Giải pháp nâng cao thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh viện Y Dược Cổ truyền – Phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum (Trang 37)

5. Bố cục đề tài

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠ

3.2.1. Giải pháp nâng cao thủ tục hành chính

Mặc dù Bệnh viện YDCT-PHC tỉnh Kon Tum đã có quy trình cụ thể liên quan đến việc KCB nhưng quy trình KCB vẫn cịn gây phiền hà cho người bệnh. Bệnh nhân còn phải chờ đợi lâu khi đăng ký khám và chờ khám. Bởi vậy, để nâng cao chất lượng KCB tại đơn vị, bệnh viện YDCT-PHCN tỉnh Kon Tum cần giảm thiểu các bước trong quy trình KCB theo xu hướng gọn nhẹ. Hiện nay bệnh viện đã thực hiện tin học hóa các khâu trong quá trình hướng dẫn, tiếp đón và khám cho người bệnh bằng hệ thống phần mềm quản lý bệnh viện, các phòng ban được kết nối với nhau. Việc nhập dữ liệu bệnh nhân được thực hiện một lần ở khâu đón tiếp và được sử dụng trong tồn bộ q trình khám của người bệnh. Điều này giúp cho nhân viên y tế tiết kiệm nhiều thời gian hơn, người bệnh sẽ không phải chờ lâu và năng suất hiệu quả KCB sẽ cao hơn.

Tuy nhiên, để giảm thời gian chờ khám của bệnh nhân, bệnh viện nên cung cấp dịch vụ hẹn đặt khám qua điện thoại thông qua bộ phận hẹn khám của bệnh viện hoặc liên kết với tổng đài của tỉnh Kon Tum. Mặt khác, bệnh viện có thể thành lập một văn phịng tư vấn, khám bệnh qua điện thoại để bệnh nhân biết được rằng đã thật sự cần đến bệnh viện ngay hay tạm thời chỉ cẩn theo dõi tình trạng sức khỏe của chính mình. Điều này giúp giảm tình trạng quá tải tại bệnh viện, đồng thời tiết kiệm được thời gian đi lại cho bệnh nhân.

Đối với quy trình KCB hiện nay của bệnh viện YDCT-PHC tỉnh Kon Tum vẫn còn bất cập khi bệnh nhân đã phải chờ đợi một thời gian để được khám, đến khi có chỉ định cận lâm sàng thì bệnh nhân phải tiếp tục chờ đợi làm thủ tục đăng ký loại cận lâm sàng cũng như thanh tốn chi phí. Việc di chuyển giữa các khâu và chờ đợi quá lâu đơi khi làm giảm sút tình trạng sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là những người phải nhịn ăn để xét nghiệm máu. Để thuận tiện và giảm mệt mỏi cho bệnh nhân, theo tác giả, bệnh viện nên thực hiện triển khai hình thức mở thẻ khám bệnh cho bệnh nhân. Theo đó, bệnh nhân khi mở thẻ khám tại bệnh viện YDCT-PHCN tỉnh Kon Tum sẽ ký quỹ một khoản tiền nhất định vào tài khoản thẻ của mình, mỗi khi đến khám hay thực hiện các chỉ định cận lâm sàng thì bệnh viện chỉ cần quét thẻ và trừ số tiền có trong tài khoản thẻ của bệnh nhân. Nhờ vậy, bệnh nhân chỉ cần làm các thủ tục cần thiết tại một quầy và giảm rủi ro khi phải giữ tiền mặt trong người.

Một giải pháp khác bệnh viện có thể nghiên cứu triển khai là thực hiện dịch vụ KCB tại nhà cho bệnh nhân. Với hình thức này, chi phí KCB sẽ cao hơn so với KCB tại bệnh viện, nhưng bù lại sẽ thuận lợi cho đối tượng bệnh nhân lớn tuổi, gặp khó khăn trong vấn đề di chuyển hoặc những bệnh nhân không thể sắp xếp đến bệnh viện trong giờ hành chính. Việc triển khai các hình thức dịch vụ khác nhau đem lại cho người bệnh nhiều sự lựa chọn hơn, đồng thời tránh được những ý kiến khơng hài lịng về quy trình KCB tại bệnh viện.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh viện Y Dược Cổ truyền – Phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)