5. Bố cục đề tài
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆ NY
2.2.4. Đánh giá hoạt động khám chữa bệnh tại bệnh việ nY dược cổ truyền phục hồ
a. Thành tựu
Trong những năm vừa qua, bệnh viện YDCT-PHCN tỉnh Kon Tum đã có nhiều đóng góp trong hoạt động KCB tại địa phương, phần nào đáp ứng được nhu cầu của người dân nơi đây. Với những đóng góp của mình trong lĩnh vực y tế, bệnh viện YDCT-PHCN tỉnh Kon Tum dần khẳng định uy tín, chất lượng dịch vụ KCB, điều này thể hiện rất rõ qua việc, số lượt khám chữa bệnh tăng lên qua từng năm. (Bảng 2.1.)
Công tác đào tạo nguồn nhân lực tại bệnh viện cũng được quan tâm, theo đó ban giiám đốc bệnh viện mà đặc biệt là Bác sĩ Đặng Minh Hải luôn động viên và hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ y tế tại bệnh viện đi học nâng cao nghiệp vụ, tổ chức nhiều hoạt động trao đổi chun mơn qua đó gắn kết mối quan hệ giữa các thành viên bệnh viện và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Trong tháng 4, tháng 5 vừa qua, cán bộ y tế bệnh viện đã tham gia các buổi tập huấn như: Ngày 27/4/2022, đại diện Lãnh đạo bệnh viện, bác sĩ chuyên khoa I Lâm Văn Lênh - Phó Giám đốc bệnh viện cùng 10 Hội viên Chi hội Điều dưỡng cơ sở Bệnh viện Y dược cổ truyền - Phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum tham gia lớp tập huấn chăm sóc người bệnh mắc COVID-19 và tư vấn về hậu COVID-19.
Ngày 17/5/2022, Sở Y tế tỉnh Kon Tum tổ chức tập huấn triển khai, phổ biến Thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021 về Quy định hoạt động điều dưỡng tại Bệnh viện, trong buổi tập huấn này đại diện cho lãnh đạo bệnh viện YDCT-PHCN bác sĩ chuyên khoa I Lâm Văn Lênh, Phó giám đốc Bệnh viện và hơn 20 học viên điều dưỡng, kỹ thuật viên đại diện các khoa, phòng tham dự lớp tập huấn.
Như đã phân tích tại 2.2.3 bệnh viện YDCT-PHCN có hệ thống trang thiết bị về cơ bản đáp ứng được phần nào hoạt động khám chữa bệnh và nhu cầu của người bệnh.
26
Bên cạnh những thành tựu đạt được trong hoạt động khám chữa bệnh, hiện nay tại bệnh viện YDCT-PHCN tình Kon Tum vẫn cịn tồn tại một số hạn chế ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh cũng như chất lượng hoạt động này. Cụ thể:
Một là, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Theo đó có thể thấy, tính tới thời điểm hiện tại đội ngũ cán bộ làm việc tại bệnh viện là 72, tuy nhiên mới chỉ có 9 cán bộ y tế trình độ sau đại học chiếm 12,5%, trình độ đại học chiếm 34,72 các trình độ khác chiếm đến 52,78%. Như vậy, nguồn nhân lực mỏng và trình độ chun mơn cịn hạn chế sẽ rất khó có thể đáp ứng hết được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân, đặc biệt là khi hiện nay hậu quả covid 19 để lại cho sức khỏe của cịn người là vơ cùng nghiêm trọng. Do đó, với chất lượng nguồn nhân lực hiện tại, bệnh viện cần có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích cán bộ y tế nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ. (Bảng 2.2)
Hai là, cơ sở vật chất trang thiết bị chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu khám chữa bệnh tại
bệnh viện YDCT-PHCN tỉnh Kon Tum. Như đã phân tích tại 2.2.3 thì với số lượng máy móc như hiện tại, bệnh viện khơng thể kiện toàn đầy đủ trang thiết bị đồng đều tại 3 cơ sở, người đến khám bệnh sẽ phải chờ để có thể được sử dụng các máy móc trang thiết bị này. Điều này ảnh hưởng đến sự đánh giá về chất lượng dịch vụ KCB tại bệnh viện. Do đó, bệnh viện cần kiến nghị để được trang bị thêm các máy móc phục vụ cho hoạt động KCB của mình.
Ba là, vẫn cịn sai phạm trong khâu thực hiện quy trình khám chữa bệnh. Theo đó,
mặc dù bệnh viện YDCT-PHCN tỉnh Kon Tum đã có quy định rõ về quy trình khám chữa bệnh, tuy nhiên trên thực tế nhiều trường hợp cán bộ y tế vắng mặt không lý do, nhiều khâu khơng có người trực dẫn đến bỏ qua nhiều giai đoạn trong quy trình khám chữa bệnh. Người dân gặp khó khăn khi muốn được tư vấn giải đáp thắc mắc.
Bốn là, thái độ cán bộ y tế vẫn cịn chưa thực sự tốt. Điển hình là việc người dân khi
khó tiếp nhận thơng tin về quy trình khám chữa bệnh, thuốc... thì khơng được giải đáp kỹ. Cán bộ y tế đơi khi cịn hời hợt chưa thực sự để tâm đến người bệnh, nhất là đối với đội ngũ điều dưỡng.
Năm là, các dịch vụ khác của bệnh viện chưa đảm bảo. Người dân đến bệnh viện
khơng chỉ KCB mà trong q trình đó cịn sử dụng các dịch vụ khác: căn tin, chỗ gửi giữ xe... Tuy nhiên, thông thường bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện YDCT-PHC tỉnh Kon Tum chủ yếu điều trị ngoại trú, đến điều trị xong rồi về ít trường hợp điều trị nội trú, do đó, căn tin của bệnh viện chỉ bán những sản phẩm liên quan đến cà phê, nước giải khát. Vì vậy, những trường hợp bệnh nhân điều trị nội trú gặp phải khó khăn khi phải mua thức ăn ở ngoài, trong khi họ thường khá lớn tuổi. Ngồi ra dịch vụ gửi giữ xe cịn tùy tiện, người dân đến khám tự bảo quản xe và tư trang, bệnh viện YDCT-PHC tỉnh Kon Tum khơng có cung cấp dịch vụ gửi giữ. Điều này cũng gây ra tâm lý lo âu sợ mất tài sản khi đến điều trị lâu dài tại đây.
27
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2 của báo cáo, tác giả đã trình bày những vấn đề chung về tình hình hiện tại của Bệnh viện YDCT - PHCN tỉnh Kon Tum như nguồn nhân sự, cơ sở vật chất cũng như tình hình KCB tại bệnh viện từ 2019-2021. Đây là cơ sở nền tảng để tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả KCB tại bệnh viện YDCT-PHCN tỉnh Kon Tum.
28
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN Y DƯỢC CỔ TRUYỂN-PHỤC HỒI CHỨC NĂNG TỈNH
KON TUM