MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO

Một phần của tài liệu Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo tại Phường Thống Nhất, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum (Trang 46 - 48)

5. Kết cấu đề tài

3.1. MỤC TIÊU NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO

3.1.1. Mục tiêu tăng cường về giảm nghèo

Xóa đói giảm nghèo là sự nghiệp lâu dài gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, do đó cần phải kiên trì để thực hiện mục tiêu đề ra trong cả hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện, tránh chủ quan nóng vội, bệnh thành tích; phải khơi dậy ý chí tự vươn lên của chính bản thân người nghèo để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững.

Tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân như: đẩy mạnh phát triển sản xuất, chăn nuôi, áp dụng các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao dân trí, tranh thủ các nguồn hỗ trợ để xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện tốt cơng tác xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao chất lượng các hoạt động về giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao,... Gắn việc phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng an ninh, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

- Duy trì ổn định sự tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vê ̣ thành quả của công tác giảm nghèo.

- Đa ̣t được mu ̣c tiêu kế hoa ̣ch giảm nghèo trên đi ̣a bàn phường giai đoa ̣n 2016 - 2020 và kế hoa ̣ch phát triển kinh tế xã hô ̣i năm 2021 - 2025.

- Gó p phần vào viê ̣c phát triển tiến bô ̣ và công bằ ng xã hô ̣i trên đi ̣a bàn phường. - Gó p phần thúc đẩy viê ̣c thực hiê ̣n công cuộc công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa ở trên đi ̣a bàn phường.

3.1.2. Thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

Để phát triển bền vững xã hội của phường Thống Nhất cần chú ý đến một số quan điểm: Xác định đúng đắn mối quan hệ kinh tế - xã hội và ổn định an ninh chính trị; quán triệt quan điểm người dân chủ thể phát triển; đảm bảo tính hệ thống, hịa hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tôn trọng các đặc điểm văn hóa, phong tục người dân.

Thực hiện tiến tới các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc đề ra. Xóa đói, giảm nghèo khơng chỉ là một chủ trương lớn, một chương trình quốc gia giàu tính nhân văn, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc, mà còn là một trong những mục tiêu Thiên niên kỷ, phát triển bền vững của Liên hợp quốc mà Việt Nam đã cam kết. Chính bằng quyết tâm đó, Đảng ủy, UBND Phường cần nỗ lực đưa địa phương tiến tới hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững sau:

Thứ nhất, các bộ, ngành, địa phương phải nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm

quan trọng của công tác giảm nghèo trong thực hiện mục tiêu phát triển bền vững của đất nước; phải coi cơng tác giảm nghèo là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, là một tiêu chí đánh giá hồn thành nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền.

40

Thứ hai, tập trung rà sốt chính sách để loại bỏ những điểm khơng cịn phù hợp và

bổ sung những chính sách mới, phù hợp. Các chính sách sửa đổi, bổ sung phải hướng vào hỗ trợ hộ nghèo, hỗ trợ vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng hỗ trợ sản xuất và hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Hỗ trợ sản xuất tập trung vào hỗ trợ trồng cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc; giao đất, giao rừng cho người dân gắn với phát triển và bảo vệ rừng, điều chỉnh các chính sách về giữ rừng, bảo vệ rừng; hỗ trợ lương thực, giống, khuyến nông, đào tạo nghề, lãi suất cho vay phát triển sản xuất; hỗ trợ cho DN đầu tư vào địa bàn khó khăn và thu hút lao động tại chỗ gắn với hỗ trợ đào tạo nghề thông qua DN.

Hỗ trợ các dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, nước sạch, bảo hiểm y tế, giáo dục, tiếp cận thông tin, đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

Thứ ba, huy động các nguồn lực cho công tác giảm nghèo và thực hiện lồng ghép,

sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Cùng với nguồn đầu tư từ ngân sách, cần huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, cộng đồng; khuyến khích sự nỗ lực của người nghèo, hộ nghèo.

Ngân hàng Chính sách xã hội tăng thêm dư nợ tín dụng người nghèo so với chỉ tiêu 10% hiện nay để tăng mức hỗ trợ và mở rộng đối tượng hộ nghèo được hỗ trợ tín dụng chính sách; bảo đảm mục tiêu thốt nghèo bền vững:

+ Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi.

+ Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.

+ Bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi.

+ Đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, cơng bằng, tồn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.

+ Đạt được bình đẳng giới; tăng quyền và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái. + Đảm bảo đầy đủ và quản lý bền vững tài nguyên nước và hệ thống vệ sinh cho tất cả mọi người.

+ Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người.

+ Đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững, toàn diện, liên tục; tạo việc làm đầy đủ, năng suất và việc làm tốt cho tất cả mọi người.

+ Xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu cao, thúc đẩy cơng nghiệp hóa bao trùm và bền vững, tăng cường đổi mới.

+ Giảm bất bình đẳng trong xã hội.

+ Phát triển đô thị, nơng thơn bền vững, có khả năng chống chịu; đảm bảo môi trường sống và làm việc an toàn; phân bổ hợp lý dân cư và lao động theo vùng.

+ Đảm bảo sản xuất và tiêu dùng bền vững.

+ Bảo vệ và phát triển rừng bền vững, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển dịch vụ hệ sinh thái, chống sa mạc hóa, ngăn chặn suy thối và phục hồi tài nguyên đất.

41

+ Thúc đẩy xã hội hịa bình, dân chủ, cơng bằng, bình đẳng, văn minh vì sự phát triển bền vững, tạo khả năng tiếp cận công lý cho tất cả mọi người; xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm giải trình và có sự tham gia ở các cấp.

+ Tăng cường phương thức thực hiện và thúc đẩy đối tác tồn cầu vì sự phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Thực trạng đói nghèo và công tác xóa đói giảm nghèo tại Phường Thống Nhất, Thành phố Kon Tum, Tỉnh Kon Tum (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)