Giải pháp nâng cao cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh viện Y Dược Cổ truyền – Phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum (Trang 38 - 40)

5. Bố cục đề tài

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH TẠ

3.2.3. Giải pháp nâng cao cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất đối với hoạt động KCB của bệnh viện nói chung và bệnh viện YDCT- PHCN tỉnh Kon Tum nói riêng có vai trị vơ cùng quan trọng. Đây là yếu tố hữu hình góp phần tạo dựng hình ảnh cho bệnh viện, tạo dựng niềm tin cho những người đã và đang sử dụng dịch vụ KCB tại bệnh viện. Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật được quản lý hiệu quả sẽ tạo sự thuận lợi cho người bệnh cũng như giúp cho nhân viên tại các bộ phận, phòng ban của bệnh viện thực hiện tốt các quá trình tác nghiệp phục vụ người bệnh, giúp ban lãnh đạo có thể tổ chức thực hiện tốt các chiến lược đề ra và ổn định, nâng cao chất lượng dịch vụ KCB hơn.

Dựa vào tình hình thực tế tại bệnh viện, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao nhóm yếu tố cơ sở vật chất của bệnh viện, cụ thể như sau:

Thứ nhất là cơ sở vật chất tại khu vực khám, chữa bệnh. Khu vực này bao gồm phòng

khám bệnh, phòng cấp cứu, phòng hồi sức, phòng điều trị, phòng tư vấn khách hàng,. cùng các phương tiện kỹ thuật cần thiết hỗ trợ cho quá trình khám và chữa bệnh. Như đã trình bày ở chương 2, bệnh viện YDCT-PHCN tỉnh Kon Tum đã và đang triển khai có kế hoạch đầu tư thêm hệ thống trang thiết bị trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, để có thể nâng cao

31

sự hài lịng của bệnh nhân, bệnh viện cần bố trí lại mặt bằng các phịng khám một cách hợp lý, tránh tình trạng để bệnh nhân phải di chuyển quá nhiều giữa các khoa, phịng trong một lần khám. Bên cạnh đó, để giảm thời gian tìm kiếm của khách hàng, bệnh viện cần bố trí thêm các sơ đồ hướng dẫn và các mũi tên chỉ hướng tại các vị trí dễ nhìn. Ngồi ra, bệnh viện nên bố trí khu vực nhận và trả xe lăn thích hợp nhằm phục vụ đối tượng bệnh nhân lớn tuổi hoặc bệnh nhân gặp khó khăn trong vấn đề đi lại. Để bệnh nhân cảm thấy an toàn và yên tâm trong quá trình KCB, bệnh viện phải trang bị đầy đủ trang bị bảo hộ cho nhân viên y tế như găng tay, khẩu trang, ... Trong mỗi phòng khám cần trang bị thêm hệ thống bồn rửa tay.

Thứ hai là khu vực điều trị nội trú. Hiện nay cơ sở vật chất cơ bản trong các phòng

điều trị nội trú như giường, nệm, chăn, quạt,. của bệnh viện YDCT-PHCN tỉnh Kon Tumđều được trang bị đầy đủ. Tuy nhiên, bệnh viện thường nhận được phàn nàn của bệnh nhân cũng như người nhà về những trường hợp như bị nhân viên y tế “mời” khỏi phịng. Vì vậy, để tránh hiểu lầm, bệnh viện cần gắn các bảng quy định tại cửa mỗi phòng điều trị, trên đó thể hiện các thơng tin như: Giờ khám, giờ thăm bệnh, số người thân trên mỗi bệnh nhân, bác sĩ phụ trách,. cùng với những nội quy của bệnh viện như không mang giày dép vào phịng, khơng nói chuyện q to,. Cách bố trí vị trí các giường bệnh cũng cần phù hợp với hệ thống đèn, quạt trong phịng, tránh tình trạng có giường q sáng, có giường quá tối hoặc có giường quá lanh, lại có giường quá nóng. Đặc biệt cần lưu ý khơng sắp xếp giường bệnh q sát khu vực phịng vệ sinh, gây cảm giác không thoải mái cho người bệnh. Trong phịng điều trị, bệnh viện có thể trang bị thêm tủ lạnh để nâng cao độ tiện ích cho người bệnh. Bệnh viện cũng cần cân nhắc đến việc trang bị thêm hệ thống gọi nhân viện y tế trong các trường hợp khẩn cấp. Đối với vấn đề vệ sinh, bệnh viện cần thực hiện việc thay đổi ga giường, áo gối mỗi ngày, cùng với việc lau sàn nhà 2 lần/ ngày. Bệnh viện cũng nên thực hiện việc phun thuốc chống muỗi định kỳ cho khu vực nội trú.

