thống nhất tập trung chỉ đạo việc bình xét hộ nghèo và đánh giá chính xác tỷ lệ hộ nghèo của các hộ gia đình. Kiểm tra, đánh giá và giám sát việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ của NN đối với người nghèo, hộ nghèo cận nghèo. Chỉ đạo các cơ sở, địa phương thực hiện việc phân loại hộ nghèo theo từng nhóm nguyên nhân cụ thể như: Thiếu vốn, thiếu đất, thiếu phương tiện sản xuất, người khuyết tật, người già khơng có nơi nương tựa …

- Ủy ban MTTQ chủ trì, cùng các đồn thể nhân dân phát động phong trào các hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, đồng thời phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các ban, ngành chức năng liên quan tích cực tuyên truyền, vận động các đoàn viên, hội viên trong tổ chức mình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và NN về giảm nghèo; tuyên truyền, vận động các hộ gia đình, người thân phấn đấu vươn lên thốt nghèo.

- UBND các phường chỉ đạo các xã thực hiện nghiêm túc quy trình điều tra, rà sốt, bình xét hộ nghèo theo quy định; đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát kết quả bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo; phân cơng và gắn trách nhiệm đối với đồng chí cấp ủy phụ

48

trách địa bàn, cơ sở; có biện pháp xử lý nghiêm vi phạm đối với cán bộ, đảng viên, người được giao nhiệm vụ trong việc điều tra, rà sốt, bình xét hộ nghèo khơng đúng quy định thuộc địa bàn phụ trách.

49

KẾT LUẬN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu thực hiê ̣n đề tài: “Thực trạng đói nghèo và giải cơng tác xóa đói giảm nghèo tại phường Thống Nhất, Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum”, tơi có những kết luận sau: phường Thống Nhất là mô ̣t trong những phường có cả người kinh và người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống nên đời sống vẫn còn nhiều khó khăn hơn so với các phường trong TP, tỉnh Kon Tum, mô ̣t trong những tỉnh nghèo của nước ta. Điều kiê ̣n kinh tế - xã hô ̣i vẫn còn gă ̣p nhiều khó khăn, đời sống nhân dân cò n nghèo khổ, nhất là các hô ̣ ĐBDTTS của phường Thống Nhất so với đời sống.

Trong những năm qua phường Thống Nhất thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhiều, khơng cịn hộ đói. Tuy nhiên do những tác động khách quan cũng như chủ quan tốc độ giảm nghèo có xu hướng chậm lại, chênh lệch thu nhập giữa giàu và nghèo nới rộng ra hộ nghèo. Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với giảm nghèo trong thời buổi hội nhập nghèo nàn lạc hậu là thách thức to lớn đối với Đảng và NN ta vì vậy mà cần phát huy có hiệu quả cơng tác xóa đói giảm nghèo.

Theo báo cáo đã phân tích thực trạng đói nghèo chung cũng như giữa 2 thôn và 6 tổ dân phố trong phường, qua kết quả ta thấy số hộ nghèo chung tại 2 thơn của phường có xu hướng giảm nhưng khơng đồng đều, bên cạnh đó tỷ lệ phân bố hộ nghèo, cận nghèo ở 2 thôn trên địa bàn phường cũng không đồng đều. Mặc dù số hộ nghèo qua các năm giảm nhưng giảm còn chậm. Để đánh giá về chất lượng cuộc sống của cộng đồng người nghèo và dân tộc thiểu số trên địa bàn phường Thống Nhất, báo cáo tiến hành phân tích các tiêu chí về tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, khả năng tiếp cận thông tin, điều kiện nhà ở, tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch, nhà vệ sinh hợp vệ sinh. Từ đó phân tích ngun nhân đói nghèo cũng như những khó khăn trong việc nâng cao thu nhập cho người ĐBDTTS tại phường.

