MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA

Một phần của tài liệu Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo tại Phường Thống Nhất, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum (Trang 48 - 53)

5. Kết cấu đề tài

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ THỂ CHẾ, CHÍNH SÁCH HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA

BÀN PHƯỜNG.

3.2.1. Về giáo dục

Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy tác động tích cực của trình độ học vấn và việc được đào tạo nghề đến thu nhập bình quân của hộ, đồng thời đây cũng là hai nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến thu nhập của hộ. Vì vậy, chính sách hữu ích được đề xuất là chính quyền địa phương cần tạo điều kiện và khuyến khích con em đồng bào dân tộc thiểu số tham gia đi học ở các bậc học để lĩnh hội kiến thức và tăng chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai thông qua các giải pháp:

Mở rộng mạng lưới các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông người nội trú ở TP và liên phường; đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục mầm non trên địa bàn mỗi phường; đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy cả về số lượng lẫn chất lượng; thành lập quỹ khuyến học riêng nhằm hỗ trợ những con em người dân tộc có hồn cảnh khó khăn được đến trường.

Vận động người dân tộc thiểu số tham gia phổ cập giáo dục nâng cao trình độ tri thức, thành lập các câu lạc bộ đọc sách, xây dựng thư viện, mở lớp giáo dục thường xuyên bồi dưỡng trình độ văn hóa cho người dân tộc, đặc biệt chú trọng đối tượng người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo; huy động tối đa trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi được đi học ở tất cả các bậc học, hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi người lao động phải có kiến thức để tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nơng nghiệp. Vì vậy, phải đảm bảo con em các hộ nghèo được đào tạo đủ kiến thức. Việc xã hội hóa các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và y tế sẽ tạo thêm gánh nặng chi phí đối với các nhóm xã hội yếu thế, cụ thể là các hộ nghèo. Vì vậy cần miễn giảm học phí và tiền đóng góp xây dựng trường cho con em hộ nghèo.

3.2.2. Vấn đề số nhân khẩu và giới tính

Ta thấy quy mơ hộ và tỉ lệ số người sống phụ thuộc ảnh hưởng ngược chiều đến thu nhập bình qn của hộ. Các hộ có đơng nhân khẩu và có tỉ lệ số người phụ thuộc cao là nguyên nhân làm giảm thu nhập bình quân đầu người. Vì vậy, các biện pháp giảm mức sinh cần phải tiến hành song song với xóa đói giảm nghèo. Giảm tỷ lệ sinh con bằng phương pháp giáo dục, tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức, huy động sự tham gia của các già làng trưởng bản, người có uy tín là người dân tộc thiểu số để tuyên truyền một cách có hiệu quả. Tiếp tục tuyên truyền Luật Hơn nhân và Gia đình, kết hơn đúng độ tuổi, thay đổi quan niệm trọng nam khinh nữ ở trong bộ phận lớn dân cư, quan tâm đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ cộng tác viên dân số và cán bộ làm công tác dân số

42

Kết quả nghiên cứu ở trên cho thấy tác động tích cực của trình độ học vấn và việc được đào tạo nghề đến thu nhập bình quân của hộ, đồng thời đây cũng là hai nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất đến thu nhập của hộ. Vì vậy, chính sách hữu ích được đề xuất là chính quyền địa phương cần tạo điều kiện và khuyến khích con em đồng bào dân tộc thiểu số tham gia đi học ở các bậc học để lĩnh hội kiến thức và tăng chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai thông qua các giải pháp:

Vận động người dân tộc thiểu số tham gia phổ cập giáo dục nâng cao trình độ tri thức, thành lập các câu lạc bộ đọc sách, xây dựng thư viện, mở lớp giáo dục thường xun bồi dưỡng trình độ văn hóa cho người dân tộc, đặc biệt chú trọng đối tượng người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo; huy động tối đa trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi được đi học ở tất cả các bậc học, hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh trong độ tuổi trung học cơ sở và trung học phổ thông.

Xã hội ngày càng phát triển địi hỏi người lao động phải có kiến thức để tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nơng nghiệp. Vì vậy, phải đảm bảo con em các hộ nghèo được đào tạo đủ kiến thức. Việc xã hội hóa các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục và y tế sẽ tạo thêm gánh nặng chi phí đối với các nhóm xã hội yếu thế, cụ thể là các hộ nghèo. Vì vậy cần miễn giảm học phí và tiền đóng góp xây dựng trường cho con em hộ nghèo.

3.2.3. Diện tích đất sản xuất

Đất đai có ý nghĩa rất quan trọng đối với đồng bào DTTS do việc làm phi nông nghiệp tại chỗ và đi làm ăn xa còn hạn chế. Trong bối cảnh dân số tăng, những rủi ro về đất đai (xói mịn, tranh chấp đất đai; mất đất và tái định cư do xây dựng thủy điện, khai khoáng, phát triển cơ sở hạ tầng...), sự mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật và tập quán sở hữu, sử dụng đất truyền thống, đồng bào DTTS tại các điểm khảo sát ngày càng quan tâm đến việc giữ và mở rộng đất sản xuất.

