CĂN CỨ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho sản phẩm nông sản hữu cơ của Công ty Cổ phần Măng Đen Xanh (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING CHO SẢN PHẨM

3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT

3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty

Đẩy mạnh doanh số bán hàng năm của công ty ước đạt 5-6 tỷ đồng trong giai đoạn năm 2022-2025, lợi nhuận bình quân hàng năm đạt từ 1.5 tỷ đồng đến 2.5 tỷ đồng/năm, tốc độ tăng trưởng trong kinh doanh hàng năm đạt khoảng 10 -15%. Với sản lượng hàng năm đạt 150-200 tấn rau, hoa, quả các loại.

Hoàn thiện hệ thống thông tin về thị trường tiêu thụ, hệ thống phân phối sản phẩm.

Thực hiện mơ hình sản xuất theo các tiêu chuẩn chất lượng cao và tiến hành đăng ký với các cơ quan chức năng về nhãn hiệu, VietGAP...

Nâng cao trình độ, chất lượng lao động và thực hiện chun mơn hố trong sản xuất, tuyển dụng nhân viên kinh doanh và nhân viên thực hiện marketing.

Sử dụng và quản lý nguồn vốn, thực hiện phân bổ có hiệu quả vào dự án xây dựng trang trại nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch.

Tận dụng tối đa các kênh thông tin truyền thông trong công tác quảng bán sản phẩm của công ty.

Mở rộng hệ thống các cửa hàng nông sản hữu cơ tại các thành phố lớn.

3.1.2. Mục tiêu marketing của công ty

Để đạt được mục tiêu kinh doanh như trên, công ty cần xác định marketing là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được tiến hành, công ty cần xem marketing là phương tiện nhanh nhất để đạt đến mục tiêu kinh doanh. Lấy việc thực hiện các chính sách marketing làm cơng cụ chính cho tồn bộ chiến lược kinh doanh. Nhưng trước tiên công ty cần phải nghiên cứu kỹ thị trường tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh, từ đó xác định rõ mục tiêu của hoạt động marketing tại công ty. Cần xác định rõ cái đích cuối cùng là thoả mãn sự mong đợi của khách hàng về sản phẩm, đem tới cho khách hàng những sản phẩm đảm bảo chất lượng với phương châm “ Sản phẩm nông sản hữu cơ chất lượng cao” . Hình thành và đẩy mạnh xây dựng thương hiệu “Rau, hoa, quả hữu cơ Măng Đen Xanh”

Hoạt động marketing được định hướng như sau:

- Tiếp tục giữ vững hệ thống phân phối đã có và tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, đặc biệt là thị trường tại Thành phố Đà Nẵng với lợi thế về khoảng cách và chi phí vận chuyển thấp, nâng cao khả năng cạnh tranh so với các sản phẩm xuất xứ từ Đà Lạt, Đắk Lắk và các doanh nghiệp cạnh tranh trong lĩnh vực…

- Nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm rau, hoa, quả hữu cơ. Trong môi trường công nghệ thông tin phát triển, các vấn đề về thông tin sản phẩm, giá cả, chất lượng sản phẩm từ các công ty sản xuất, cung cấp luôn luôn được cập nhật và truyền

tải đến người tiêu dùng, các cửa hàng phân phối. Do đó, việc nâng cao khả năng cạnh tranh là vấn đề rất cần thiết, phải thực hiện thường xuyên, liên tục.

- Nâng cao tính chuyên nghiệp trong phân phối sản phẩm. Được thể hiện trong việc xây dựng, lập kế hoạch sản xuất để đảm bảo cung cấp theo đúng các hợp đồng cho đối tác, chuẩn về khối lượng, màu sắc, độ đồng đều, chất lượng, độ chín sản phẩm, thời gian vận chuyển hàng hoá, khuyến mãi, tư vấn khách hàng…

- Tăng cường công tác truyền thông, quảng cáo nhằm quảng bá chất lượng sản phẩm, mơi trường sản xuất, góp phần đẩy mạnh hoạt động sản xuất gắn với du lịch sinh thái. Đặt mục tiêu khách hàng sẽ tham quan công ty khi thực hiện du lịch đến với Măng Đen - Kon Tum.

- Chun mơn hố đội ngũ bán hàng, giảm bớt khâu trung gian trong phân phối. Tăng cường bán các sản phẩm của cơng ty đã đóng gói, bao bì của cơng ty thay vì bán sản phẩm thơ.

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing cho sản phẩm nông sản hữu cơ của Công ty Cổ phần Măng Đen Xanh (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)