Thứ ba là tại khu vực hành chính. Tuy đây khơng phải là khu vực tham gia trực tiếp

vào hoạt động KCB nhưng là yếu tố đặc biệt, góp phần cho hoạt động KCB được diễn ra một cách trơi chảy và hiệu quả. Việc bố trí văn phịng làm việc, tủ hồ sơ một cách hợp lý sẽ giúp cho nhân viên tại khu vực này làm việc một cách hiệu quả hơn. Do đó, bệnh viện cần lưu ý trong việc trang bị cơ sở vật chất cho khu vực này như tính đồng bộ, tính linh hoạt và đặc biệt là tính kinh tế của chúng.

Cuối cùng là cơ sở vật chất cho khu vực dịch vụ bổ sung, bao gồm khu vực ăn uống, khu vực giữ xe, hệ thống điện, nước,... Khu vực phục vụ nhu cầu ăn uống của người bệnh cũng như nhân viên trong bệnh viện phải được đặt ở vị trí thống mát, sạch sẽ; việc thực hiện việc kinh doanh ăn uống tại khu vực này cũng phải tuân theo quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm. Một trải nghiệm khơng hay của bệnh nhân khi đến khám tại các cơ sở y tế chính là khu vực giữ xe. Do đó, bệnh viện YDCT-PHCN tỉnh Kon Tum cần quy hoạch khu vực giữ xe hợp lý, không cách quá xa khu vực khám bệnh để tiết kiệm thời gian đi lại của người bệnh. Hệ thống bãi giữ xe cũng cần có mái che, phân bổ khu vực dành riêng cho cán bộ nhân viên của bệnh viện và khu vực cho người bên ngoài bệnh viện một cách hợp lý,

32

sử dụng hệ thống giữ xe thông minh, . là những cách làm giảm phiền toái của người bệnh đến bệnh viện.

Hệ thống chiếu sáng trong bệnh viện phải được đảm bảo 24/24. Bệnh viện cũng cần bố trí hệ thống đèn báo chỉ hướng và lối thốt hiểm trong những trường hợp có sự cố ngồi mong muốn. Chng báo cháy và hệ thống phịng cháy chữa cháy là thứ khơng thể thiếu tại các khu vực trong bệnh viện.

Để phục vụ người bệnh tốt hơn, bệnh viện YDCT-PHCN tỉnh Kon Tumcó thể bố trí thêm các vịi nước ngọt phục vụ miễn phí, trồng cây xanh và bố trí các dãy ghế để bệnh nhân có thể nghỉ ngơi, thư giãn trong lúc chờ kết quả xét nghiệm,.

Một gợi ý nữa là bệnh viện cần lưu ý việc sắp xếp khu vực riêng cho xe cấp cứu và có thể tiếp cận trực tiếp với phịng cấp cứu. Hệ thống giao thơng này phải cách ly hồn tồn với khu vực KCB chung vì đã có những trường hợp đáng tiếc xảy ra như xe cấp cứu va chạm với bệnh nhân.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh viện Y Dược Cổ truyền – Phục hồi chức năng tỉnh Kon Tum (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)