Ta thấy rằng quy mơ đất có tác động tích cực đến việc nâng cao thu nhập của hộ, vì vậy trong thời gian tới chính quyền địa phương nên có các giải pháp nhằm tăng quy mô đất của các hộ, cũng như tăng mối liên kết giữa các hộ có đất trong cùng một vùng để tạo sự đồng bộ trong chủng loại giống cũng như chất lượng sản phẩm, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho ngành thông qua một số giải pháp như sau:

Tăng cường khai thác và cải tạo những vùng đất xấu, nhiễm phèn... Ổn định quỹ đất nơng nghiệp theo quy hoạch, hạn chế tình trạng sử dụng đất nơng nghiệp sai mục đích.

Thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ dân tộc thiểu số quản lý, để họ an tâm sản xuất, tránh tính trạng du canh du cư, phá rừng làm nương rẫy. Song song với việc giao đất cho hộ dân, chính quyền cần xây dựng, cải thiện hồ đập, thủy lợi, kênh dẫn nước, tạo điều kiện tốt nhất cho các hộ gia đình trong sản xuất nơng nghiệp.

Hình thành các vùng sản xuất tập trung một loại giống hay loài cây trồng theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điều này không những phát huy lợi thế theo quy mơ mà cịn thuận lợi trong việc áp dụng cơ giới hóa đồng ruộng nhằm tăng năng suất lao động trong sản xuất nơng nghiệp.

43

Khuyến khích tổ chức sản xuất nơng nghiệp quy mô lớn tạo công ăn việc làm tại địa phương (công việc ổn định, không mang tính mùa vụ). Đẩy mạnh mơ hình kinh tế trang trại trên địa bàn, không giới hạn chủ trang trại là người địa phương hay địa bàn khác, vì trang trại có suất đầu tư cao phát huy được năng suất trên diện tích đất cố định. Ngồi ra, trang trại cịn tạo được cơng ăn việc làm cho người dân địa phương. Đây là giải pháp hiệu quả để xóa đói giảm nghèo ở địa bàn. Tuy nhiên, chính quyền cần thống nhất quy hoạch, các tiêu chuẩn trang trại để không làm lãng phí đất đai và ảnh hưởng đến môi trường. Phát triển trang trại thơng qua hai nguồn chính. Thứ nhất, đối với những hộ có điều kiện về đất đai, lao động, năng lực tổ chức, quản lý điều hành lao động thì được cấp đất, cho vay nhiều hơn để hình thành trang trại cho từng loại cây trồng vật nuôi. Tạo điều kiện cho các hộ nghèo từng bước chuyển dần từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Thứ hai, cấp đất cho cá nhân ở các địa phương khác có đủ điều kiện về vốn, muốn đầu tư kinh tế trang trại.

3.2.4. Về công tác đào tạo nghề

Thơng qua các kênh đồn thể, hội nhóm ở địa phương vận động, hỗ trợ, giúp đỡ cho chủ hộ có điều kiện tham gia vào các lớp học nghề, đào tạo kiến thức trong sản xuất để từ đó nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng cho các hoạt động sản xuất của hộ. Trên địa bàn phường, nông nghiệp là ngành sản xuất chính và chủ yếu là trồng trọt, sản xuất công nghiệp tập trung vào các ngành chế biến nông sản nên lĩnh vực dạy nghề cần tập trung đào tạo các nghề sau: Kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác các loại cây, nhất là cây cao su, cây mì, cây mía;… Mở rộng, phát triển nghề truyền thống vùng đồng bào DTTS như nghề đan lát tre, mây; dệt thổ cẩm; hội họa, nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ…, có các chính sách và biện pháp khôi phục, phát triển mạnh mẽ các làng nghề truyền thống, đó cũng là một tiềm năng, thế mạnh của lao động ở nơng thơn nói chung và người DTTS nói riêng. Xây dựng và phát triển ít nhất mỗi phường phải có từ 01 đến 02 làng nghề truyền thống, phát huy vai trò của làng nghề và ngành nghề phù hợp với thế mạnh của địa phương. Bên cạnh đó, cần tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp nông thôn và dịch vụ nông thôn để tạo giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp địa phương, đồng thời đa dạng hóa việc làm cho lao động nơng thôn.

3.2.5. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất cho các hộ nghèo tại phường tại phường

a. Các giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng

- Hồn thiện hệ thống đường giao thơng nơng thôn phục vụ sản xuất, kinh doanh và dân sinh trên địa bàn phường, thôn, tổ dân phố.

- Hồn thiện hệ thống các cơng trình bảo đảm cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh trên địa bàn phường, thôn, tổ dân phố.

- Hồn thiện hệ thống các cơng trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa trên địa bàn phường gồm: Trạm chuyển tiếp phát thanh phường; nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng ở phường, thôn, tổ dân phố.

44

- Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn phường, thôn, tổ dân phố.