Báo cáo cũng làm rõ tại địa phương đã có những chính sách, dự án, chương trình hỗ trợ giảm nghèo cụ thể như chính sách hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất, hỗ trợ về giáo dục, nhà ở, điện, đào tạo nghề,…Đồng thời đánh giá cơng tác xóa đói giảm nghèo của phường trong 3 năm gần đây được các cấp, các ngành quan tâm, cho nên đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, chất lượng cơng tác xóa đói giảm nghèo cịn nhiều mặt hạn chế như chưa cao, số hộ tái nghèo còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo của Thống Nhất vẫn còn chiếm tỷ lệ rất cao so với mặt bằng chung trong tồn TP. Việc xóa đói giảm nghèo của Thống Nhất mới tạm cắt được cơn sốt nghèo chứ chưa có khả năng điều trị tận gốc.

Trên cơ sở phân tích thực trạng đói nghèo trên địa bàn phường cũng như khó khăn trong việc nâng cao thu nhập của người dân tộc thiểu số, từ đó báo cáo đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho các hộ nghèo, dân tộc thiểu số trên địa bàn phường như về giáo dục, số nhân khẩu và giới tính, diện tích đất sản xuất, đào tạo nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất,…

Là một sinh viên đang theo học chuyên ngành Kinh tế phát triển, tôi nhận thấy rằng việc tìm hiểu về xóa đói giảm nghèo ở một phường trong TP Kon Tum, cụ thể phường Thống Nhất là một việc rất cần thiết vì qua việc tìm hiểu đó nó hình thành động cơ cho

50

người học tìm tịi, nâng cao trình độ tự trang bị kiến thức về lý luận và thực tiễn khi còn ngồi trên ghế nhà trường Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum.

Trong quá trình thực hiện đề tài, do khả năng và kiến thức cịn hạn chế, thêm vào đó khơng có đủ số liệu để phân tích nên đề tài vẫn cịn nhiều thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự thông cảm của quý thầy cô.

51

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2006), Báo cáo số 21/LĐTBXH - BTXH về chuẩn nghèo giai đoạn (2006 - 2010), Hà Nội

[2] UBND phường Thống Nhất (2015, 2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội, quốc phịng an ninh các năm, Kon Tum

[3] Chính phủ (2004), Nghi ̣ quyế t 134/QĐ-TTg ngà y 20/7/2004 về một số chính sá ch hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghè o, đời sớng khó khăn, Hà Nội

[4] Chính phủ (2011), Nghi ̣ quyế t 80/NQ-CP ngà y 19/5/2011 về xóa đói giảm nghè o giai đoạn (2011 - 2020), Hà Nội

[5] Thủ tướng chính phủ (2015), Quyế t đi ̣nh số 59/QĐ-TTg ngà y 19/11/2015 về viê ̣c ban hà nh chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều cho giai đoạn (2016 - 2020), Hà Nội

[6] UBND thành phố (2017), Quyết định 1462/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 9 năm 2017 về việc phê duyệt danh sách hộ nghèo thuộc diện hỗ trợ nhà ở năm 2017, Kon Tum

[7] Thủ tướng chính phủ (1998), Quyế t đi ̣nh: 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 về

Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biê ̣t khó khăn miền núi, vùng sâu, vù ng xa, Hà Nội

[8] Thủ tướng Chính phủ (2015), Dự thảo Quyết định về việc ban hành các tiêu chí

và mức chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội

[9] Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2015), Đề án tổng thể Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều dựa vào thu nhập sang đa chiều, áp dụng trong giai đoạn 2016-2020, Hà Nội

[10] Nguyễn Ngọc Sơn (2012), “Chính sách giảm nghèo ở nước ta hiện nay”, Thực

trạng và định hướng hồn thiện, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, (Số 181), 19-26.

[11] 17 mục tiêu phát triển bền vững của thế giới cho giai đoạn 2015 – 2030.

[12] UBND phường Thống Nhất (2020). Báo cáo kết quả thực hiện đề án giảm nghèo theo phương pháp tiếp cận chuẩn nghèo giai đoạn 2016 – 2020 và phong trào thi đua “cả nước chung tay vì người nghèo – khơng để ai bị bỏ lại phía sau” trên địa bàn phường Thống Nhất năm 2020, Kon Tum

Một phần của tài liệu Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo tại Phường Thống Nhất, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)