CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING MIX
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX TẠI CÔNG
2.2.4. Kết quả đạt được, hạn chế
Nhìn chung, do đặc điểm cơng ty là nhà phân phối và mới thành lập nên các chính sách Marketing - mix của công ty chưa phong phú, đa dạng và đổi mới. Các hoạt động Marketing của công ty đều làm một cách tự phát và thụ động, khơng có một chiến lược lâu dài. Song cũng khơng thể phủ nhận, mặc dù là công ty phân phối nhưng công ty vẫn luôn cố gắng triển khai các hoạt động Marketing- mix để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Trong thời gian qua, cơng ty đã đạt được một số lượng khách hàng lớn trên địa bàn tỉnh Kon Tum và các tỉnh lân cận khác. Đó là một tín hiệu đáng mừng và đáng khích lệ dành cho cơng ty.
a) Kết quả đạt được
Cơng ty Cổ phần XNK Lộc Anh ln tích cực khai thác thị trường, chủ động tìm kiếm nguồn hàng và khách hàng.
❖ Về chính sách sản phẩm
Cơng ty đã xây dựng những tiêu chuẩn chung về chất lượng hàng hóa, ln quan tâm giữ uy tín với khách hàng và luôn lắng nghe phản hồi của khách hàng về tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa để khắc phục kịp thời, hồn thiện sản phẩm.
Cơng ty đã lựa chọn chiến lược sản phẩm đúng đắn cho từng thị trường cũng như từng khu vực được đa dạng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng hiện nay.
Công ty luôn chú trọng vào việc bảo quản hàng hóa, sắp xếp hàng hóa một cách khoa học và hợp lý.
❖ Về chính sách giá
Cơng ty cũng áp dụng các chính sách ưu đãi về giá, chiết khấu đã khuyến khích khách hàng đặt và mua hàng nhiều hơn, tăng doanh thu về bán hàng.
Việc áp dụng chiến lược định giá thấp do quản lý chặt chẽ các chi phí vận chuyển, bảo quản hàng hóa cũng như các chính sách thanh tốn đa dạng, hỗ trợ khách hàng đã tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường ngày nay.
34
Chính sách giá hiện nay của cơng ty được đa số khách hàng chấp nhận.
❖ Về chính sách phân phối
Công ty đã thiết lập được nhiều mối quan hệ với nhà cung cấp để phần nào tạo sự ổn định về công tác thu mua, đảm bảo cho việc phân phối hàng được nhanh chóng đến tay khách hàng và trôi chảy.
Hiện nay, công ty áp dụng kênh phân phối chủ yếu là kênh trực tiếp. Việc tối giản kênh phân phối giúp cơng ty kiểm sốt được chặt chẽ, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu sự lệ thuộc và phân tán chi phí giúp cơng ty đầu tư tồn bộ tiềm lực nội tại để phát triển kênh phân phối này thật sự mạnh, hoạt động hiệu quả.
Với đặc thù là nhà phân phối thì việc áp dụng kênh trực tiếp sẽ đưa sản phẩm tới khách hàng nhanh chóng và cơng ty cũng có thể thu thập thơng tin thị trường, tạo sự kết nối với khách hàng.
❖ Về chính sách truyền thơng và xúc tiến bán hàng
Công ty đã xác định được mục tiêu của chiến lược truyền thông rõ ràng, đánh trọng tâm vào yếu tố thương hiệu và xây dựng hình ảnh cơng ty.
b) Hạn chế
❖ Hạn chế trong chính sách sản phẩm
Về thương hiệu, nhãn hiệu của công ty chưa được chú trọng. Vì cơng ty chủ yếu phân phối các mặt hàng, sản phẩm của nhà cung cấp. Điều này, làm cho nhiều khách hàng không biết đến công ty là một nhà phân phối, khách hàng chỉ biết đến sản phẩm, hàng hóa và tên của nhà sản xuất.
Cơng ty cịn khá bị động trong việc thu mua hàng hóa chỉ khi ký hợp đồng hoặc có đơn đặt hàng nhiều thì cơng ty mới thu mua. Ngồi ra, việc thu gom vận chuyển và tổ chức thu mua đúng lúc đúng chỗ cũng là việc không hề đơn giản.
Trong thời gian qua mặt dù đã tạo được liên kết với nhiều nhà cung cấp song chưa đạt được hiệu quả tốt. vấn đề thu mua hàng hóa cịn gặp nhiều khó khăn khi lượng hàng hóa lớn, cơng ty phải thu gom hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
Công ty chưa thực sự đầu tư vào các hoạt động địch vụ khách hàng. Các chế độ dành cho khách hàng tuy có thiết lập nhưng cịn nghèo nàn về hoạt động, lại áp dụng hạn chế với từng khách hàng.
Một vấn đề nữa là công ty chưa nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm. Vì nếu khơng nghiên cứu kỹ chu kỳ sống của sản phẩm thì tương lai có thể cơng ty sẽ thất bại từ chính sản phẩm tuy có chất lượng nhưng ít người tiêu dùng.
❖ Hạn chế trong chính sách giá
Việc định giá của cơng ty cịn khá đơn giản chỉ căn cứ theo: chi phí và phần trăm lợi nhuận của cơng ty.
về giá của cơng ty cịn phụ thuộc rất nhiều vào nhà cung cấp. Điều này làm giảm tính chủ động giá bán của cơng ty.
Mục tiêu định giá là ổn định lợi nhuận nhiều khi quá cứng nhắc dẫn đến kém linh hoạt về giá trong đàm phán với khách hàng.
35
Ngoài việc thành cơng trong quản lý chi phí làm giảm giá bán hàng hóa, việc định giá thấp hơn đối thủ cạnh tranh cũng có mặt hạn chế là lợi nhuận của công ty sẽ giảm đi một phần. Bên cạnh đó, khi quyết định áp dụng chiến lược định giá thấp mà công ty khơng có các chính sách marketing phù hợp có thể gây hiểu lầm cho khách hàng về chất lượng hàng hóa của cơng ty.
❖ Hạn chế trong chính sách phân phối
Cơng ty chưa thiết lập được mạng lưới phân phối rộng khắp.
Hình thức phân phối của cơng ty chưa đa dạng. Điều này có thể khiến cho việc phân phối hàng hóa đến khách hàng cịn chậm và khách hàng khó tiếp cận được với sản phẩm của cơng ty.
Việc phân phối hàng hóa thu mua đơi khi khơng đáp ứng đúng thời gian giao hàng, khơng đủ chủng loại hàng hóa. Ngồi ra, việc bảo quản vật tư hàng hóa, chất lượng sản phẩm từ các nhà cung cấp còn thấp.
❖ Hạn chế về chính sách truyền thơng và xúc tiến bán hàng
Các hoạt động PR, quảng cáo, quảng bá hình ảnh cơng ty và các sản phẩm cịn chưa nhiều và chưa thực sự đạt hiệu quả.
Các hoạt động xúc tiến mang tính chất tự phát nhiều hơn hoạt động định hướng cụ thể, không được phổ biến thường xuyên. Các hoạt động còn đơn giản, chưa mang tính chất chun sâu là một cơng cụ Marketing mix.
Công ty chưa gây được sự chú ý với khách hàng, điển hình là cịn nhiều khách hàng chưa biết về công ty cũng như sản phẩm của cơng ty.
Bên cạnh đó, việc cơng ty sử dụng các hình thức quảng cáo cịn sơ sài với nguồn ngân sách eo hẹp, chưa thật sự chuyên nghiệp. Đồng thời, các chính sách chưa phong phú về hoạt động và các hoạt động đã thực hiện cịn mang tính hình thức.