- Duy tu, bảo dưỡng các cơng trình hạ tầng cơ sở ở phường gặp khó khăn; hai thơn đặc biệt khó khăn và các tuyến đường đi lại trong TP.

b. Các giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất

- Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Hỗ trợ xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất mới, gồm: mơ hình chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp; mơ hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phường.

- Hỗ trợ giống, cây trồng, vật ni có năng suất cao; vật tư sản xuất, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật.

- Hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, máy móc, cơng cụ sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản.

3.2.6. Vấn đề tiếp cận chính sách và vay vốn

- Việc nhận được hỗ trợ từ NN và chính quyền địa phương là động lực quan trọng giúp hộ gia đình dân tộc thiểu số nâng cao thu nhập và vươn lên thốt nghèo. Vì thế, vấn đề tiếp cận chính sách hỗ trợ của NN và chính quyền địa phương đối với người dân tộc là rất quan trọng. Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ của NN nên tập trung vào hỗ trợ sản xuất để tránh tâm lí ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của NN. Để thuận lợi hơn trong việc tiếp cận chính sách hỗ trợ cho người dân tộc thiểu số, cần thực hiện các vấn đề sau: (1) Vận động người dân tích cực tham gia các hội đoàn thể của địa phương để được hỗ trợ về thông tin, chia sẻ các nguồn lực tài chính, kỹ thuật khi cần thiết; (2) Cộng đồng người dân tộc thiểu số cần tích cực tham gia học tập, cập nhật thơng tin của nhà nước và chính quyền địa phương để kịp thời tiếp cận với chính sách hỗ trợ.

- Cần đẩy mạnh thông tin về các chương trình tín dụng cho người nghèo đến các hộ dân. Thông tin công khai, minh bạch phổ biến đến tất cả người dân có nhu cầu về hình thức vay vốn, lãi suất, thời gian có nhiều ưu đãi, thủ tục đơn giản (chú trọng cho vay tín chấp qua bảo lãnh của đoàn thể hoặc địa phương); tư vấn thiết lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, giám sát quá trình sử dụng vốn. Duy trì cho vay theo chu kỳ sản xuất (3 đến 5 chu kỳ), tăng quy mô khoản vay để hộ nghèo có thể tổ chức sản xuất có hiệu quả lâu dài, tránh nguy cơ các khoản vay chính sách trở thành các khoản cứu trợ. Cũng cần lưu ý, phát triển tín dụng nơng thơn ln phải phối hợp chặt chẽ với vấn đề đất đai và đa dạng hóa thu nhập hộ.

- NN cần sớm có quy định đối với các ngân hàng thương mại về nghĩa vụ cho vay của các ngân hàng này đối với người nghèo. Các ngân hàng này phải có trách nhiệm cùng với Ngân hàng Chính sách xã hội thẩm định những dự án vay vốn của người nghèo, người cận nghèo để cấp vốn cho họ làm ăn theo mức lãi suất ưu đãi và mức lãi suất thấp nhất mới có thể đảm bảo được nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của các hộ gia đình.

45

- Tăng cường vai trò chủ động của cộng đồng thôn, làng trong việc đề xuất lựa chọn, thi công, quản lý, giám sát đầu tư, khai thác, sử dụng các cơng trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất.

- Lồng ghép các chương trình xóa đói giảm nghèo trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác nhằm tăng thêm nguồn lực vốn cho xóa đói giảm nghèo từ các nguồn vốn khác.

- Thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, phát huy tính chủ động, tích cực của người dân trong việc tham gia các hoạt động, chương trình, chính sách giảm nghèo tại địa phương đối với phương châm “dân biết, dân làm, dân kiểm tra”. Chuyển dần phương thức hỗ trợ từ cấp (cho khơng) sang hỗ trợ có điều kiện (cho vay); từ hỗ trợ đầu vào trong sản xuất sang hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm.

- Vận dụng linh hoạt các chính sách, cơ chế về tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào dân tộc tiếp cận nhanh chóng và dễ dàng với nguồn vốn vay phục vụ sản xuất kinh doanh, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. Đối với hộ nông dân nghèo khơng có tài sản thế chấp, thì cần có các tổ chức như Hội Nông dân, Hội Phụ nữ v.v… bảo lãnh để được vay vốn sản xuất và giải quyết việc làm cho bà con dân tộc thiểu số ở địa phương.

3.2.7. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các cơ chế, chính sách về giảm nghèo, nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

- Tiếp gián tiếp cần đẩy mạnh và thường xuyên gồm: Các hoạt động truyền thông về giảm nghèo, trợ giúp pháp lý, đối thoại chính sách, thực hiện các chế độ chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo.

- Thực hiện tục thực hiện các hoạt động hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo qua các hoạt động có hiệu quả cơng tác quán triệt, tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của NN về giảm nghèo đa chiều bền vững đến các ban ngành, đoàn thể, các thôn và các tầng lớp nhân dân trong phường, nhất là tuyên truyền vận động hộ nghèo hiểu

Một phần của tài liệu Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo tại Phường Thống Nhất, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)